Mở cửa các ngày từ Thứ 3 – Chủ Nhật hàng tuần. Buổi sáng từ 7h30 - 12h00. Buổi chiều từ 13h30 - 16h30
Thư mục Quảng Ninh qua báo chí

Quảng Ninh qua báo chí Trung ương tháng 1+2/2020

Ngày 05-03-2020 Lượt xem: 80

Quảng Ninh nằm ở địa đầu phía đông bắc Việt Nam, là tỉnh miền núi, trung du nằm ở vùng duyên hải Bắc Bộ với hơn 80% đất đai là đồi núi. Trong đó, có hơn hai nghìn hòn đảo nổi trên mặt biển, là vùng đất lịch sử lâu đời. Ở khu vực Vịnh Hạ Long đã khảo cổ được di chỉ của người tiền sử từ 3000 - 1500 năm TCN. Là một trọng điểm kinh tế, một đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía bắc đồng thời là một trong bốn trung tâm du lịch lớn của Việt Nam với di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long đã hai lần được UNESCO công nhận về giá trị thẩm mĩ và địa chất địa mạo.

Con người và xã hội Quảng Ninh là nơi hội tụ, giao thoa, sự thống nhất trong đa dạng của nền văn minh sông Hồng, có truyền thống cách mạng của giai cấp công nhân Vùng Mỏ với “di sản” tinh thần vô giá “kỷ luật và đồng tâm”. Đây là điều kiện thuận lợi xây dựng khối đoàn kết, tạo sức mạnh tổng hợp để vượt qua mọi khó khăn, thách thức; góp phần xây dựng, bảo vệ Tổ quốc trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Để cập nhật thông tin mới nhất về chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế…tỉnh Quảng Ninh, Thư viện tỉnh Quảng Ninh Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc Thư mục: “Quảng Ninh qua báo chí Trung ương” tháng 1+2/2020. 

1. http://baoquangninh.com.vn/chinh-tri/202001/cong-tac-thong-tin-doi-ngoai-cua-tinh-dua-hinh-anh-quang-ninh-vuon-xa-2466575/

Công tác thông tin đối ngoại của tỉnh ngày càng đi vào chiều sâu, bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kết hợp chặt chẽ giữa thông tin đối nội và thông tin đối ngoại; giữa thông tin đối ngoại với các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh.

Năm 2019, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã chủ trì biên soạn Bản tin sinh hoạt chi bộ của Tỉnh ủy, kịp thời thông tin những vấn đề thời sự trong tỉnh, trong nước và quốc tế. Bản tin đối ngoại Quảng Ninh do Sở Ngoại vụ biên soạn thông tin về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về chính sách đối ngoại, kinh tế đối thoại và hội nhập quốc tế; Bản tin Xúc tiến đầu tư do IPA tỉnh biên soạn bằng song ngữ Việt - Anh thông tin kịp thời về tình hình kinh tế, môi trường đầu tư, kinh doanh của Quảng Ninh. Các địa phương, đơn vị trong tỉnh xuất bản hàng chục nghìn ấn phẩm các loại, bằng nhiều ngôn ngữ, quảng bá, thông tin, giới thiệu hình ảnh của địa phương, ngành và tỉnh tới cộng đồng doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong nước và quốc tế.

Trong công tác thông tin đối ngoại của tỉnh, hoạt động ngoại giao nhà nước và đối ngoại của Đảng, đối ngoại nhân dân đã góp phần mở rộng hợp tác quốc tế, đặc biệt là mở rộng quan hệ với các quốc gia, địa phương chiến lược để quảng bá và nâng cao vị thế chính trị, kinh tế của Việt Nam và của tỉnh Quảng Ninh.

Trong năm, tỉnh Quảng Ninh đã được các cơ quan trung ương lựa chọn là địa phương đăng cai và tổ chức nhiều sự kiện đối ngoại quan trọng, có tầm cỡ quốc gia, khu vực, quốc tế. Tiêu biểu như: Diễn đàn du lịch ASEAN (AFT) 2019; cuộc thi Tiếng hát ASEAN +3; Hội nghị lần thứ 7 Ủy ban Đối ngoại Quốc hội 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia; Hội nghị Ban Thường trực EATOF lần thứ 19; Hội nghị Tổng Cục trưởng Hải quan ASEM lần thứ 13; Giải thưởng APICTA về công nghệ thông tin châu Á - Thái Bình Dương 2019;...

Các sự kiện được tổ chức tại Quảng Ninh đều được chuẩn bị chu đáo, khoa học, an toàn và đạt kết quả tích cực. Qua đó tuyên truyền, quảng bá được những tiềm năng, thế mạnh, nét đẹp riêng có của vùng đất và con người Quảng Ninh đến bạn bè quốc tế. Vị thế, tầm vóc của tỉnh cũng như sự chuyên nghiệp, tận tình, hiếu khách của tỉnh cũng được bạn bè quốc tế thiện chí ghi nhận, ấn tượng và đánh giá cao.

Công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, vị thế của tỉnh thông qua các phương tiện báo chí, truyền thông trong nước và nước ngoài ngày càng đi vào nền nếp, có sự chuyên nghiệp. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở TT&TT và Hội Nhà báo tỉnh đã phối hợp duy trì thực hiện tốt công tác phát ngôn và cung cấp thông tin đối ngoại cho 32 cơ quan báo chí, truyền thông có ký kết hợp tác truyền thông với tỉnh và đội ngũ phóng viên báo chí trong và ngoài tỉnh.

Sở Ngoại vụ đã phối hợp quản lý, hướng dẫn và làm thủ tục cho 22 đoàn với 175 phóng viên nước ngoài đến hoạt động trên địa bàn tỉnh, vừa đảm bảo quyền tự do báo chí, an ninh và đúng định hướng tuyên truyền đối ngoại, vừa kết hợp quảng bá tốt hình ảnh của tỉnh. Cùng với đó, sự thành lập và đi vào hoạt động hiệu quả của Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh - mô hình đầu tiên trong cả nước thực hiện hợp nhất các cơ quan thông tin, báo chí cấp tỉnh, đã đóng góp hết sức tích cực vào công tác thông tin của Quảng Ninh, nhất là trong việc phối hợp với các cơ quan báo chí, truyền thông trong nước và nước ngoài tuyên truyền, quảng bá hình ảnh của tỉnh.

Trao đổi về những nhiệm vụ trọng tâm của công tác thông tin đối ngoại của tỉnh trong thời gian tới, đồng chí Vi Ngọc Bích, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại tỉnh, cho biết: Công tác thông tin đối ngoại luôn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đóng góp nhiều vào hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh của tỉnh. Năm 2020, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, các cơ quan, đơn vị, địa phương sẽ tập trung vào một số nội dung nhiệm vụ trọng tâm, như: Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập, quán triệt, tuyên truyền về công tác thông tin đối ngoại; rà soát, kiện toàn Ban Chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại theo hướng tập trung vào hiệu quả thực tế; nâng cao chất lượng hoạt động; bám sát kế hoạch và chủ động định hướng, cung cấp thông tin để thực hiện tốt công tác tuyên truyền, nhất là thông qua các kênh báo chí, qua hoạt động đón tiếp đoàn.

Cùng với đó, nội dung, hình thức, phương pháp tuyên truyền qua tất cả các kênh, ấn phẩm, phương tiện thông tin truyền thông sẽ được mở rộng, đổi mới; hoạt động dự báo, định hướng cho công tác thông tin đối ngoại và đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ phụ trách công tác thông tin đối ngoại cũng sẽ được quan tâm, nâng cao chất lượng hơn nữa...

2. http://baoquangninh.com.vn/chinh-tri/202001/tinh-quang-ninh-gap-mat-co-quan-bao-chi-trung-uong-2467156/

 

Tỉnh Quảng Ninh gặp mặt cơ quan báo chí trung ương

Nhân dịp chuẩn bị đón Xuân Canh Tý 2020, chiều 8/1, tại TP Hà Nội, tỉnh Quảng Ninh tổ chức gặp mặt, tri ân lãnh đạo các cơ quan quản lý báo chí, các cơ quan báo chí, truyền thông trung ương.

Đến dự buổi gặp mặt có đồng chí: Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Thuận Hữu, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân; Nguyễn Đức Lợi, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc TTXVN; Nguyễn Thế Kỷ, Uỷ viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam; Đoàn Minh Huấn, Ủy viên Dự khuyết Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Lê Mạnh Hùng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.

Về phía tỉnh Quảng Ninh, có các đồng chí: Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Ngô Hoàng Ngân, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Nguyễn Văn Thắng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh;   Đỗ Thị Lan, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, cùng các đồng chí trong Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh.

Tại buổi gặp mặt, đồng chí Nguyễn Xuân Ký gửi lời tri ân đến các cơ quan quản lý báo chí, cơ quan báo chí, truyền thông Trung ương đã luôn đồng hành cùng tỉnh Quảng Ninh trên chặng đường phát triển thời gian qua. Trong đó, đã kịp thời thông tin sâu rộng, có chất lượng những vấn đề trọng tâm, những nhiệm vụ lớn mà Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Quảng Ninh đang triển khai.

Đồng chí khẳng định, được sự quan tâm chỉ đạo của Trung ương, sự hỗ trợ, đồng thuận trong công tác thông tin, tuyên truyền, tình hình phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại của tỉnh Quảng Ninh trong năm 2019 đã đạt được những kết quả tích cực. Trong đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 12,01%, mức tăng cao nhất trong 10 năm trở lại đây; tổng thu ngân sách nhà nước đạt 46.641 tỷ đồng, tăng gần 20% so với dự toán Trung ương giao; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành dịch vụ, giảm dần nguồn thu từ đất.

Các mô hình mới, đột phá của tỉnh đã và đang phát huy hiệu quả hoạt động; công tác thu hút đầu tư, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh được tỉnh tiếp tục quan tâm chỉ đạo và có chuyển biến tích cực; các công trình hạ tầng giao thông được phát huy hiệu quả sau đầu tư.

