Mở cửa các ngày từ Thứ 3 – Chủ Nhật hàng tuần. Buổi sáng từ 7h30 - 12h00. Buổi chiều từ 13h30 - 16h30
Thư mục Quảng Ninh qua báo chí

Thư mục: “Quảng Ninh qua báo chí Trung ương” tháng 3 + 4/2018.

Ngày 05-05-2018 Lượt xem: 73

Quảng Ninh nằm ở địa đầu phía đông bắc Việt Nam, là tỉnh miền núi, trung du nằm ở vùng duyên hải Bắc Bộ với hơn 80% đất đai là đồi núi. Trong đó, có hơn hai nghìn hòn đảo nổi trên mặt biển, là vùng đất lịch sử lâu đời. Ở khu vực Vịnh Hạ Long đã khảo cổ được di chỉ của người tiền sử từ 3000 - 1500 năm TCN. Là một trọng điểm kinh tế, một đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía bắc đồng thời là một trong bốn trung tâm du lịch lớn của Việt Nam với di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long đã hai lần được UNESCO công nhận về giá trị thẩm mĩ và địa chất địa mạo.

     Con người và xã hội Quảng Ninh là nơi hội tụ, giao thoa, sự thống nhất trong đa dạng của nền văn minh sông Hồng, có truyền thống cách mạng của giai cấp công nhân Vùng Mỏ với “di sản” tinh thần vô giá “kỷ luật và đồng tâm”. Đây là điều kiện thuận lợi xây dựng khối đoàn kết, tạo sức mạnh tổng hợp để vượt qua mọi khó khăn, thách thức; góp phần xây dựng, bảo vệ Tổ quốc trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

    Để cập nhật thông tin mới nhất về chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế…tỉnh Quảng Ninh. Thư viện tỉnh Quảng Ninh Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc Thư mục: “Quảng Ninh qua báo chí Trung ương” tháng 3 + 4/2018.

1.Hợp long cầu Bạch Đằng nối Quảng Ninh và Hải Phòng//http://dangcongsan.vn.- 2018.- Ngày 28 tháng 4

Cầu Bạch Đằng là dự án tầm cỡ quốc tế, với tổng mức đầu tư gần 7.300 tỷ đồng. Dự án góp phần hoàn thiện huyết mạch giao thông, hoàn chỉnh tuyến đường cao tốc kết nối tam giác kinh tế Quảng Ninh - Hải Phòng - Hà Nội, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước.

Sáng 28/4, tại Quảng Ninh, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã dự Lễ hợp long cầu Bạch Đằng – công trình nằm trong chuỗi dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, nối liền tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng.

Cùng tham dự có: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính; Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh; lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Quân khu 3; Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Văn Đọc, Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Văn Thành, đại diện các bộ, ngành hữu quan, cùng đại diện các nhà thầu, đội ngũ cán bộ, kỹ sư, công nhân thi công công trình…

2.Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và các đại biểu thực hiện nghi lễ hợp long cầu Bạch Đằng. Ảnh: Trọng Đức – TTXVN//http://dangcongsan.vn.-2018.-Ngày 28 tháng 4

Phát biểu tại buổi lễ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc hợp long cầu Bạch Đằng, tiến tới khánh thành tuyến cao tốc Hải Phòng – Hạ Long – Vân Đồn sau 3 năm xây dựng với khoảng 100 km đường cao tốc mang nhiều ý nghĩa quan trọng; minh chứng cho chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước đã thành hiện thực, đó là sự thành công trong hợp tác công-tư để phát triển cơ sở hạ tầng. Quảng Ninh là tỉnh đầu tiên trong cả nước tự xây dựng đường cao tốc, sân bay, cảng tàu với sự tự chủ động, huy động đầu tư cao. Cầu Bạch Đằng, tuyến cao tốc Hải Phòng – Hạ Long – Vân Đồn sẽ góp phần kết nối 3 trung tâm kinh tế lớn của miền Bắc là Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh – ba cực tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước.

