Mở cửa các ngày từ Thứ 3 – Chủ Nhật hàng tuần. Buổi sáng từ 7h30 - 12h00. Buổi chiều từ 13h30 - 16h30
Tin trong nghành

Bài Phỏng vấn Ông Nguyễn Hữu Giới, Chủ tịch Hội Thư viện Việt Nam

Ngày 25-02-2020 Lượt xem: 94

- PV, Luật Thư viện được coi là cơ sở pháp lý quan trọng, để thúc đẩy sự phát triển thư viện và phát triển văn hóa đọc ở Việt Nam, vậy theo ông, điểm nào trong Luật này là những điểm mới và là nhân tố quan trọng tạo nên sự đột phá cho việc phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng ở nước ta hiện nay?

- Ths, Nguyễn Hữu Giới. Chúng ta biết rằng, thư viện là thiết chế đã xuất hiện ở Việt Nam và trên thế giới từ lâu đời, gắn với lịch sử phát triển, tiến bộ của nhân loại. Đó là nơi thu thập, lưu giữ, xử lý, bảo quản tài liệu để bảo tồn và phổ biến tài liệu đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu, thông tin và hưởng thụ văn hóa của công chúng, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát triển khoa học, công nghệ, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước.Pháp lệnh Thư viện được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 28/12/2000, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/4/2001, đã mở ra thời kỳ phát triển mới của sự nghiệp thư viện Việt Nam – nhất là 2 thập kỷ qua.Tuy vậy, nhìn một cách khách quan, hoạt động thư viện ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu đọc, sử dụng và khai thác thông tin của các tầng lớp nhân dân. Nhiều thư viện ở Việt Nam luôn phải đối mặt với nguy cơ tụt hậu do ngân sách đầu tư cho thư viện hạn hẹp. Khó khăn lớn nhất hiện nay của các thư viện là thiếu nguồn lực để phát triển theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa; người làm công tác thư viện thụ động trong thực hiện nhiệm vụ, chưa thực sự được quan tâm, tạo điều kiện để phát huy hết sự chủ động và sáng tạo. Nâng cao năng lực hội nhập quốc tế và tham gia Cách mạng Công nghiệp 4.0, cải thiện đời sống của đội ngũ nhân lực thư viện, tạo sức hút của thư viện đối với người sử dụng là những vấn đề cấp bách phải giải quyết ngay trong thời gian tới.Điều đáng mừng là: Chiều ngày 21/11/ 2019, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội hóa XIV, đã thông qua Luật Thư viện (với tỷ lệ 91,51% số đại biểu Quốc hội tham dự tán thành). Theo đó, Luật Thư viện gồm 6 chương, 52 điều; quy định về thành lập, hoạt động thư viện; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động thư viện; quản lý nhà nước về thư viện v.v.., có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2020. (Bố cục của Luật Thư viện gồm có: Chương I: Những quy định chung; Chương II: Thành lập thư viện; Chương III: Hoạt động thư viện; Chương IV: Quyền, nghiã vụ và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong hoạt động thư viện; Chương V: Trách nhiệm quản lý nhà nước về thư viện và chương VI: Điều khoản thi hành).

So với Pháp lệnh Thư viện năm 2000, Luật Thư viện ra đời lần này đã có những điểm mới, cần thiết cho sự phát triển thư viện Việt Nam, đó là:

1. Bổ sung loại hình thư viện ngoài công lập.

2. Lấy ngày 21/4 là Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam.

3. Mở rộng đối tượng được thành lập thư viện.

4. Xây dựng và cung cấp dịch vụ thư viện số.

5. Đẩy mạnh liên thông giữa các thư viện

6. Định kỳ hàng năm đánh giá hoạt động thư viện.