Đồng chí chia sẻ, ngày 2/1 vừa qua, tỉnh Quảng Ninh đã công bố Quyết định của BTV Tỉnh ủy về thành lập Đảng bộ TP Hạ Long mới trực thuộc Đảng bộ tỉnh trên cơ sở sáp nhập Đảng bộ huyện Hoành Bồ và Đảng bộ TP Hạ Long theo tinh thần Nghị quyết số 837/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ngày 8/1,  HĐND TP Hạ Long họp kỳ đầu tiên để bầu các chức danh chủ chốt, kiện toàn bộ máy thành phố. Ngày 12/1 tới đây, tỉnh sẽ tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới lần thứ 2 và công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sáp nhập huyện Hoành Bồ vào TP Hạ Long.

Tới đây tỉnh sẽ dành nguồn lực để đầu tư hoàn thiện hạ tầng, phục vụ sự phát triển bền vững của TP Hạ Long; tận dụng lợi thế về đất đai, tài nguyên môi trường để mở rộng không gian phát triển, phấn đấu đến năm 2030 sẽ phát triển Quảng Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh: Cùng với cả nước, hiện tỉnh Quảng Ninh đang tích cực chuẩn bị công tác tổ chức đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội XV Đảng bộ tỉnh và Đại hội XIII của Đảng. Trong đó, tiếp tục rà soát, nghiên cứu triển khai thực hiện mô hình bí thư cấp ủy, đồng thời là chủ tịch UBND tại một số địa phương của tỉnh.

Thay mặt các cơ quan báo chí Trung ương, đồng chí Nguyễn Đức Lợi, Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam chúc mừng những kết quả mà tỉnh Quảng Ninh đã đạt được trong công tác xây dựng Đảng, phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, đối ngoại thời gian qua. Đồng chí nhấn mạnh, Quảng Ninh hiện là điểm sáng của cả nước trong công tác xây dựng Đảng, phát triển kinh tế - xã hội. Đây là kết quả của tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của các thế hệ lãnh đạo và nhân dân tỉnh Quảng Ninh. Các quan báo chí trung ương sẽ luôn đồng hành cùng tỉnh Quảng Ninh trên chặng đường phát triển sắp tới.

 

3. http://baoquangninh.com.vn/chinh-tri/202001/tuoi-tre-quang-ninh-voi-mua-xuan-bien-gioi-nam-2020-tai-co-to-2467449/

 

Tuổi trẻ Quảng Ninh với mùa xuân biên giới năm 2020 tại Cô Tô

 

Hưởng ứng phong trào Tuổi trẻ với mùa xuân biên giới năm 2020, ngày 10/1, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Quảng Ninh tổ chức thăm, tặng quà, chúc Tết một số đơn vị bộ đội, trường học tại đảo Trần, xã Thanh Lân, huyện Cô Tô.

 

Đây là hoạt động thường niên đầy ý nghĩa của tuổi trẻ Quảng Ninh hướng về cán bộ, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ nơi biên giới, hải đảo mỗi dịp Tết đến, xuân về, góp phần thắt chặt thêm tình cảm gắn bó, đoàn kết quân dân.

 

Đoàn đã đến thăm, tặng quà Đồn Biên phòng đảo Trần, Tiểu đoàn công binh; tặng cờ, cấp phát thuốc và khám bệnh cho trẻ em và nhân dân trên đảo; tổ chức chương trình văn nghệ và gói bánh chưng với cán bộ chiến sĩ Tiểu đoàn bộ đội đảo Trần.

 

Đoàn đã trao tặng 60 suất quà gồm bánh kẹo, chăn, áo ấm, đồ dùng học tập, bánh chưng (tổng trị giá trên 80 triệu đồng), tranh vẽ, bưu thiếp chúc Tết của học sinh trên địa bàn tỉnh gửi tặng cán bộ, chiến sĩ đảo Trần.

 

4. http://baoquangninh.com.vn/chinh-tri/202001/tinh-quang-ninh-gap-mat-cac-co-quan-bao-chi-truyen-thong-2467771/

 

Tỉnh Quảng Ninh gặp mặt các cơ quan báo chí, truyền thông

 

Nhân dịp đón Xuân Canh Tý 2020, chiều 14/1, tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã gặp mặt cán bộ chủ chốt; các phóng viên, biên tập viên tiêu biểu của các cơ quan báo chí, truyền thông của tỉnh và đại diện các cơ quan báo chí của Trung ương trên địa bàn.

Dự buổi gặp mặt có các đồng chí: Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Thắng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Trịnh Thị Minh Thanh, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh cùng các đồng chí lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Tại buổi gặp mặt, các đại biểu đã nghe đồng chí Nguyễn Văn Thắng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, thông tin về những kết quả tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đạt được trong năm 2019. Theo đó, kinh tế của tỉnh Quảng Ninh tiếp tục phát triển theo hướng bền vững, tăng trưởng cao; đứng tốp đầu của cả nước về tăng trưởng kinh tế, thu ngân sách nhà nước.

Năm 2019, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 12,01%, cao nhất trong 10 năm trở lại đây. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 46.170 tỷ đồng, trong đó thu nội địa đạt 34.702 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ. Tổng sản phẩm bình quân đầu người đạt 6.135 USD/người/năm, gấp hơn 2 lần so với mức bình quân chung cả nước. Lĩnh vực du lịch tiếp tục khởi sắc.

Trong năm đón khoảng 14 triệu lượt khách, tăng 14% so với năm 2018, trong đó khách quốc tế đạt 5,7 triệu lượt. An sinh, phúc lợi xã hội được chăm lo bảo đảm. Quốc phòng, an ninh được giữ vững, quan hệ đối ngoại tiếp tục được mở rộng và nâng cao.

Phát biểu tại buổi gặp mặt, đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, nhấn mạnh, những kết quả đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh có sự đóng góp tích cực của cơ quan truyền thông, báo chí của tỉnh và các cơ quan báo chí thường trú trên địa bàn tỉnh.

Khẳng định Quảng Ninh - vùng đất đổi mới, hội nhập, phát triển sẽ là đề tài cho cơ quan báo chí tác nghiệp, sáng tạo các tác phẩm báo chí, do đó đồng chí Bí thư Tỉnh ủy tin tưởng trong năm 2020 sẽ nhận được nhiều niềm vui, tác phẩm tốt của các cơ quan báo chí, truyền thông trên địa bàn tỉnh.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy cũng mong muốn các cơ quan báo chí, truyền thông tiếp tục đồng hành với tỉnh Quảng Ninh thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Tỉnh Quảng Ninh sẽ luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các cơ quan báo chí hoạt động nghiệp vụ trên địa bàn.

Nhân dịp Xuân mới, thay mặt lãnh đạo tỉnh, đồng chí Nguyễn Xuân Ký gửi lời chúc các nhà báo, phóng viên cùng toàn thể gia đình sức khỏe, đón xuân mới hạnh phúc, thành công.

Thay mặt các cơ quan báo chí và truyền thông, đồng chí Mai Vũ Tuấn, Giám đốc, Tổng Biên tập Trung tâm Truyền thông tỉnh, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh, cảm ơn sự quan tâm sâu sắc của lãnh đạo tỉnh đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để Trung tâm Truyền thông tỉnh cũng như cơ quan báo chí thường trú tại Quảng Ninh thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

 

Đồng chí mong muốn đội ngũ những người làm báo của tỉnh và các cơ quan báo chí Trung ương thường trú tại tỉnh Quảng Ninh tiếp tục nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện nhiều hơn nữa từ phía các đồng chí lãnh đạo tỉnh, các sở, ngành, địa phương để không ngừng sáng tạo, thông tin, quảng bá hình ảnh Quảng Ninh đến bạn bè trong nước và quốc tế, qua đó góp phần tích cực vào xây dựng tỉnh Quảng Ninh ngày càng giàu đẹp, phát triển.

 

5. http://baoquangninh.com.vn/chinh-tri/202001/quang-ninh-hop-trien-khai-phuong-an-cap-bach-phong-chong-dich-benh-viem-duong-ho-hap-cap-do-chung-virus-corona-2469041/

 

Quảng Ninh họp triển khai phương án cấp bách phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng virus Corona

Ngày 28/1, tỉnh Quảng Ninh tổ chức cuộc họp trực tuyến toàn tỉnh triển khai phương án cấp bách phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra. Tại điểm cầu trung tâm, đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, chủ trì cuộc họp. Dự cuộc họp có đồng chí Nguyễn Văn Thắng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan.

Tại điểm cầu cấp huyện, dự họp có các đồng chí bí thư, chủ tịch UBND cấp huyện. Cuộc họp cũng được trực tuyến đến tất cả các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.

Trước tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng virus Corona gây ra diễn biến phức tạp tại Trung Quốc, ngay từ rất sớm, Quảng ninh đã chủ động, tích cực trong công tác phòng, chống dịch với những giải pháp đồng bộ, quyết liệt. Ngay từ ngày 22/1, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành chỉ thị về việc phòng, chống dịch bệnh. Đến ngày 23/1, UBND tỉnh tiếp tục có công điện khẩn gửi các ngành, địa phương để triển khai các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch. Với đặc thù là tỉnh biên giới, có nhiều cửa khẩu, cảng biển, sân bay quốc tế, hoạt động thương mại biên giới, hoạt động du lịch sôi động, nhưng với giải pháp tích cực, chủ động, cho đến 18h, ngày 28/1, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh chưa phát hiện trường hợp mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh viêm phổi nCoV.

Trước tình hình của dịch bệnh trên thế giới, tỉnh Quảng Ninh xác định những ngày tới, dịch bệnh sẽ diễn biến phức tạp, khó lường. Đặc biệt, theo thông tin của các cơ quan chức năng, đã xuất hiện một số ca nhiễm bệnh tại thành phố Phòng Thành Cảng, Quảng Tây, Trung Quốc.