Đồng chí Phạm Minh Chính cho rằng, cầu Bạch Đằng với tổng chiều dài 5,4 km, đây là lần đầu tiên do Việt Nam thiết kế và thi công, với công nghệ tiên tiến, hiện đại nhất hiện nay đã thể hiện trí tuệ của người Việt Nam. Cùng với đó công trình thể hiện sự hợp tác chặt chẽ, hiệu quả, sự đồng thuận giữa các bộ, ngành, địa phương, giữa các doanh nghiệp tư nhân (8 doanh nghiệp). Cầu Bạch Đằng, tuyến cao tốc Hải Phòng – Hạ Long – Vân Đồn góp phần quan trọng, tạo lợi thế cạnh tranh của cả vùng, nhất là Hải Phòng, Hải Phòng, Hải Dương, đặc biệt là “đánh thức” ba huyện: Cát Bà, Quảng Yên và Vân Đồn – những nơi giàu tiềm năng nhưng chưa có cơ hội khai thác.

Công trình cũng khẳng định tư duy, tầm nhìn và hành động dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì cái chung của lãnh đạo một số bộ, ngành, của tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng; minh chứng cho bài học một việc dù khó khăn đến mấy, nếu có suy nghĩ chín chắn, có quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt và biết huy động sức mạnh tổng hợp thì sẽ thành công…

Công trình cầu Bạch Đằng là một trong những công trình có quy mô lớn, nằm trong tuyến cao tốc Hạ Long – Hải Phòng do tỉnh Quảng Ninh triển khai theo hình thức hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT), khởi công ngày 25/1/2015. Sau hơn 3 năm thi công xây dựng, đến nay, các hạng mục xây lắp chính của công trình đã cơ bản hoàn thành, đủ điều kiện hợp long đốt dầm cuối cùng nối hai bờ Hải Phòng và Quảng Ninh.

Cầu Bạch Đằng là dự án tầm cỡ quốc tế, với tổng mức đầu tư gần 7.300 tỷ đồng, vượt qua ngã ba ong Bạch Đằng-sông Cấm tại điểm đầu thuộc địa phận đầm Nhà Mạc, thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh và điểm cuối tuyến thuộc quận Hải An, thành phố Hải Phòng.

Dự án được chia thành 8 gói thầu xây lắp, trong đó phần cầu chính dây văng dài 700m, với sơ đồ kết cấu nhịp (110 + 110) m, nhịp chính vượt ong dài 240m, là một trong những cầu có khẩu độ nhịp vượt ong lớn nhất hiện nay, bề rộng mặt cầu chính 28m cho 4 làn xe. Cầu được xây dựng mới, vĩnh cửu bằng bê ong cốt thép và bê ong cốt thép dự ứng lực.

Cầu Bạch Đằng là cây cầu dây văng thứ hai của Việt Nam được thực hiện từ khâu thiết kế, thi công hoàn toàn do kỹ sư, công nhân người Việt Nam. Đặc biệt, trụ tháp cầu Bạch Đằng có chiều cao thấp và chiều cao thông tuyến lớn do phải bảo đảm hai yếu tố: Chiều cao bảo đảm lưu thông hàng hải của tàu tải trọng lớn ra vào và chiều cao tháp bị khống chế an toàn hàng không. Do đó, việc thi công phần dầm dây văng và phần cáp dây văng rất khó, phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật cao, góc nghiêng dây văng hẹp nhất so với các cầu dây văng trên thế giới từ trước đến nay. Tuy nhiên, tất cả các khó khăn về kỹ thuật, phức tạp đều đã được chuyên gia, cán bộ, kỹ sư người Việt Nam tính toán, thiết kế và đưa ra các giải pháp thi công.

Dự án hoàn thành sẽ rút ngắn chiều dài quãng đường từ Hà Nội đi Quảng Ninh từ 175km xuống còn 125km bằng đường cao tốc, rút ngắn một nửa thời gian từ Hà Nội đến Quảng Ninh. Dự án càng có ý nghĩa quan trọng góp phần hoàn thiện huyết mạch giao thông, hoàn chỉnh tuyến đường cao tốc kết nối tam giác kinh tế Quảng Ninh – Hải Phòng – Hà Nội, ongung tâm kinh tế lớn nhất của miền Bắc, góp phần hoàn thiện tuyến đường cao tốc ven biển duyên hải Bắc Bộ và vùng đồng bằng ong Hồng, kết nối từ Thủ đô Hà Nội đến cửa khẩu Móng Cái khi hai dự án cao tốc Hạ Long – Vân Đồn và Vân Đồn – Móng Cái được hoàn thành.