Trong đó nhân tố đột phá trong Luật Thư viện, theo tôi, đó là 2 điểm nhấn quan trọng: Xã hội hóa và hiện đại hóa hoạt động thư viện được nêu trong Luật Thư viện. Bởi lẽ, XHH thư viện để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước (các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, cơ quan, cá nhân trong nước và ngoài nước) cùng tham gia xây dựng và phát triển thư viện, cùng tự nguyện đóng góp tiền bạc, công sức, nhân lực, vật lực lập thư viện tư nhân-thư viện cộng đồng, thư viện của các tổ chức kinh tế, tổ chức nước ngoài v.v... để phát triển  văn hóa đọc ở Việt Nam trong tình hình mới, điều mà trước đây Pháp lệnh Thư viện năm 2000 chưa quy định cụ thể các nội dung này về XHH thư viện (thực tiễn đã cho thấy ở nước ta nhiều năm qua, chỉ riêng trong lĩnh vực văn hóa, nhiều người dân, doanh nghiệp có điều kiện kinh tế thường họ hay hỗ trợ/tàitrợ/công đức để xây chùa, đình, đền, di tích/di sản văn hóa, còn đầu tư cho xây dựng thư viện và văn hóa đọc còn rất hạn chế ? cho nên Luật Thư viện ra đời lần này sẽ góp phần đẩy mạnh sự phát triển thư viện ngoài công lập, thúc đẩy văn hóa đọc trong nhân dân). Bên cạnh việc XHH thư viện, thì hiện đại hóa thư viện để chia sẻ nguồn lực, thông tin trong xã hội đã được Luật quy định rất cụ thể và rõ nét, vì hướng tới phục vụ CMCN 4.0, các thông tin, tri thức của thư viện Việt Nam phải được chuyển tải nhanh chóng cho bạn đọc qua mạng xã hội, qua mạng thư viện, nên các thư viện ở nước ta phải nắm bắt xu thế này,đẩy nhanh việc số hóa tài liệu (nhất là dữ liệu toàn văn), chia sẻ tài nguyên thông tin, dữ liệu, các bộ sưu tập của thư viện trong hệ thống và cho bạn đọc một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất (bằng cách liên thông thư viện, truy cập mở …), trong đó việc cởi bỏ những rào cản, hạn chế về sở hữu trí tuệ, về bản quyền tác giả, để thông tin-tri thức đến được với nhân dân tốt hơn.

PV Theo ông những điểm nào, điều nào cần phải có Nghị định, Thông tư quy định chi tiết để thực hiện Luật Thư viện đạt hiệu quả? Những quy định đó cụ thể như thế nào?

- Ths, Nguyễn Hữu Giới, Vâng, chúng ta biết rằng, Luật Thư viện đã giao cho Chính phủ quy định chi tiết một số điều thi hành Luật Thư viện, cụ thể tại các Điều 4 (Chính sách Nhà nước về phát triển thư viện); Điều 6 (Xã hội hóa tronghoạt động thư viện); Điều 8 (Điều kiện thành lập thư viện); Điều 22 (Trình tự, thủ tục đình chỉ, chấm dựt hoạt động thư viện) và Điều 29 (Liên thông thư viện) v.v... Đây là những nội dung quan trọng, cần phải cụ thể hóa các nội dung để triển khai Luật Thư viện đi vào cuộc sống. Vì vậy, thời gian vừa qua, để xây dựng Dự thảo Luật Thư viện trình xin ý kiến Quốc hội (từ năm 2018 đến tháng 11/2019); Chính phủ đã giao cho Bộ VHTTDL đồng thời tiến hành xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều thi hành Luật Thư viện để trình Chính phủ phê duyệt (tránh tình trạng như trước đây, có khi Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật/Bộ Luật hoặc Pháp lệnh rồi, mà mãi 2 năm sau Chính phủ mới ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành Luật/Pháp lệnh đó); làm cho việc triển khai các Luật/Pháp lệnh vào cuộc sống thường chậm chễ. Được biết trong cuối tháng 12/2019, Bộ VHTTDL  tổ chức 02 Hội nghị triển khai Luật Thư viện ở Hà Nội và Đà Nẵng, đã đồng thời xin ý kiến góp ý của các đại biểu ngành thư viện Việt Nam, các chuyên gia, các nhà quản lý VHTTDL cho Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều thi hành Luật Thư viện (được biết tháng 4/2020), Bộ VHTTDL phải hoàn thiện các nội dung quan trọng này và trình lênh Chính phủ, để đến ngày 01/7/2020, khi Luật Thư viện có hiệu lực, thì đồng thời Chính phủ cũng sẽ ban hành Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều thi hành Luật Thư viện, để Luật Thư viện được triển khai và đi vào cuộc sống một cách đồng bộ. Trong Nghị định của Chính phủ sắp tới, các nội dung quan trọng để triển khai chi tiết Luật Thư viện, đó là: Tiêu chí xác định thư viện công lập có vai trò quan trọng được Nhà nước ưu tiên đầu tư, để từ đó, các thư viện này sẽ có vai trò trung tâm chia sẻ nguồn lực/tài nguyên thông tin cho các thư viện trong cùng hệ thống (ví dụ: Thư viện Quốc gia Việt Nam, Thư viện các tỉnh/thành phố trực thuộc TW; Thư viện Quân đội, Thư viện Công an nhân dân, Trung tâm thông tin-thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội/Trung tâm thông tin-thư viện Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh; Trung tâm thông tin-thư viện Đại học Bách Khoa HN; Đại học Bách khoa Tp Hồ Chí Minh v.v...) và các nội dung khác như: Quy định tài liệu quý hiếm, có giá trị đặc biệt về lịch sử; Phòng đọc cơ sở, không gian đọc; Điều kiện thành lập thư viện đại học, thư viện cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, cũng như chi tiết hóa việc liên thông thư viện (trong đó có nguyên tắc, phương thức & trách nhiệm liên thông v.v...). Đây là những vấn đề khá quan trọng, sẽ được quy định chi tiết trong Nghị định của Chính phủ. Bên cạnh đó; theo thẩm quyền được quy định trong Luật Thư viện, Bộ VHTTDL sẽ phải ban hành một số Thông tư liên quan đến các nội dung tại: Điều 7 (tài nguyên thông tin hạn chế sử dụng trong thư viện); Điều 25 (thanh lọc tài nguyên thông tin); Điều 27 (bảo quản tài nguyên thông tin) và Điều 37 (đánh giá hoạt động thư viện) v.v...