Phát biểu chỉ đạo, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Xuân Ký nhấn mạnh: Mục tiêu cao nhất là việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người dân phải được đặt lên hàng đầu; tăng cường năng lực cho ngành y tế và cả hệ thống chính trị đủ để đảm bảo phòng, chống dịch hiệu quả; tích cực, chủ động, lấy phòng dịch là cơ bản. Đồng thời, sẵn sàng chống dịch nếu xảy ra theo phương châm 4 tại chỗ, tuyệt đối không để lây lan ra cộng đồng trên diện rộng; hạn chế thấp nhất những trường hợp tử vong; đồng thời, không gây hoang mang trong dư luận, không làm ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh và đời sống người dân.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu các cấp, ngành phải coi công tác phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra là nhiệm vụ trọng tâm, đột xuất, hàng ngày và thường xuyên. Vì vậy, đồng chí yêu cầu cả hệ thống chính trị, các cấp, ngành, toàn xã hội, từng người dân, gia đình phải chủ động, tích cực trong công tác phòng, chống dịch với phương châm phòng tránh là chính; tiếp tục kiểm soát chặt chẽ các cửa khẩu, bao gồm cả cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính, cửa khẩu phụ, các đường mòn, lối mở, các cảng khẩu, sân bay quốc tế và các tuyến quốc lộ; tăng cường kiểm soát các dòng khách du lịch đi bằng hộ chiếu, giấy thông hành từ các địa phương có dịch phía Trung quốc cũng như các đoàn khách Việt Nam đi vào vùng có dịch.

Đồng chí Nguyễn Xuân Ký yêu cầu ngành Du lịch khuyến cáo các doanh nghiệp du lịch hạn chế, dừng làm thủ tục xuất cảnh cho khách du lịch Việt Nam vào các vùng có dịch của Trung Quốc và hạn chế, dừng làm thủ tục đưa khách du lịch từ vùng có dịch của Trung Quốc vào Việt Nam. Các địa phương biên giới chủ động phối hợp với các ngành chức năng làm nhiệm vụ tại cửa khẩu siết chặt quản lý, thực hiện kiểm tra thân nhiệt đối với tất cả khách du lịch, người nhập cảnh qua biên giới. Đối với cư dân biên giới hàng ngày sử dụng giấy thông hành qua lại cửa khẩu để làm ăn, thăm thân, khám chữa bệnh… phải được kiểm soát chặt chẽ và thực hiện quy trình kiểm tra thân nhiệt bắt buộc như đối với khách du lịch. Tùy theo tình hình diễn biến dịch bệnh tại khu vực Đông Hưng – Phòng Thành Cảng, Quảng Tây, Trung Quốc để có biện pháp kịp thời hạn chế hoặc dừng hoạt động qua lại của cư dân biên giới nhằm tránh nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh. Đối với chuyên gia, người nước ngoài qua lại Cửa khẩu Quốc tế Móng Cái, hàng ngày làm việc trong các dự án phải thực hiện quy trình kiểm soát y tế chặt chẽ 100%, áp dụng kiểm tra thân nhiệt bắt buộc và giám sát thường xuyên đảm bảo tuyệt đối không phát sinh dịch bệnh.

Tất cả 13 địa phương trong tỉnh, đặc biệt là các bàn trọng điểm như Móng Cái, Hải Hà, Bình Liêu, Vân Đồn, Cẩm Phả, Hạ Long và Uông Bí phải coi phòng, chống dịch bệnh viêm phổi nCoV là nhiệm vụ chính trị địa phương; tiếp tục chỉ đạo triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch; tuyệt đối không được chủ quan lơ là, bị động, bất ngờ trong mọi tình huống. Bí thư cấp ủy phải chịu trách nhiệm trước tỉnh về công tác tổ chức phòng, chống dịch tại địa phương. Sở Ngoại vụ nắm thông tin từ cơ quan ngoại giao, kịp thời thông báo cho lãnh đạo tỉnh để chủ động trong công tác chỉ đạo.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy cũng yêu cầu ngành Y tế khẩn trương rà soát, trang bị đầy đủ cơ sở vật chất cả về thuốc men lẫn vật tư y tế, để đáp ứng trong mọi tình huống; tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông, tăng thời lượng, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, bao gồm cả tuyên truyền trên mạng xã hội, qua hệ thống tuyên giáo và qua đoàn thể, tập trung vào các đối tượng người dân, học sinh sinh viên, công nhân, khách du lịch… Nội dung tuyên truyền tập trung vào cách phòng bệnh để người dân tự chủ động trong phòng tránh cũng như nâng cao nhận thức tiến tới thay đổi hành vi. Ngay sau Tết Nguyên đán, ngành giáo dục phải chỉ đạo các nhà trường tổ chức tuyên truyền công tác phòng, chống dịch đến toàn thể học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy cũng yêu cầu thành lập ngay Ban Chỉ đạo cấp tỉnh chuyên trách về phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra do một đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng ban; đồng thời, thiết lập ngay đường dây nóng tiếp nhận, xử lý thông tin phòng, chống dịch 24/24h, bao gồm số của các đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và thủ trưởng các ngành Y tế, Biên phòng, Công an.

Phát biểu tại cuộc họp, đồng chí Nguyễn Văn Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh, yêu cầu các ngành, địa phương quán triệt, triển khai nghiêm túc các chỉ đạo của Trung ương, tỉnh, không để xảy ra bị động, bất ngờ trong mọi tình huống. Bí thư, chủ tịch các địa phương tập trung nguồn lực, tổ chức triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch; chủ động phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan kiểm soát chặt chẽ các cửa khẩu, sân bay, bến cảng, tuyệt đối không được lơ là, nhất là trong những ngày Tết; tất cả các cấp, ngành cần tiếp tục tăng cường công tác truyền thông đảm bảo thông tin khách quan, kịp thời, chính xác về diễn biến tình hình dịch bệnh để người dân chủ động các biện pháp phòng tránh, cũng như không gây hoang mang trong dư luận.

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh cần phối hợp kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi nhập cảnh trái phép và vận chuyển hàng lậu, hàng cấm qua biên giới; ngành Tài chính ưu tiên nguồn lực số một cho công tác phòng, chống dịch; các ngành, địa phương nghiêm túc quán triệt chỉ đạo của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy để tổ chức triển khai thực hiện công tác phòng, chống dịch.

6. http://baoquangninh.com.vn/chinh-tri/202002/quang-ninh-cai-thien-manh-me-thuc-chat-hon-nua-moi-truong-dau-tu-kinh-doanh-2471811/

 

Quảng Ninh cải thiện mạnh mẽ, thực chất hơn nữa môi trường đầu tư, kinh doanh

 

Ngày 20/2, UBND tỉnh tổ chức họp để thảo luận kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 1/1/2020 về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020. Đồng chí Nguyễn Văn Thắng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, chủ trì cuộc họp.

Thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP, tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng dự thảo kế hoạch hành động để tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia năm 2020.

Theo đó, mục tiêu hướng đến là cải thiện mạnh mẽ và thực chất hơn nữa môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, minh bạch, cạnh tranh lành mạnh; tiếp tục duy trì vị trí trong nhóm dẫn đầu cả nước về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; phấn đấu tăng điểm từng chỉ số và tổng số điểm PCI qua từng năm, duy trì vị trí dẫn đầu cả nước về PCI. Phấn đấu hết năm 2020, các chỉ tiêu về môi trường kinh doanh tiếp tục đạt và vượt so với các chỉ tiêu đã đạt được trong năm 2019; thành lập nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, tăng nhanh số lượng doanh nghiệp thành lập mới, giảm tỷ lệ doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động.

Để thực hiện mục tiêu trên, dự thảo kế hoạch hành động đưa ra 9 giải pháp chủ yếu tập trung vào triển khai các nhiệm vụ cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp gắn với chủ đề công tác năm 2020 “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững”; tăng cường phòng, chống dịch Covid – 19 song song với đó tăng cường các giải pháp phản ứng nhanh, linh hoạt với với các cú sốc nhằm nâng cao sức chống chịu của doanh nghiệp. Cùng với đó, đẩy mạnh thực hiện đồng bộ, hiệu quả các đột phá chiến lược; hỗ trợ đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp; tiếp tục triển khai chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành năm 2020…

Trên cơ sở dự thảo kế hoạch, các sở, ngành, địa phương tập trung thảo luận, làm rõ hơn bức tranh môi trường kinh doanh của từng ngành, lĩnh vực, địa phương, nhất là trong giai đoạn bị ảnh hưởng của dịch Covid – 19; đề xuất các giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh trên địa bàn. Cùng với đó, tham gia ý kiến cụ thể đối với từng giải pháp trong kế hoạch hành động và các nhiệm vụ theo kế hoạch được phân công cho 33 sở, ngành, đơn vị và 13 địa phương thuộc tỉnh.

Kết luận cuộc họp, đồng chí Nguyễn Văn Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh, khẳng định: Trong thời gian qua, dịch bệnh Covid – 19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Là địa phương có nguy cơ lây nhiễm cao nhưng bằng giải pháp triển khai quyết liệt đến nay Quảng Ninh chưa có trường hợp nào nhiễm dịch Covid -19. Chính vì vậy, bên cạnh việc phòng, chống dịch, Quảng Ninh phải đẩy mạnh các giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh; tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp.

Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh là việc làm thường xuyên, liên tục được duy trì thực hiện trong những năm qua. Tuy nhiên, năm 2020, trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid - 19 ảnh hưởng đến tình hình sản xuất, kinh doanh thì đòi hỏi sự nỗ lực, cố gắng hơn nữa của các sở, ban, ngành, địa phương. Do đó, mọi nội dung trong kế hoạch hành động phải được triển khai nhanh hơn, quyết liệt, hiệu quả hơn.

Nhấn mạnh mục tiêu theo kế hoạch hành động, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu phải duy trì vị trí số 1 về chỉ số PCI; cải thiện mạnh mẽ hơn điểm tổng và các điểm chỉ số thành phần để gia tăng khoảng cách với các nhóm phía sau; tăng số lượng doanh nghiệp thành lập mới, khởi nghiệp sáng tạo; tiếp tục cải thiện mạnh mẽ thực chất hơn môi trường đầu tư, kinh doanh đảm bảo cải cách thủ tục hành chính nhanh hơn, thông thoáng hơn.