*Cũng trong sáng 28/4, ngay sau khi dự Lễ hợp long cầu Bạch Đằng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Đoàn công tác đã thị sát tuyến đường cao tốc từ cầu Bạch Đằng – Hạ Long – Vân Đồn; thị sát Dự án Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn./.

KINH TẾ

3.Quang Thọ. Nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững//http://www.nhandan.com.vn.- 2018.- Ngày 21 tháng 3

Từ nguồn vốn của Chương trình 135, huyện Đầm Hà (Quảng Ninh), nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, hỗ trợ phát triển chăn nuôi, trồng trọt, góp phần cải thiện đời sống của người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện.

Đầm Hà là huyện miền núi, ven biển còn nhiều khó khăn, với 80% dân số sống bằng nghề nông, thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao. Không lùi bước trước khó khăn, các cấp ủy đảng, chính quyền của huyện chủ động phối hợp các ngành từ Trung ương đến tỉnh, tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức trồng trọt và chăn nuôi cho người dân, đồng thời áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới vào sản xuất, từng bước giúp người dân vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập.

Một trong những cách làm hiệu quả của huyện Đầm Hà là thường xuyên kiểm tra, rà soát số hộ nghèo trên địa bàn, đồng thời tìm nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo đói ở từng gia đình, mỗi thôn, bản để từ đó đưa ra giải pháp giúp người dân vươn lên. Không chỉ được quan tâm hỗ trợ về nhà ở, đất sản xuất, huyện Đầm Hà còn giao cho các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện việc tín chấp với các ngân hàng như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ngân hàng Chính sách xã hội tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với nguồn vốn vay để đầu tư vào sản xuất. Đồng thời, thực hiện giám sát việc phát huy hiệu quả nguồn vốn vay tại địa phương, thường xuyên tuyên truyền, nhân rộng các mô hình trong phát triển kinh tế để người dân học tập... Chủ tịch UBND huyện Đầm Hà Trần Việt Dũng cho biết: “Huyện xác định, nếu hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt cho hộ nghèo thì sẽ nhàn cho cán bộ thực hiện cũng như việc tiếp nhận nguồn vốn của người dân, nhưng chắc chắn hiệu quả không cao. Do vậy, huyện đã lựa chọn và tập trung phát triển, nhân rộng mô hình chăn nuôi bò, hỗ trợ bò giống để thúc đẩy sản xuất cho người dân, nhất là các thôn, bản đặc biệt khó khăn”.

Gia đình chị Chíu Sám Múi ở bản Lý Sáy Chảy, xã Quảng Lâm, một trong những hộ dân tộc Dao đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu nhờ mô hình phát triển kinh tế chăn nuôi, kết hợp với trồng trọt. Ban đầu với nguồn vốn khiêm tốn, chị Múi mạnh dạn đầu tư vào chăn nuôi với phương châm lấy ngắn nuôi dài. Từ thành công bước đầu, chị Múi tăng số lượng đàn gia súc, gia cầm. Cùng với 20 triệu đồng có được từ chăn nuôi và trồng quế, Chi hội Phụ nữ bản Lý Sáy Chảy đứng ra tín chấp giúp chị vay thêm 30 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện để đầu tư mở rộng chuồng trại chăn nuôi, trồng quế và cây ăn quả. Nắm bắt được thị trường, chị Múi làm thêm dịch vụ thu mua quế của người dân trong bản. Nhờ cần cù, chịu khó mà mô hình kinh tế trồng trọt kết hợp với chăn nuôi và kinh doanh dịch vụ của gia đình chị Múi ngày càng đem lại hiệu quả cao… Mỗi năm, từ chăn nuôi, trồng trọt và làm dịch vụ, chị thu lãi gần 100 triệu đồng.

