Từ thứ 3 đến chủ nhật
Buổi sáng: Từ 8h00’ đến 12h00’
Buổi chiều: Từ 13h30’ đến 16h30’
Thuật dùng binh của cha ông trong lịch sử nước nhà

Tác giả: Mạc Thanh Chi
Khổ: 13x20,5cm , 198 trang
Nxb: Dân Trí
Số ĐKCB: VN.032946, M.035701, M.035702
Thuật dùng binh của cha ông trong lịch sử nước nhà / Mạc Thanh Chi biên soạn. - H. : Dân trí, 2019. - 198tr. ; 21cm.
Nghệ thuật quân sự của dân tộc ta ra đời và phát triển gắn liền với truyền thống đấu tranh anh dũng trong quá trình dựng nước và giữ nước của cha ông ta. Từ thuở bình minh của lịch sử, do vị tríđịa lý đặc biệt, nước ta luôn bị các thế lực ngoại xâm nhòm ngó và thôn tính. Trải qua hàng nghìn năm Bắc thuộc, nghìn năm xây dựng độc lập của các triều đại phong kiến, các thế hệ cha ông ta đã anh dũng, kiên cường, đánh bại mọi kẻ thù xâm lược, bảo vệ được giang sơn, mở rộng bờ cõi, đưa Việt Nam ngày một cường thịnh. Từ trong các cuộc khởi nghĩa, các cuộc chiến tranh giải phóng và bảo vệ đất nước đã sớm hình thành nghệ thuật đánh giặc phù hợp với hoàn cảnh của dân tộc và từng giai đoạn lịch sử, với từng kẻ thù, nghệ thuật đó được thừa kế và không ngừng phát triển, làm nên một nghệ thuật quân sự vô cùng độc đáo, có sức mạnh vô song, đãđánh bại bao kẻ thù hung hãn, để xây dựng và bảo vệ dân tộc Việt Nam ngày một hùng cường và mạnh mẽ.
Cuốn sách “Thuật dùng binh của cha ông trong lịch sử nước nhà”là nguồn tài liệu vô cùng phong phú, cung cấp cho độc giả một bức tranh hào hùng và chân thực về tài thao lược quân sự của cha ông ta trong lịch sử, đây không chỉ là di sản vô giá mà còn là một nguồn lực vô tận để các thế hệ mai sau hiểuthêm và yêu thêm những trang sử oanh liệt của Việt Nam.
Trân trọng giới thiệu!
- Tuổi trẻ dũng cảm trong kháng chiến chống pháp và chống mỹ (07/03/2018)
- Hãy yêu khi còn có thể (15/12/2015)
- Thư mục giới thiệu sách mới quý I năm 2012 (10/04/2015)
- Thiết kế một cuộc đời đáng sống (17/06/2020)
- Không xinh không thông minh không bất bình thế giới (13/10/2016)
- Tuyển tập truyện cổ tích đặc sắc Châu (09/05/2018)

Đánh giá của bạn về website TVT Quảng Ninh