Về mục tiêu, giải pháp cụ thể, Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng để thực hiện mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp thì các địa phương, sở, ngành tùy lĩnh vực, ngành phụ trách phải trách nhiệm nữa trong việc nắm bắt thông tin, đề xuất các giải pháp ngắn hạn, trung hạn để tập trung giải quyết ngay. Cùng với đó, tập trung các giải pháp để nâng cao minh bạch về dữ liệu đất đai; đấu thầu qua mạng; chi phí không chính thức; minh bạch quy hoạch, quy trình, thủ tục; cắt giảm thủ tục còn rườm rà; đẩy mạnh ứng dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, tối thiểu đạt 30% tổng số dịch vụ công trực tuyến cung cấp cho người dân; hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thị trường; tiếp cận vốn…

Trong thời gian khó khăn, vấn đề hỗ trợ doanh nghiệp phải được quan tâm hàng đầu, đảm bảo thực chất hơn, chuyên nghiệp hơn; phải hạn chế công tác thanh, kiểm tra chuyên ngành để tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt.

Để hoạt động hỗ trợ đi vào thực chất, việc tương tác với các doanh nghiệp cũng đảm bảo thường xuyên hơn và phải ứng dụng công nghệ thông tin để tăng tương tác doanh nghiệp, qua đó sẽ giải quyết hiệu quả hơn các yêu cầu chính đáng của doanh nghiệp. Các sở, ngành, địa phương phải nâng cao đạo đức công vụ; tuân thủ đúng quy trình giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp.

Chủ tịch UBND tỉnh lưu ý sẽ thực hiện kiểm điểm việc thực hiện kế hoạch hành động theo từng quý; đồng thời giao Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư làm đầu mối xây dựng chế tài trong thực hiện chỉ số PCI và chỉ số DDCI. Cùng với đó, đề nghị Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh tiếp tục sát cánh với tỉnh để cùng với chính quyền phục vụ doanh nghiệp tốt hơn, tạo được môi trường kinh doanh thực chất, doanh nghiệp hài lòng, thể hiện qua thứ hạng chỉ số PCI năm 2020.

XÃ HỘI

7. http://baoquangninh.com.vn/xa-hoi/202002/soi-noi-hoat-dong-thang-thanh-nien-2472773/

 

Sôi nổi hoạt động Tháng Thanh niên

 

Với chủ đề “Thanh niên Quảng Ninh tình nguyện, sáng tạo vì cộng đồng”, Tháng Thanh niên năm 2020, các thanh, thiếu niên toàn tỉnh sẽ triển khai nhiều hoạt động sôi nổi, phát huy vai trò xung kích của tuổi trẻ trong sự nghiệp xây dựng, phát triển quê hương.

Anh Hoàng Văn Hải, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh Đoàn, cho biết: Tháng 3 hàng năm luôn là đợt hoạt động cao điểm đầu tiên trong năm của đoàn viên thanh niên (ĐVTN) trên địa bàn tỉnh trong tham gia thực hiện các công trình, phần việc góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị, chuyên môn tại đơn vị, tham gia phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Đây cũng là dịp khơi dậy niềm tự hào về truyền thống vẻ vang của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong mỗi cán bộ, ĐVTN. Do vậy, các hoạt động Tháng Thanh niên năm 2020 được Tỉnh Đoàn quán triệt các cấp bộ Đoàn triển khai đa dạng về nội dung, phong phú về hình thức; đảm bảo thiết thực, hiệu quả, tránh phô trương và thu hút đông đảo ĐVTN tham gia.

Tháng Thanh niên năm nay, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh đặt ra nhiều mục tiêu cụ thể: Vận động đoàn viên, thanh niên đề xuất 3.500-4.000 ý tưởng, sáng kiến; duy trì hiệu quả đội hình tình nguyện hỗ trợ dịch vụ công, tham gia phối hợp hỗ trợ 2.000-3.000 hồ sơ thủ tục hành chính mức độ 3, 4 do thanh niên đảm nhận từ cấp xã đến cấp tỉnh. 100% Đoàn cấp huyện tham gia phối hợp thực hiện xây dựng 10 tuyến phố văn minh, hoàn thành 50% việc vẽ tranh bốt điện trong toàn tỉnh; tổ chức ít nhất 2 đợt ra quân tuyên truyền, phòng chống dịch bệnh Covid-19; tổ chức từ 3-5 đợt khám chữa bệnh, phát thuốc nhân đạo...

Để đạt được chỉ tiêu đề ra, từ nay đến hết tháng 3, các cơ sở Đoàn phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội tập trung tổ chức các hoạt động ra quân đảm bảo vệ sinh môi trường, duy trì “Ngày chủ nhật xanh”, chiến dịch “Hãy làm sạch biển” định kỳ hàng tuần; triển khai mô hình hưởng ứng phong trào “Chống rác thải nhựa”, “Đổi vỏ nhựa lấy nước”, “Đổi vỏ nhựa lấy cây”; thực hiện các công trình, phần việc gắn với tham gia xây dựng đô thị văn minh, đảm nhận các tuyến đường cây xanh nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu… Tiếp tục triển khai Đề án phát huy vai trò của thanh niên trong công tác tuyên truyền, hướng dẫn dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 cho người dân, các cơ sở Đoàn duy trì, thành lập các đội hình thanh niên tình nguyện hỗ trợ người dân giải quyết thủ tục hành chính, sử dụng dịch vụ công mức độ 3, 4 tại các trung tâm hành chính công cấp tỉnh, huyện, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại cấp xã.

Đi đôi với đó, 100% cơ sở Đoàn chủ động đảm nhận một số phần việc theo cơ chế đặt hàng nhằm tham gia nâng cao chất lượng, hiệu quả dịch vụ tại địa phương gắn với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Đồng thời, vận động đoàn viên, thanh thiếu niên tích cực tham gia nghiên cứu khoa học thông qua việc triển khai hiệu quả cuộc vận động “Mỗi thanh niên một ý tưởng, sáng kiến sáng tạo” trong thanh niên; mô hình “Giờ ra chơi trải nghiệm sáng tạo” trong học sinh, sinh viên. Phát huy vai trò xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, nhiều hoạt động an sinh xã hội cũng được các đơn vị tập trung triển khai: Tổ chức các hoạt động y, bác sĩ trẻ tình nguyện tư vấn sức khỏe, khám bệnh, cấp thuốc tại vùng sâu, vùng xa; xây dựng nhà nhân ái hỗ trợ người nghèo; xây dựng các điểm sinh hoạt, vui chơi giải trí cho thanh thiếu nhi v.v..

Ở cấp tỉnh, ngoài lễ khởi động Tháng Thanh niên diễn ra vào cuối tháng 2, Tỉnh Đoàn còn tổ chức bình chọn, tuyên dương gương mặt trẻ, tài năng trẻ 2019 và tuyên dương 90 đảng viên trẻ tiêu biểu năm 2020; ra quân đồng loạt chương trình “Ngày chủ nhật xanh”, “Hãy làm sạch biển” và chương trình “Tháng 3 biên giới”. Những hoạt động trong Tháng Thanh niên sẽ tạo cơ hội cho các thanh, thiếu niên rèn luyện, trưởng thành; góp phần hình thành thế hệ trẻ ngày càng trí tuệ, bản lĩnh.

8. http://baoquangninh.com.vn/xa-hoi/202001/quang-ninh-chu-dong-ung-pho-voi-vi-rut-ncov-2468827/

Quảng Ninh chủ động ứng phó với vi rút nCoV

Tính đến ngày 24/1 (30 tết), 25 tỉnh, thành phố của Trung Quốc đã có bệnh nhân mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV). Một số nước vùng lãnh thổ trong khu vực đã ghi nhận các trường hợp bệnh xâm nhập. Tại Việt Nam, cho đến thời điểm này cũng đã ghi nhận 2 trường hợp viêm phổi người Trung Quốc điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy, TP Hồ Chí Minh. Với Quảng Ninh, mặc dù chưa xuất hiện bệnh nhân viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV) hay trường hợp bệnh nhân di chuyển qua, nhưng công tác phòng chống đang được triển khai quyết liệt.

Cụ thể, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành chỉ thị yêu cầu Đảng đoàn HĐND tỉnh, Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh, các ban xây dựng Đảng của Tỉnh ủy; các huyện, thị, thành ủy, Đảng ủy trực thuộc tỉnh, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội, sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị tập trung triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh này. Về phía ngành Y tế cũng đã chủ động phối hợp với các địa phương cũng như chỉ đạo các đơn vị trong ngành quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch bệnh; kích hoạt hệ thống phòng chống dịch bệnh chủ động. Ngành đã kịp thời cung cấp thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội về tình hình dịch bệnh trên thế giới, nguy cơ dịch bệnh xâm nhập vào Việt Nam, vào địa bàn tỉnh; các khuyến cáo phòng, chống dịch bệnh để người dân không hoang mang lo lắng và phối hợp thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh.

Là tỉnh có lượng khách du lịch, người lao động, học tập nhập cảnh trở về từ các vùng dịch tại Trung Quốc khá nhiều trong thời điểm Tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020, bởi vậy, ngành y tế đã tăng cường  truyền tải các thông điệp, khuyến cáo phòng chống dịch bệnh tới các đoàn du lịch, người lao động; cung cấp các tài liệu truyền thông tại các cửa khẩu quốc tế hướng dẫn những hành khách tự theo dõi tình trạng sức khỏe và chủ động liên hệ với các đơn vị y tế khi cần thiết. Cùng với đó, hệ thống giám sát dịch cũng được tăng cường tại cửa khẩu bằng việc kiểm tra sàng lọc nhằm phát hiện các trường hợp sốt thông qua sử dụng máy quét thân nhiệt từ xa. Hiện Quảng Ninh đã lắp 14 máy quét thân nhiệt tại các cửa khẩu trên địa bàn. Tại các khu vực này đều thiết lập khu vực cách ly ban đầu để tiếp nhận các trường hợp nghi ngờ tại cửa khẩu.