Trong năm 2017, huyện Đầm Hà đã trao 258 con bò giống sinh sản cho người dân ba xã Quảng An, Quảng Lợi và Quảng Lâm với tổng vốn đầu tư hơn bốn tỷ đồng. Để kiểm soát chặt chẽ quy trình thực hiện hỗ trợ bò giống, huyện Đầm Hà đã cử cán bộ trực tiếp xuống họp với dân, ưu tiên các hộ tiêu biểu sẽ được nhận hỗ trợ bò giống của huyện. Đến thời điểm này, người dân ở ba xã được trao bò giống đã thực hiện tốt quy trình chăn nuôi tại nhà, bảo đảm về nguồn thức ăn và ứng phó tốt với biến đổi thời tiết cho nên đàn bò phát triển tốt.

Nhờ thực hiện lồng ghép hiệu quả các chương trình dự án hỗ trợ của Nhà nước với việc tuyên truyền khuyến khích người dân nâng cao ý thức trong công tác giảm nghèo, bộ mặt nông thôn của huyện Đầm Hà có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao. Đến nay, trên địa bàn huyện còn gần 580 hộ nghèo, đáng chú ý, hai xã Quảng An, Quảng Lợi và bảy thôn ra khỏi diện đặc biệt khó khăn. Nhiều hộ dân còn vươn lên làm giàu nhờ tận dụng lợi thế đất đai và khí hậu ở vùng này phù hợp với phát triển cây đinh lăng kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung. Gia đình anh Phạm Văn Dương ở thôn Sơn Hải, xã Đầm Hà đã trồng gần 70 nghìn cây đinh lăng trên diện tích 4 ha. Anh Dương cho biết: Gia đình rất tin tưởng vào thành công từ mô hình trồng cây đinh lăng và mong muốn tiếp tục vay vốn để mở rộng diện tích.

Bằng việc triển khai đồng bộ các giải pháp, nhất là cải cách thủ tục hành chính, thu hút đầu tư của huyện Đầm Hà đã có bước tăng trưởng mạnh mẽ, diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc. Để có được thành công nêu trên, huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động thực hiện công tác giảm nghèo, giới thiệu các mô hình giảm nghèo hiệu quả, nhằm nâng cao nhận thức cho người dân, giúp các hộ chủ động vươn lên thoát nghèo, tránh tư tưởng trông chờ, ỷ lại… Đồng thời, huyện chủ động thực hiện lồng ghép chương trình giảm nghèo với phát triển kinh tế - xã hội, các chương trình dự án, hỗ trợ về y tế, giáo dục, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, trợ giúp pháp lý, các chính sách an sinh xã hội. Thời gian tới, huyện Đầm Hà tiếp tục thực hiện các chính sách giảm nghèo thường xuyên, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, trong đó tập trung vào đầu tư kết cấu hạ tầng ở các địa bàn đặc biệt khó khăn; hỗ trợ sản xuất, tăng thu nhập cho người nghèo; xây dựng và nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững, đặc biệt hộ nghèo là đồng bào DTTS ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn...

4.Quang Thọ. Quảng Ninh đứng đầu toàn quốc về chỉ số CPI năm 2017//http://www.nhandan.com.vn.- 2018 .- Ngày 22 tháng 3

NDĐT - Ngày 22-3, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức công bố báo cáo thường niên Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2017.

Trong bảng xếp hạng PCI 2017, tỉnh Quảng Ninh lần đầu tiên vươn lên vị trí dẫn đầu với điểm số 70,7 trên thang điểm 100. Những địa phương khác trong nhóm 10 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất năm 2017 lần lượt gồm: Đà Nẵng (70,1 điểm), Đồng Tháp (68,8 điểm), Long An (66,7 điểm), Bến Tre (66,7 điểm), Vĩnh Long (66,1 điểm) và Cần Thơ (65,1 điểm). Các địa phương nằm trong nhóm xếp hạng cao còn có: Lào Cai, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bình Dương, Thái Nguyên, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bắc Ninh...