PV. Để triển khai Luật Thư viện đi vào cuộc sống, trước mắt và lâu dài thì Hội Thư viện Việt Nam sẽ cần phải làmgì?

- Ths, Nguyễn Hữu Giới.Vâng, Hội thư viện Việt Nam là một tổ chức xã hội-nghề nghiệp, được thành lập từ năm 2006, đến nay đã được hơn 13 năm. Hiện Hội Thư viện có 336 tổ chức thành viên (bao gồm các Chi hội/Liên Chi hội thư viện các tỉnh , thành phố, các thư viện và Trung tâm thông tin-Thư viện các trường đại học và cao đẳng, các Thư viện Bô/Ban/ngành TW); với tổng số hơn 5.800 hội viên cả nước. Nhiệm vụ trọng tâm của Hội Thư viện là tập hợp, đoàn kết đội ngũ trí thức thư viện Việt Nam thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật Nhà nước về công tác thư viện; tuyên truyền, phổ biến thông tin, chính sách về thư viện và tham gia tư vấn, phản biện các cơ chế, chính sách về công tác thư viện ở Việt Nam. Vì vậy, trong 2 năm 2018-2019, Hội Thư viện đã tích cực tham gia đóng góp xây dựng Dự thảo Luật Thư viện; tham gia Tổ thẩm tra của Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội, để góp ý Dự thảo Luật này. Việc Quốc hội thông qua Luật Thư viện ngày 21/11/2019 là điều rất đáng mừng, vì thế ngay sau khi Luật này được thông qua tại Quốc hội, chúng tôi đã có những bài viết để tuyên truyền Luật Thư viện trên các phương tiện truyền thông, báo, đài TW và địa phương; đồng thời đưa lên các trang web của Hội Thư viện VN và kết nối với hơn 200 trang web của thư viện tỉnh/thành phố và các thư viện trường đại học, để tuyên truyền cho Luật Thư viện. Sắp tới, Hội Thư viện sẽ tích cực góp ý cho Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thư viện; đồng thờiHội thư viện VN sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng ở TW và địa phương tiếp tục tuyên truyền Luật Thư viện (với những cách làm đổi mới, năng động, sáng tạo, phong phú., hiệu quả), vào Ngày sách Việt Nam 21/4 hàng năm; cũng như tại các Hội nghị-Hội thảo chuyên đề của ngành thư viện VN trong năm 2020 và những năm tiếp theo, để Luật Thư viện thực sự đi vào cuộc sống một cách hiệu quả và thiết thực nhất./.

Quốc hội thông qua Luật Thư viện ngày 21.11.2019 (ảnh Trần Huấn)

Các em học sinh đọc sách báo tại thư viện ở Thủ đô Hà Nội (ảnh Internet)

Ths. Nguyễn Hữu Giới - Chủ tịch Hội Thư viện Việt

Gọi điện: 0203.6500.163
Facebook Youtube
wiget Chat Zalo