Ngành cũng tiếp tục đẩy mạnh giám sát dựa vào sự kiện (EBS) tại các cơ sở khám chữa bệnh, ở cộng đồng; tăng cường giám sát các trường hợp viêm phổi nặng do vi rút (SVP) tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; duy trì giám sát trọng điểm bệnh hội chứng cúm tại các điểm giám sát trọng điểm quốc gia; thường xuyên tổ chức đánh giá nguy cơ để đề xuất các biện pháp ứng phó phù hợp. Các cơ sở y tế trên địa bàn hiện nay đều có môi trường lấy mẫu xét nghiệm.

Hiện nay, các đội đáp ứng nhanh với dịch bệnh tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh và các trung tâm y tế tiếp tục được củng cố sẵn sàng đáp ứng nhanh khi có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn, trong đó có cả việc hỗ trợ lẫn nhau giữa các đội ở các địa phương; chuẩn bị sẵn sàng vật tư, hóa chất, trang phục phòng hộ, dung dịch sát khuẩn, các trang thiết bị thiết yếu, thuốc cho cán bộ y tế tham gia giám sát, phòng chống dịch...

Về phía các cơ sở khám, chữa bệnh cũng chuẩn bị cơ số thuốc, khu vực cách ly, giường bệnh; tăng cường các máy thở, monitor, sẵn sàng tổ chức việc thu dung, cách ly, điều trị nếu có bệnh nhân; kiện toàn các đội cấp cứu lưu động, sẵn sàng hỗ trợ địa phương cấp cứu, điều trị bệnh nhân khi có yêu cầu.

Ngành cũng đã xây dựng 3 tình huống, gồm: Tình huống chưa ghi nhận trường hợp bệnh tại tỉnh, tình huống xuất hiện các trường hợp bệnh tại tỉnh và  tình huống dịch bệnh lây lan trong cộng đồng với những biện pháp đưa ra cụ thể. Ngay sau Tết, ngành Y tế sẽ  tổ chức diễn tập để đáp ứng các tình huống xảy ra. Điều may mắn là Quảng Ninh cũng đã có kinh nghiệm trong phòng chống bệnh SARS năm 2002 - 2003. Hiện nay, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh có thể làm được xét nghiệm xác định vi rút nCoV; tuy nhiên, đây là loại vi rút mới nên vẫn chờ trình tự xét nghiệm chuẩn do Tổ chức Y tế thế giới cung cấp. Bởi vậy, các bệnh nhân có triệu chứng cúm, viêm phổi đến khám, điều trị tại các cơ sở y tế hiện nay đều được làm xét nghiệm loại trừ tác nhân gây bệnh. Ngành Y tế vẫn tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Tổ chức Y tế thế giới, các tổ chức quốc tế khác cũng như các nước trong khu vực để kịp thời nắm bắt, cập nhật liên tục thông tin về tiêu chuẩn định nghĩa trường hợp bệnh, đặc điểm dịch tễ học, xét nghiệm, tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống dịch.

nCoV vi rút là chủng vi rút hoàn toàn mới nên hiểu biết về loại vi rút này còn hạn chế; trong khi đó, vi rút này khá dễ lây lan từ người sang người. Theo bác sĩ Ninh Văn Chủ, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, triệu chứng khi bị mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV cũng giống như triệu chứng khi bị bệnh viêm phổi như: Sốt, ho, đau ngực, đau người, chụp phổi thấy hình ảnh phổi bị mờ, tuy nhiên cảnh báo triệu chứng phổ biến vẫn là sốt. Thời kỳ ủ bệnh khi mới nhiễm vi rút corona là 14 ngày và thường không có triệu chứng. Điều đáng lo ngại là trong thời gian ủ bệnh này, người bệnh có thể lây lan bệnh cho người khác nên công tác phòng chống khá khó khăn, trong khi máy đo thân nhiệt tại các của khẩu chỉ giúp phát hiện các trường hợp có triệu chứng sốt.

Thời điểm nay đúng dịp Tết nguyên đán, sau Tết trên địa bàn tỉnh lại có rất nhiều lễ hội nên lượng khách du lịch nói chung đến rất đông, trong đó có cả khách Trung Quốc và một số nước trong vùng. Lượng khách này không chỉ đi qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh mà còn đến từ các sân bay trong nước sau đó di chuyển về Quảng Ninh. Cùng với đó, những tour du lịch 0 đồng trong dịp Tết vẫn xuất hiện, chủ yếu ở vùng xa nên việc kiểm soát, kịp thời phát hiện trường hợp bị bệnh cũng khó khăn hơn. Bởi vậy, để phòng chống dịch hiệu quả vẫn cần nhất là sự vào cuộc của mỗi người dân trên địa bàn. 

Để phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV, theo bác sĩ Ninh Văn Chủ, người dân không nên đi du lịch đến vùng có dịch ở các nước. Người dân cần chủ động sức khỏe của bản thân, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể nhất là người có bệnh mãn tính, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai. Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính; khi cần thiết phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách khi tiếp xúc. Giữ ấm cơ thể, vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc họng bằng nước sát khuẩn miệng để phòng bệnh viêm phổi. Cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp. Hạn chế tiếp xúc gần với các trang trại nuôi động vật hoặc động vật hoang dã.

Những người trở về từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc hoặc có tiếp xúc gần với người mắc bệnh viêm phổi tại thành phố Vũ Hán trong vòng 14 ngày nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời.

9. http://baoquangninh.com.vn/xa-hoi/202002/ung-dung-rong-rai-smart-quang-ninh-2470020/

Ứng dụng rộng rãi Smart Quảng Ninh

Để người dân tiếp cận và truy cập đầy đủ các thông tin về dịch viêm phổi cấp do chủng mới của virus corona thông qua thiết bị di động, tỉnh Quảng Ninh đã bổ sung khuyến cáo về dịch bệnh này trong tiện ích y tế thuộc ứng dụng Smart Quảng Ninh. Theo ghi nhận, hiện nhân dân trên địa bàn đã nhanh chóng tiếp cận và cài đặt ứng dụng để tiếp nhận thông tin hữu ích một cách nhanh nhất.

Những ngày gần đây, khi dịch bệnh viêm phổi cấp do chủng mới của virus corona diễn biến phức tạp, người dân lo lắng trước nhiều luồng thông tin khác nhau. Để kịp thời thông tin về dịch bệnh đến người dân một cách nhanh chóng, chính xác, tỉnh Quảng Ninh đã bổ sung các thông tin vào ứng dụng Smart Quảng Ninh.

Tại mục này, người dùng có thể tra cứu tiện lợi các khuyến cáo của Bộ Y tế về cách phòng chống, tiếp cận nhanh những thông tin về diễn biến của dịch bệnh và mọi chỉ đạo, điều hành của chính quyền tỉnh. Các thông báo mới nhất được gửi trực tiếp tới điện thoại di động của người dân thông qua ứng dụng. Qua đó, người dân có thể tự trang bị kiến thức và có ý thức tự bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng.

Theo ghi nhận, thông qua công tác thông tin tuyên truyền, nhân dân trên địa bàn tỉnh đã nhanh chóng tiếp cận và cài đặt ứng dụng Smart Quảng Ninh để tiếp nhận thông tin hữu ích trong phòng, chống dịch viêm phổi cấp.

Ông Nguyễn Văn Thoại (phường Hải Hòa, TP Móng Cái), cho biết: Sau khi người nhà hướng dẫn cài đặt và sử dụng ứng dụng Smart Quảng Ninh, ngày nào tôi cũng cập nhật thông tin về dịch bệnh viêm phổi cấp qua ứng dụng. Những thông tin hữu ích về tình hình dịch bệnh; cách phòng, chống; các thông tin liên quan đến chỉ đạo của Trung ương, tỉnh, ngành y tế; số điện thoại đường dây nóng các cơ sở y tế, lực lượng chức năng... do chính quyền tỉnh cung cấp trên Smart Quảng Ninh đã giúp người dân yên tâm hơn.

Còn chị Đào Hoài Thu (khu 4, phường Bạch Đằng, TP Hạ Long), cho biết: Với ứng dụng Smart Quảng Ninh cài đặt trên điện thoại di động, ở bất cứ đâu tôi cũng cập nhật được thông tin mới nhất từ chính quyền. Đặc biệt, thời điểm này khi dịch viêm phổi do chủng mới của virus corona diễn biến phức tạp, mỗi ngày tôi đều nhận được thông tin mới nhất của chính quyền về diễn biến dịch bệnh, cách chủ động phòng chống; cơ sở y tế... Đây đều là những thông tin chính thống và vô cùng cần thiết đối với người dân.

Có thể thấy, ứng dụng Smart Quảng Ninh ngay sau khi triển khai đã được đông đảo người dân, du khách đón nhận và sử dụng. Theo thống kê của Sở Thông tin và Truyền thông, đến ngày 2/2 đã có trên 7.100 lượt tải và cài đặt ứng dụng.

Smart Quảng Ninh là ứng dụng phần mềm nằm trong mô hình trung tâm điều hành thành phố thông minh tỉnh Quảng Ninh. Qua đó, kết nối người dân và chính quyền nhanh chóng, thuận tiện; cung cấp thông tin chính thống của tỉnh đến người dân; tích hợp các tiện ích công hỗ trợ hành chính cũng như những tiện ích phát triển văn hóa - xã hội trọng điểm như giao thông, y tế, giáo dục...

Ứng dụng được sử dụng trên các thiết bị di động hệ điều hành Android và IOS, được thiết kế khoa học, thân thiện, dễ sử dụng, thích hợp với mọi đối tượng người dùng. Ứng dụng có 13 mục chính, như: Dịch vụ công; ý kiến người dân; thông báo của chính quyền; giới thiệu về địa phương; giao thông; y tế - sức khỏe... Mỗi mục chứa đựng nhiều tiện ích khác nhau, đáp ứng nhu cầu của người dùng khi sinh sống, làm việc và du lịch trên địa bàn tỉnh.