Qua 13 năm liên tiếp, báo cáo PCI 2017 dựa trên thông tin phản hồi từ 12 nghìn doanh nghiệp, trong đó có hơn 10.200 doanh nghiệp dân doanh đang hoạt động tại 63 tỉnh, thành phố và gần 1.800 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại 21 tỉnh, thành phố tại Việt Nam.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Đức Long nhấn mạnh, trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh luôn xác định cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh là động lực quan trọng để thúc đẩy thu hút các nguồn lực ngoài ngân sách cho đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Quảng Ninh đặc biệt quan tâm đến chỉ số PCI, vì đó chính là thước đo, là cơ sở, động lực để đẩy mạnh cải cách, nâng cao chất lượng điều hành, phát triển kinh tế của chính quyền cấp tỉnh từ góc nhìn của cộng đồng doanh nghiệp. Hơn 10 năm gắn bó với PCI, Quảng Ninh cũng đã trải qua nhiều lần xếp hạng, thậm chí đã có lúc nằm trong nhóm gần cuối bảng xếp hạng (58/63 vào năm 2007) và sự lên xuống không ổn định trong giai đoạn trước, rồi đến khi tiến lên và duy trì trong nhóm các tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành kinh tế xuất sắc nhất cả nước trong năm năm liên tiếp, và năm 2017, lần đầu tiên Quảng Ninh vươn lên vị trí dẫn đầu trong số các tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành kinh tế xuất sắc nhất.

Để có được kết quả này, Quảng Ninh đã mạnh dạn tìm tòi đổi mới, sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm nhằm tổ chức thực hiện có hiệu quả “ba đột phá chiến lược” từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đề ra gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế và chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh” nhằm tạo bước đột phá trong quá trình phát triển, nhanh chóng khắc phục những điểm còn bất lợi để chuyển biến thành lợi thế cạnh tranh của tỉnh. Đặc biệt năm năm gần đây, Quảng Ninh đã tập trung tối đa nguồn lực cho đầu tư phát triển, đặc biệt là đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, điện, phát triển đô thị, xây dựng nông thôn mới, thiết chế sản phẩm du lịch đẳng cấp quốc tế, giải quyết thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, minh bạch, giảm thủ tục, giảm thời gian, giảm chi phí cho nhà đầu tư và nhân dân, bảo đảm bốn bước (tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt, trả kết quả) tại chỗ.

5.Hợp tác quốc tế nhằm thúc đẩy tăng trưởng xanh ở Quảng Ninh//http://dangcongsan.vn.- 2018.- Ngày 18 tháng 4

(ĐCSVN) – Những bài học kinh nghiệm từ Mô hình hồ Biwa của tỉnh Shiga (Nhật Bản) đã được áp dụng tại Quảng Ninh trong khuôn khổ Dự án hợp tác kĩ thuật “Thúc đẩy tăng trưởng xanh khu vực vịnh Hạ Long” do Cơ quan Hợp tác Quốc tế (JICA) tài trợ.

Ngày 18/4, tại Quảng Ninh, UBND tỉnh Quảng Ninh và JICA đã phối hợp tổ chức “Hội thảo phổ biến và thúc đẩy tăng trưởng xanh”.

Tại Hội thảo, các nhà khoa học, nghiên cứu khẳng định, tăng trưởng xanh là mối quan tâm hàng đầu của hầu hết các quốc gia trên thế giới hiện nay. Đặc biệt quan trọng hơn, khi thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (cách mạng công nghệ 4.0). Ở đó, nhu cầu tiêu dùng xanh đang trở thành một xu hướng. Việc thúc đẩy tăng trưởng xanh của tỉnh Quảng Ninh nói chung và vịnh Hạ Long nói riêng cũng nằm trong quy luật đó.

Trong khuôn khổ dự án, những bài học kinh nghiệm từ Mô hình hồ Biwa của tỉnh Shiga (Nhật Bản) được áp dụng vào phát triển xanh tại tỉnh Quảng Ninh. Về căn bản, Mô hình hồ Biwa đòi hỏi sự tham gia của tất cả các bên liên quan, bao gồm chính quyền địa phương, cộng đồng người dân và các trường đại học, nhằm cải thiện và bảo vệ nguồn nước hồ Biwa  – vốn là nguồn nước quý giá ở khu vực Kansai, đồng thời thúc đẩy du lịch sinh thái trong vùng.

Trong mười năm qua, JICA đã hợp tác với tỉnh Quảng Ninh thực hiện một loạt dự án. Năm 2014, Quảng Ninh là tỉnh được chọn làm thí điểm hoạt động thúc đẩy tăng trưởng xanh ở Việt Nam, trên cơ sở Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và JICA đã khởi xướng dự án này nhằm giúp tỉnh Quảng Ninh trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ nâu sang xanh, thông qua năm hoạt động thí điểm. Dự án được kỳ vọng sẽ thiết lập một cơ chế thúc đẩy các biện pháp giảm thiểu, có sự phối hợp giữa khu vực công và khu vực tư nhân./.

6.Quang Thọ. Đoàn Quốc hội khảo sát Đề án thành lập Đặc khu Vân Đồn//http://www.nhandan.com.vn.- 2018.- Ngày 27 tháng 4

1.Hợp long cầu Bạch Đằng nối Quảng Ninh và Hải Phòng//http://dangcongsan.vn.- 2018.- Ngày 28 tháng 4

Cầu Bạch Đằng là dự án tầm cỡ quốc tế, với tổng mức đầu tư gần 7.300 tỷ đồng. Dự án góp phần hoàn thiện huyết mạch giao thông, hoàn chỉnh tuyến đường cao tốc kết nối tam giác kinh tế Quảng Ninh - Hải Phòng - Hà Nội, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước.

Sáng 28/4, tại Quảng Ninh, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã dự Lễ hợp long cầu Bạch Đằng – công trình nằm trong chuỗi dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, nối liền tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng.

Cùng tham dự có: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính; Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh; lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Quân khu 3; Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Văn Đọc, Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Văn Thành, đại diện các bộ, ngành hữu quan, cùng đại diện các nhà thầu, đội ngũ cán bộ, kỹ sư, công nhân thi công công trình…

2.Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và các đại biểu thực hiện nghi lễ hợp long cầu Bạch Đằng. Ảnh: Trọng Đức – TTXVN//http://dangcongsan.vn.-2018.-Ngày 28 tháng 4

Phát biểu tại buổi lễ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc hợp long cầu Bạch Đằng, tiến tới khánh thành tuyến cao tốc Hải Phòng – Hạ Long – Vân Đồn sau 3 năm xây dựng với khoảng 100 km đường cao tốc mang nhiều ý nghĩa quan trọng; minh chứng cho chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước đã thành hiện thực, đó là sự thành công trong hợp tác công-tư để phát triển cơ sở hạ tầng. Quảng Ninh là tỉnh đầu tiên trong cả nước tự xây dựng đường cao tốc, sân bay, cảng tàu với sự tự chủ động, huy động đầu tư cao. Cầu Bạch Đằng, tuyến cao tốc Hải Phòng – Hạ Long – Vân Đồn sẽ góp phần kết nối 3 trung tâm kinh tế lớn của miền Bắc là Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh – ba cực tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước.

Đồng chí Phạm Minh Chính cho rằng, cầu Bạch Đằng với tổng chiều dài 5,4 km, đây là lần đầu tiên do Việt Nam thiết kế và thi công, với công nghệ tiên tiến, hiện đại nhất hiện nay đã thể hiện trí tuệ của người Việt Nam. Cùng với đó công trình thể hiện sự hợp tác chặt chẽ, hiệu quả, sự đồng thuận giữa các bộ, ngành, địa phương, giữa các doanh nghiệp tư nhân (8 doanh nghiệp). Cầu Bạch Đằng, tuyến cao tốc Hải Phòng – Hạ Long – Vân Đồn góp phần quan trọng, tạo lợi thế cạnh tranh của cả vùng, nhất là Hải Phòng, Hải Phòng, Hải Dương, đặc biệt là “đánh thức” ba huyện: Cát Bà, Quảng Yên và Vân Đồn – những nơi giàu tiềm năng nhưng chưa có cơ hội khai thác.