Chị Vũ Thùy Dương (quận Thanh Xuân, TP Hà Nội), cho biết: Đến TP Hạ Long, nắm được thông tin chính quyền tỉnh Quảng Ninh cung cấp ứng dụng Smart Quảng Ninh, tôi đã cài đặt ngay. Ứng dụng này vô vùng tiện ích, cập nhật đầy đủ mọi thông tin cần thiết cho mọi người khi đến Quảng Ninh, đặc biệt là thông tin cấp bách liên quan đến dịch viêm phổi cấp hiện nay.

Theo Sở Thông tin và Truyền thông, thông qua ứng dụng Smart Quảng Ninh, người dân cũng như nhà quản lý có cái nhìn toàn cảnh về thông tin liên quan đến các cơ quan, ban, ngành, địa phương, lĩnh vực... trên phạm vi toàn tỉnh; tăng tính tương tác hai chiều, góp phần xây dựng một môi trường sống văn minh, hiện đại, công khai, minh bạch, hoạt động hiệu quả, thân thiện, vì nhân dân phục vụ. Người dùng chỉ cần bằng vài thao tác bấm nút cực kỳ đơn giản trên thiết bị di động có thể giải quyết được những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống, tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc. 

Cùng với việc chính thức khai trương vận hành Trung tâm điều hành thành phố thông minh của tỉnh vào tháng 8/2019, sự ra đời của Smart Quảng Ninh là những bước đi quan trọng, cần thiết để phấn đấu đến năm 2030, Quảng Ninh sẽ trở thành thành phố thông minh, hiện đại đứng trong tốp đầu các thành phố thông minh của Việt Nam và khu vực ASEAN.

10. http://baoquangninh.com.vn/xa-hoi/202002/ky-niem-25-nam-ngay-thanh-lap-bhxh-viet-nam-162-1995-2020-quang-ninh-khong-ngung-no-luc-trien-khai-chinh-sach-bhxh-2471288/

Kỷ niệm 25 năm Ngày thành lập BHXH Việt Nam 16/2 (1995- 2020)

Quảng Ninh không ngừng nỗ lực triển khai chính sách BHXH

Trải qua 25 năm xây dựng và phát triển, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Quảng Ninh đã không ngừng nỗ lực, triển khai thực hiện tốt chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) tới người dân, đến nay đã đạt được thành tựu đáng khích lệ, đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, đất nước.

BHXH tỉnh Quảng Ninh được thành lập theo Quyết định số 133 QĐ/TC-CB ngày 23/8/1995 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam với nhiệm vụ thực hiện các chế độ, chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh. Khi mới thành lập (năm 1995), toàn ngành BHXH tỉnh chỉ có 90 cán bộ CCVCLĐ, cùng 5 phòng chức năng và 12 cơ quan BHXH cấp huyện. Trình độ cán bộ công chức lúc đó không đồng đều, thiếu thốn cơ sở vật chất, trụ sở làm việc phải đi thuê.

Tuy nhiên, sau 25 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, cơ cấu tổ chức của BHXH tỉnh đã không ngừng mở rộng quy mô đảm bảo chất lượng hoạt động. Hiện tại, BHXH tỉnh có 10 phòng chức năng, 12 cơ quan BHXH cấp huyện trực thuộc với 336 cán bộ CCVCLĐ, trong đó 90% người có trình độ đại học và trên đại học, trụ sở làm việc khang trang, hiện đại.

Công tác quản lý cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và người lao động không ngừng gia tăng theo từng năm gắn với quá trình đổi mới, phát triển của đất nước và tỉnh. Năm 1995, toàn tỉnh có 650 đơn vị với tổng số 105.000 lao động tham gia BHXH, BHYT, tổng số thu BHXH toàn tỉnh đạt 27 tỷ đồng. Sau 25 năm, hiện nay toàn tỉnh có 6.636 đơn vị với tổng số 251.849 người tham gia BHXH, BHYT, BHTN, tổng số thu đạt 5.505 tỷ đồng, gấp 203 lần so với năm 1995. Điều này khẳng định, mỗi năm có thêm hàng nghìn lao động và người dân được bảo vệ quyền lợi thông qua các chế độ BHXH, BHYT.

Số người tham gia BHYT trên địa bàn tỉnh không ngừng gia tăng. Năm 2014, toàn tỉnh có 950.605 người tham gia BHYT, đạt tỷ lệ bao phủ 79,2% dân số; đến nay số người tham gia BHYT trên địa bàn tỉnh đạt 1.217.188 người, tỷ lệ bao phủ 92,2% dân số. Quảng Ninh luôn là tỉnh đứng trong tốp 10 dẫn đầu cả nước về tỷ lệ bao phủ BHYT toàn dân. Sau khi BHXH tỉnh hoàn thiện việc đồng bộ hóa dữ liệu sổ BHXH, thẻ BHYT đã tiến hành cấp, trả cho đúng đối tượng tham gia. Đến nay, 100% người tham gia được BHXH tỉnh cấp thẻ BHYT. Đối với sổ BHXH được BHXH tỉnh phối hợp với người sử dụng lao động trả tận tay người lao động theo quy định. Năm 2019, BHXH tỉnh đã tiến hành cấp 251.407 sổ BHXH, đạt tỷ lệ 99,9% trên tổng số đối tượng tham gia.

Chính sách BHYT cũng không ngừng thay đổi cho đến khi Luật BHYT năm 2008 có hiệu lực đi vào cuộc sống. Công tác khám, chữa bệnh (KCB) BHYT tại tỉnh đã có nhiều cải thiện theo phân cấp, phân tuyến kỹ thuật, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, nhân lực của các cơ sở y tế được tăng cường. BHXH tỉnh không ngừng đổi mới công tác giám định BHYT; chủ động kiểm tra, phân tích số liệu, xây dựng kế hoạch làm việc cụ thể với Sở Y tế và các cơ sở KCB để bàn giải pháp giảm thiểu bội chi quỹ KCB BHYT. Thủ tục, quy trình KCB BHYT được đổi mới, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.

BHXH tỉnh đẩy mạnh cải cách TTHC, ứng dụng CNTT, đảm bảo an toàn dữ liệu, an ninh mạng, tăng mức độ chính xác, giảm tối đa thời gian thực hiện, triển khai hình thức giao dịch hồ sơ điện tử trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN. Đồng thời, rà soát các TTHC thuộc chức năng giải quyết của ngành, xem xét từng quy trình nghiệp vụ về hồ sơ, bảng biểu, mẫu đơn đề xuất, thực hiện đơn giản hóa các TTHC...

Đến nay, BHXH tỉnh đã cắt giảm từ 28 xuống còn 27 TTHC; trong đó những thủ tục như chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức từ thời gian giải quyết 10 ngày xuống còn 6 ngày, hưu trí từ 20 ngày còn 12 ngày...  Hiện toàn tỉnh có trên 90% doanh nghiệp lựa chọn hình thức giao dịch điện tử về lĩnh vực thu, sổ thẻ, giải quyết và chi trả chế độ; có 100% hồ sơ thủ tục giao dịch được thực hiện thông qua dịch vụ bưu chính (miễn phí cho doanh nghiệp) và giao dịch trực tiếp tại bộ phận một cửa. BHXH tỉnh nâng cao hiệu quả hoạt động và tính tương tác trên website của đơn vị, mở mục "Hỏi-đáp" nhằm giải đáp tất cả các câu hỏi vướng mắc của người dân và doanh nghiệp khi giải quyết các TTHC liên quan đến BHXH, BHYT.

Hiện nay, BHXH tỉnh đã triển khai đồng bộ hệ thống truyền hình tiên tiến đến cấp huyện nhằm tổ chức họp trực tuyến, quản lý nội bộ và chỉ đạo kịp thời trong giải quyết TTHC về chính sách BHXH. BHXH tỉnh tăng cường kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm thực thi nhiệm vụ quy tắc ứng xử của cán bộ CCVCLĐ với mục tiêu lấy người dân, đơn vị, doanh nghiệp làm trung tâm để phục vụ; tăng cường kiểm tra, giám sát thực thi công vụ của cán bộ, CCVCLĐ nhằm kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp gây phiền hà, sách nhiễu tổ chức, cá nhân trong giải quyết TTHC về chính sách BHXH.

BHXH tỉnh đang thực hiện chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH qua tài khoản ATM, năm 2019 toàn tỉnh có 18.356 đối tượng được chi trả; có 99% đơn vị sử dụng lao động đã triển khai thực hiện giao dịch hồ sơ điện tử giải quyết chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe. BHXH tỉnh thực hiện phân cấp giải quyết hưởng, chi trả các chế độ BHXH, BHTN cho BHXH cấp huyện, nâng cao chất lượng phục vụ của ngành BHXH tỉnh nhanh chóng, kịp thời, đúng quy định.

Theo ông Lê Đình Tuấn, Phó Giám đốc BHXH tỉnh, thời gian tới, BHXH tỉnh tiếp tục đổi mới trong hoạt động nghiệp vụ, ứng dụng CNTT đáp ứng hiệu quả giải quyết chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BHTN cho người dân; phát triển đối tượng, tăng cường công tác thu, giảm thiểu nợ đọng BHXH; đẩy mạnh tuyên truyền chính sách pháp luật BHXH, BHYT; thực hiện quyết liệt cải cách TTHC lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ; xây dựng hình ảnh cán bộ BHXH tận tụy, trách nhiệm, văn minh. Mục tiêu đưa BHXH tỉnh vào tốp 10 đơn vị đứng đầu về chỉ số năng lực canh tranh cấp sở, ban, ngành, địa phương DDCI năm 2020.