Công trình cũng khẳng định tư duy, tầm nhìn và hành động dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì cái chung của lãnh đạo một số bộ, ngành, của tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng; minh chứng cho bài học một việc dù khó khăn đến mấy, nếu có suy nghĩ chín chắn, có quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt và biết huy động sức mạnh tổng hợp thì sẽ thành công…

Công trình cầu Bạch Đằng là một trong những công trình có quy mô lớn, nằm trong tuyến cao tốc Hạ Long – Hải Phòng do tỉnh Quảng Ninh triển khai theo hình thức hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT), khởi công ngày 25/1/2015. Sau hơn 3 năm thi công xây dựng, đến nay, các hạng mục xây lắp chính của công trình đã cơ bản hoàn thành, đủ điều kiện hợp long đốt dầm cuối cùng nối hai bờ Hải Phòng và Quảng Ninh.

Cầu Bạch Đằng là dự án tầm cỡ quốc tế, với tổng mức đầu tư gần 7.300 tỷ đồng, vượt qua ngã ba ong Bạch Đằng-sông Cấm tại điểm đầu thuộc địa phận đầm Nhà Mạc, thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh và điểm cuối tuyến thuộc quận Hải An, thành phố Hải Phòng.

Dự án được chia thành 8 gói thầu xây lắp, trong đó phần cầu chính dây văng dài 700m, với sơ đồ kết cấu nhịp (110 + 110) m, nhịp chính vượt ong dài 240m, là một trong những cầu có khẩu độ nhịp vượt ong lớn nhất hiện nay, bề rộng mặt cầu chính 28m cho 4 làn xe. Cầu được xây dựng mới, vĩnh cửu bằng bê ong cốt thép và bê ong cốt thép dự ứng lực.

Cầu Bạch Đằng là cây cầu dây văng thứ hai của Việt Nam được thực hiện từ khâu thiết kế, thi công hoàn toàn do kỹ sư, công nhân người Việt Nam. Đặc biệt, trụ tháp cầu Bạch Đằng có chiều cao thấp và chiều cao thông tuyến lớn do phải bảo đảm hai yếu tố: Chiều cao bảo đảm lưu thông hàng hải của tàu tải trọng lớn ra vào và chiều cao tháp bị khống chế an toàn hàng không. Do đó, việc thi công phần dầm dây văng và phần cáp dây văng rất khó, phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật cao, góc nghiêng dây văng hẹp nhất so với các cầu dây văng trên thế giới từ trước đến nay. Tuy nhiên, tất cả các khó khăn về kỹ thuật, phức tạp đều đã được chuyên gia, cán bộ, kỹ sư người Việt Nam tính toán, thiết kế và đưa ra các giải pháp thi công.

Dự án hoàn thành sẽ rút ngắn chiều dài quãng đường từ Hà Nội đi Quảng Ninh từ 175km xuống còn 125km bằng đường cao tốc, rút ngắn một nửa thời gian từ Hà Nội đến Quảng Ninh. Dự án càng có ý nghĩa quan trọng góp phần hoàn thiện huyết mạch giao thông, hoàn chỉnh tuyến đường cao tốc kết nối tam giác kinh tế Quảng Ninh – Hải Phòng – Hà Nội, ongung tâm kinh tế lớn nhất của miền Bắc, góp phần hoàn thiện tuyến đường cao tốc ven biển duyên hải Bắc Bộ và vùng đồng bằng ong Hồng, kết nối từ Thủ đô Hà Nội đến cửa khẩu Móng Cái khi hai dự án cao tốc Hạ Long – Vân Đồn và Vân Đồn – Móng Cái được hoàn thành.

*Cũng trong sáng 28/4, ngay sau khi dự Lễ hợp long cầu Bạch Đằng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Đoàn công tác đã thị sát tuyến đường cao tốc từ cầu Bạch Đằng – Hạ Long – Vân Đồn; thị sát Dự án Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn./.