11. http://baoquangninh.com.vn/xa-hoi/202002/cdc-quang-ninh-tuyen-dau-trong-phong-chong-dich-benh-2472633/

CDC Quảng Ninh: Tuyến đầu trong phòng, chống dịch bệnh

Thành công một ca giải phẫu có thể cứu sống một mạng người, nhưng thành công trong một chiến lược y tế dự phòng có thể cứu sống hàng nghìn người và kéo dài tuổi thọ cũng như nâng cao chất lượng sống cho cả một dân tộc. Xác định được điều này, những năm qua, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã có những chiến lược bài bản cả về nhân lực, trang thiết bị… để làm tốt nhiệm vụ, chủ động, sẵn sàng trước những tình huống bệnh dịch khẩn cấp.

Đầu tháng 2/2020, khi thông tin virus corona gây bệnh viêm phổi cấp (sau này được gọi chung là Covid-19) khiến hàng nghìn người mắc ở nhiều nước trên thế giới, làm cho nhiều người lo lắng, thì người dân Quảng Ninh thấy vững tâm hơn bởi thông tin: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) Quảng Ninh đủ điều kiện và năng lực thực hiện các xét nghiệm khẳng định Covid-19, cùng với CDC Hà Nội, CDC Đà Nẵng, Bệnh viện Trung ương Huế…

Tính đến thời điểm ngày 25/2, tổng số ca giám sát (được sàng lọc để làm xét nghiệm Covid-19) trên địa bàn tỉnh là 176 ca, tỉnh Quảng Ninh chưa ghi nhận trường hợp dương tính Covid-19. Đối với một dịch bệnh đang lây nhiễm toàn cầu, Quảng Ninh được đánh giá là đang làm tốt nhất để ngăn chặn bệnh dịch phát sinh; nếu có thì có thể phát hiện sớm và khống chế kịp thời, không để bùng phát, lan rộng ra cộng đồng. Trong sự nỗ lực chung của toàn tỉnh để làm nên thành công bước đầu này không thể không nhắc tới sự đóng góp lớn lao của CDC Quảng Ninh.

“Những việc mà CDC Quảng Ninh làm được trong phòng chống dịch bệnh nói chung, chống Covid-19 nói riêng là kết quả của sự cố gắng, tích lũy, chuẩn bị kỹ càng về nhân lực, nguồn lực, thiết bị… trong suốt gần 10 năm qua. Đó là đào tạo các bác sĩ, kỹ thuật viên xét nghiệm; là chuẩn bị phòng xét nghiệm với máy móc, trang thiết bị đồng bộ, hiện đại; là xây dựng mạng lưới hệ thống giám sát từ thôn, bản, xã, phường đến huyện, thị xã, thành phố và tới tuyến tỉnh… với đội ngũ cán bộ dịch tễ thường xuyên được đào tạo, tập huấn, diễn tập công tác ứng phó với dịch bệnh; là hệ thống phần mềm cảnh báo, đường dây nóng báo dịch v.v.. Tất cả những việc làm ấy được CDC Quảng Ninh thực hiện đồng bộ, kiên trì, bền bỉ và thầm lặng để dự phòng, kiểm soát, sẵn sàng đáp ứng khi có dịch bệnh xảy ra” - bác sĩ Ninh Văn Chủ, Giám đốc CDC Quảng Ninh, chia sẻ.

Năm 2018, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) được thành lập trên cơ sở hợp nhất 5 trung tâm thuộc lĩnh vực y tế dự phòng tuyến tỉnh. Với chức năng tham mưu và tổ chức thực hiện các hoạt động về phòng, chống dịch, bệnh truyền nhiễm; bệnh không lây nhiễm; quản lý sức khỏe cộng đồng…, Trung tâm đã luôn chủ động xây dựng kế hoạch, tích cực củng cố mạng lưới kiểm tra giám sát, nâng cao chất lượng công tác chẩn đoán chính xác các dịch bệnh để chủ động trong công tác phòng bệnh, phát hiện dịch sớm, chống dịch kịp thời, hạn chế dịch bệnh lây lan ra cộng đồng. Đồng thời thường xuyên xây dựng kịch bản, phương án, tổ chức diễn tập nâng cao năng lực và tích cực chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh. Nhờ đó, nhiều năm qua trên địa bàn tỉnh không có dịch bệnh lớn xảy ra.

CDC Quảng Ninh tự hào khi có phòng xét nghiệm đạt an toàn sinh học cấp II, đạt ISO 17025-2017, ISO 15189-2012 đầu tiên của ngành Y tế tỉnh, có thể xét nghiệm và chẩn đoán chính xác kết quả hầu hết các mẫu bệnh phẩm các chủng cúm A (H5N1/H7N9), Mesr-CoV, Ebola, tay chân miệng, rubella, sốt xuất huyết, sởi, định lượng được nồng độ vi rút (viêm gan, HPV, HIV), lĩnh vực hóa, thực phẩm, môi trường và mới đây là xét nghiệm được Covid-19. Từ đó, giúp rút ngắn thời gian chờ đợi kết quả xét nghiệm, tiết kiệm thời gian, chi phí, đáp ứng tốt hiệu quả công tác giám sát, phòng chống dịch tại Quảng Ninh.

Những ngày này, nhiều căn phòng làm việc ở CDC Quảng Ninh sáng đèn cả khi đã hết giờ làm việc. Các cán bộ, nhân viên Khoa Kiểm soát dịch bệnh kín đặc lịch công tác, có mặt ở những điểm nóng nhất trong phòng, chống dịch Covid-19. Các kỹ thuật viên Khoa Vi sinh - Huyết học có lúc thức thâu đêm túc trực bên các máy xét nghiệm để ngay sáng hôm sau kịp trả kết quả. Họ chính là những “chiến binh” thầm lặng có mặt ở tuyến đầu nhằm “gác cửa”, hạn chế dịch bệnh phát sinh, lan rộng, ảnh hưởng đến cộng đồng.

VĂN HÓA

12. http://baoquangninh.com.vn/van-hoa/202001/quang-ninh-co-them-3-hien-vat-duoc-cong-nhan-bao-vat-quoc-gia-2468217/

Quảng Ninh có thêm 3 hiện vật được công nhận Bảo vật quốc gia

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 88/QĐ-TTg ngày 15/1/2020, về việc công nhận Bảo vật quốc gia đợt 8, xét duyệt năm 2019 đối với 27 hiện vật, nhóm hiện vật. Trong đó, riêng tỉnh Quảng Ninh có 3 Bảo vật quốc gia là Trống đồng Quảng Chính, Thống đồng thời Trần và Mâm bồng gốm men vẽ nhiều màu, hiện đều đang được lưu giữ tại Bảo tàng Quảng Ninh.

Cụ thể, Trống đồng Quảng Chính là hiện vật bằng kim loại, niên đại khoảng thế kỷ III - II trước công nguyên. Hiện vật được phát hiện tại xã Quảng Chính, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh. Hiện vật được các nhà nghiên cứu xếp vào loại 4 nhóm A trong hệ thống phân loại trống đồng Đông Sơn. Trống có bố cục hoa văn độc đáo với ngôi sao 6 cánh và hình tượng chim hạc bay xuôi theo chiều kim đồng hồ. Đây là trống đồng duy nhất đến thời điểm hiện nay được phát hiện tại Quảng Ninh, minh chứng cho việc khẳng định chủ quyền về quốc gia, lãnh thổ và văn hóa của vùng đất phên dậu Tổ quốc.

Thống đồng là hiện vật bằng kim loại, có niên đại khoảng thế kỷ XIII - XIV, là vật dụng lễ khí (tế khí) sử dụng trong các hoạt động nghi lễ (tế lễ) của đời sống cung đình (miếu/đường) thời Trần. Đây là hiện vật có hình thức độc đáo, hoa văn trang trí điển hình văn hóa nhà Trần và là tác phẩm nghệ thuật quý hiếm.

Mâm bồng gốm men vẽ nhiều màu là hiện vật bằng gốm, có niên đại khoảng thế kỷ XV, được sử dụng để đặt các lễ vật trong các nghi lễ tín ngưỡng, tôn giáo. Đây là hiện vật có hình thức độc đáo với phần trên mặt trong và ngoài hiện vật được trang trí 42 cánh sen tạo tổ hợp các dải băng hoa sen đơn và kép với các lớp so le giống hình một bông hoa sen đang nở rộ. Hiện vật là một tác phẩm nghệ thuật nổi trội về giá trị thẩm mỹ, khẳng định bước phát triển đột biến trong kỹ thuật, mỹ thuật của người thợ gốm.

Quyết định cũng nêu rõ trách nhiệm của Chủ tịch UBND các cấp nơi có Bảo vật quốc gia; người đứng đầu ngành, tổ chức được giao quản lý Bảo vật quốc gia được công nhận tại Điều 1 của Quyết định trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý đối với Bảo vật quốc gia theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

Như vậy, đến thời điểm hiện nay, Quảng Ninh chính thức có 5 hiện vật được công nhận Bảo vật quốc gia, đều đang được lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh là Bình gốm Đầu Rằm, Hộp vàng Ngọa Vân - Yên Tử, Trống đồng Quảng Chính, Thống đồng thời Trần và Mâm bồng gốm men vẽ nhiều màu.

13. http://baoquangninh.com.vn/van-hoa/202001/sac-mau-van-hoa-quang-ninh-qua-nhung-le-hoi-dau-nam-2469185/

Sắc màu văn hóa Quảng Ninh qua những lễ hội đầu năm

Quảng Ninh có trên 600 di tích, danh lam có gắn với các điểm thờ tự như đình, đền, chùa, miếu... Ngay từ sau Tết Nguyên đán, các di tích này đều mở hội để chào đón du khách. Các lễ hội đầu năm lớn nhất của Quảng Ninh, hoạt động lễ và hội diễn ra sôi động, thu hút hàng vạn du khách phải kể đến Yên Tử, Cửa Ông, Ngọa Vân, Bạch Đằng, Quỳnh Lâm, Ba Vàng, Cái Bầu, đền Sinh, đền Xã Tắc, Tiên Công…

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, việc này xuất phát từ nhu cầu du xuân đầu năm của người dân, họ cho phép bản thân mình và gia đình có chuyến đi chơi đầu tiên trong năm mới, thưởng thức các hoạt động văn hóa để thư thái tinh thần, sẵn sàng bước vào công việc, thực hiện các mục tiêu trong năm của mỗi người. Bên cạnh đó, người dân du xuân còn là để gửi gắm những đức tin, khát vọng, mong mỏi thầm kín của mình vào đất trời, vào các vị thần linh tối cao mà mình tin tưởng để cầu chúc một năm mới mọi việc hanh thông, sức khỏe tráng kiện, gia đình yên ấm…

Nhiều người am hiểu văn hóa tin rằng, ở vùng đất địa đầu Tổ quốc Quảng Ninh, nơi địa thế đất đai vốn phức tạp, trên rừng núi, dưới biển khơi, nhiều bề giáp ranh quốc gia khác; nơi nhiều vùng dân cư quần tụ từ nhiều vùng quê khác nhau đến cùng sinh sống… thì khát vọng chinh phục tự nhiên, bảo toàn lãnh thổ càng lớn hơn nhiều so với các vùng đất thuần nông khác. Đây cũng là nguyên nhân để người dân thông qua các lễ hội đền chùa đầu năm để gửi các nguyện ước của mình, khiến cho du xuân đầu năm trở thành nhu cầu tất yếu của mỗi người Quảng Ninh.

Những lý do đó khiến Quảng Ninh trở thành vùng đất của lễ hội đầu xuân. Quả thực ai đã ở Quảng Ninh, đến Quảng Ninh vào dịp đầu năm mới không lạ khi thấy dọc từ Đông Triều cho tới Móng Cái, từ vùng biển Cô Tô xa xôi đến các vùng núi cao Bình Liêu, Ba Chẽ, nơi đâu cũng có những lễ hội đầu xuân đặc sắc. Mỗi lễ hội một vẻ, một màu sắc riêng, nhưng nét chung là thật tưng bừng, thật khác lạ, khiến vùng đất, con người Quảng Ninh đẹp lên mỗi ngày, thân thiện, hào khí, sẵn sàng hội nhập và phát triển.

Trong lịch sử, Quảng Ninh là phần quê hương máu thịt của nhà Trần, nơi sinh ra và nuôi dưỡng không ít những người con nhà Trần tài giỏi, hào khí, trở thành vĩ nhân của dân tộc, làm rạng rỡ, giàu mạnh thời đại nhà Trần cũng như toàn quốc gia cho đến tận bây giờ. Vì vậy, ở Quảng Ninh, các lễ hội xuân mang dấu ấn văn hóa nhà Trần rất đậm nét. Và người dân đi lễ hội cũng là để tưởng nhớ, tri ân ông cha mình.

Mang trong mình niềm tự hào lớn lao đó, những người con Quảng Ninh cũng như du khách thập phương luôn tưởng nhớ công ơn các vị tiền bối, tìm về các đền, chùa thờ phụng các vĩ nhân nhà Trần để dự hội du xuân.

Có thể kể đến một Yên Tử, vùng đất vua Trần Nhân Tông tu hành đắc đạo; Ngọa Vân, nơi vua Trần Nhân Tông hóa Phật; đền An Sinh thờ 8 vị vua nhà Trần; cụm di tích Bạch Đằng, nơi ghi dấu ấn chiến thắng vang dội lịch sử của tướng quân Trần Quốc Tuấn bên dòng Bạch Đằng giang; đền Cửa Ông thờ vị tướng tài nhà Trần là Trần Quốc Tảng; chùa Quỳnh Lâm, ngôi chùa phát tích từ thời nhà Trần và được mệnh danh Đệ nhất danh lam cổ tự…

Cũng xuất phát từ lòng thành kính biết ơn các vị tiền bối, người dân vùng đảo Hà Nam nhiều đời nay đã hình thành, gìn giữ và phát huy lễ hội Tiên Công nhằm tạ ơn 17 vị tổ tiên của mình, những người đầu tiên đến khai hoang lập ấp, tạo thành vùng dân cư trù phú ngày nay. Đây cũng là lễ hội có tục rước người độc đáo nhất toàn quốc.

Để chuẩn bị cho lễ hội này, ngay sau 3 ngày Tết Nguyên đán đầu tiên, những gia đình vùng tứ xã nay là tứ phường Cẩm La, Phong Cốc, Phong Hải và Yên Đông có người già thọ đủ 80, 90, 100 tuổi (gọi là cụ Thượng) đã làm lễ ra cỗ họ. Hiểu như lễ báo cáo tổ tiên dòng họ trước khi rước các cụ thượng ra miếu Tiên Công làm lễ tạ ơn đất trời, tạ ơn 17 vị tiên công của làng.

Trong khung cảnh đông đủ con cháu, các mâm lễ vật nhiều màu sắc và phường nhạc bát âm rộn rã, các cụ thượng nằm võng hoa để đến miếu Tiên Công, thành kính gửi những lời tri ân tâm huyết đến tổ tiên. Thường mỗi lễ hội Tiên Công hàng năm có hàng chục cụ Thượng được rước như thế, hàng chục ngàn con cháu, người dân và du khách tham gia hội, khiến cho khung cảnh làng quê nông nghiệp ven sông này thật tưng bừng rộn rã.

Đối với Quảng Ninh, cùng với truyền thống tưởng nhớ tổ tiên, các vị cha ông, nét văn hóa tín ngưỡng của người dân miền biển rất đặc sắc. Họ, những người dân sống gần biển, làm việc trên biển, nguồn sống phụ thuộc nhiều vào mẹ biển… cũng chính là những người có ý thức gìn giữ tín ngưỡng, tổ chức các hoạt động lễ và hội đầu năm rõ nét nhất. Các ngôi đền, chùa thiêng đối với cư dân vùng biển Quảng Ninh như đền Cửa Ông, đền Bà Men, chùa Cái Bầu, đền Quan Lạn, đình Trà Cổ…

Đền Cửa Ông thờ vị tướng nhà Trần là Trần Quốc Tảng và phối thờ một số vị thần khác. Tương truyền đây là ngôi đền thiêng nhất của cư dân vùng biển, những người làm nghề biển, đặc biệt là vận tải biển và các tàu khai thác lớn, trước chuyến xuất biển đầu tiên trong năm đều muốn làm lễ tại đền. Có lẽ bởi vậy nên Cửa Ông cũng là di tích chính thức mở cửa đền, mở hội xuân sớm của tỉnh, vào mùng 2 Tết Nguyên đán hàng năm.

Trảy hội đầu năm đã mang sắc màu văn hóa riêng của người dân Quảng Ninh. Không đơn thuần chỉ là hoạt động du xuân, vui chơi, giải trí mà ở đó còn chất chứa tình cảm, sự tri ân thành tâm của thế hệ người dân Quảng Ninh hôm nay gửi đến cha ông. Những người con Quảng Ninh hiện đại mang những ước vọng và niềm tin cháy bỏng vào một mùa xuân mới tươi đẹp, chinh phục tự nhiên, vượt qua thử thách, đưa Quảng Ninh phát triển mạnh mẽ.

14. http://baoquangninh.com.vn/van-hoa/202002/dai-hoi-chi-hoi-nhac-si-viet-nam-tinh-quang-ninh-khoa-iv-nhiem-ky-2020-2025-2472575/

Đại hội Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Quảng Ninh khóa IV nhiệm kỳ 2020 - 2025

Sáng 26/2, tại TP Hạ Long, Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức Đại hội khóa IV, nhiệm kỳ 2020 – 2025. Đến dự có nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Phó Chủ tịch Ủy ban Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam.

Chi hội nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Quảng Ninh hiện có 18 hội viên, hình thành đội ngũ hội viên âm nhạc khá vững vàng, phong phú về cách thể nghiệm sáng tác, đạt nhiều giải thưởng cao ở Trung ương và địa phương. 

Nhiều nhạc sĩ đã tổ chức được đêm nhạc riêng và đã chủ động xã hội hóa trong việc quảng bá tác phẩm đến công chúng. Các tác phẩm âm nhạc cũng góp phần không nhỏ xây dựng đời sống văn hóa tinh thần phong phú cho nhân dân.

Nhiệm kỳ 2020-2025, Chi hội Nhạc sĩ tỉnh Quảng Ninh tiếp tục phát triển hội viên, khích lệ các hội viên tích cực sáng tác những tác phẩm có chất lượng, phục vụ tốt chủ trương, chính sách Đảng, Nhà nước, ca ngợi quê hương, đất nước...

Phát biểu tại đại hội, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Phó Chủ tịch Ủy ban Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam đánh giá cao những thành tựu và nỗ lực sáng tạo của các nhạc sĩ Quảng Ninh trong nhiệm kỳ qua.

Đặc biệt, các nhạc sĩ Quảng Ninh đã cùng với Hội văn học nghệ thuật tỉnh phối hợp với Hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chức nhiều sự kiện lớn mang tầm quốc tế như: Festival âm nhạc mới Á – Âu lần thứ Nhất; Chương trình hòa nhạc với chủ đề “Giai điệu hữu nghị” do Dàn nhạc kiểu mẫu Lực lượng Vệ binh quốc gia Liên bang Nga biểu diễn; Festival âm nhạc Quốc tế - Hạ Long 2020…

Thời gian tới, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân mong muốn các Nhạc sĩ Quảng Ninh tiếp tục phấn đấu sáng tác nhiều tác phẩm có chất lượng cao và tiếp tục tham gia các hoạt động âm nhạc của Trung ương và địa phương; chú trọng bồi dưỡng cho các nhạc sĩ trẻ địa phương đủ điều kiện để kết nạp vào hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam.

Đại hội cũng đã bầu ra Ban chấp hành khóa mới gồm 4 thành viên. Nhạc sĩ Xuân Nhật tái đắc cử Chi hội trưởng Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Quảng Ninh khóa IV.

Nguồn: Báo Quảng Ninh

Gọi điện: 0203.6500.163
Facebook Youtube
wiget Chat Zalo