KINH TẾ

3.Quang Thọ. Nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững//http://www.nhandan.com.vn.- 2018.- Ngày 21 tháng 3

Từ nguồn vốn của Chương trình 135, huyện Đầm Hà (Quảng Ninh), nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, hỗ trợ phát triển chăn nuôi, trồng trọt, góp phần cải thiện đời sống của người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện.

Đầm Hà là huyện miền núi, ven biển còn nhiều khó khăn, với 80% dân số sống bằng nghề nông, thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao. Không lùi bước trước khó khăn, các cấp ủy đảng, chính quyền của huyện chủ động phối hợp các ngành từ Trung ương đến tỉnh, tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức trồng trọt và chăn nuôi cho người dân, đồng thời áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới vào sản xuất, từng bước giúp người dân vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập.

Một trong những cách làm hiệu quả của huyện Đầm Hà là thường xuyên kiểm tra, rà soát số hộ nghèo trên địa bàn, đồng thời tìm nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo đói ở từng gia đình, mỗi thôn, bản để từ đó đưa ra giải pháp giúp người dân vươn lên. Không chỉ được quan tâm hỗ trợ về nhà ở, đất sản xuất, huyện Đầm Hà còn giao cho các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện việc tín chấp với các ngân hàng như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ngân hàng Chính sách xã hội tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với nguồn vốn vay để đầu tư vào sản xuất. Đồng thời, thực hiện giám sát việc phát huy hiệu quả nguồn vốn vay tại địa phương, thường xuyên tuyên truyền, nhân rộng các mô hình trong phát triển kinh tế để người dân học tập... Chủ tịch UBND huyện Đầm Hà Trần Việt Dũng cho biết: “Huyện xác định, nếu hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt cho hộ nghèo thì sẽ nhàn cho cán bộ thực hiện cũng như việc tiếp nhận nguồn vốn của người dân, nhưng chắc chắn hiệu quả không cao. Do vậy, huyện đã lựa chọn và tập trung phát triển, nhân rộng mô hình chăn nuôi bò, hỗ trợ bò giống để thúc đẩy sản xuất cho người dân, nhất là các thôn, bản đặc biệt khó khăn”.

Gia đình chị Chíu Sám Múi ở bản Lý Sáy Chảy, xã Quảng Lâm, một trong những hộ dân tộc Dao đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu nhờ mô hình phát triển kinh tế chăn nuôi, kết hợp với trồng trọt. Ban đầu với nguồn vốn khiêm tốn, chị Múi mạnh dạn đầu tư vào chăn nuôi với phương châm lấy ngắn nuôi dài. Từ thành công bước đầu, chị Múi tăng số lượng đàn gia súc, gia cầm. Cùng với 20 triệu đồng có được từ chăn nuôi và trồng quế, Chi hội Phụ nữ bản Lý Sáy Chảy đứng ra tín chấp giúp chị vay thêm 30 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện để đầu tư mở rộng chuồng trại chăn nuôi, trồng quế và cây ăn quả. Nắm bắt được thị trường, chị Múi làm thêm dịch vụ thu mua quế của người dân trong bản. Nhờ cần cù, chịu khó mà mô hình kinh tế trồng trọt kết hợp với chăn nuôi và kinh doanh dịch vụ của gia đình chị Múi ngày càng đem lại hiệu quả cao… Mỗi năm, từ chăn nuôi, trồng trọt và làm dịch vụ, chị thu lãi gần 100 triệu đồng.

Trong năm 2017, huyện Đầm Hà đã trao 258 con bò giống sinh sản cho người dân ba xã Quảng An, Quảng Lợi và Quảng Lâm với tổng vốn đầu tư hơn bốn tỷ đồng. Để kiểm soát chặt chẽ quy trình thực hiện hỗ trợ bò giống, huyện Đầm Hà đã cử cán bộ trực tiếp xuống họp với dân, ưu tiên các hộ tiêu biểu sẽ được nhận hỗ trợ bò giống của huyện. Đến thời điểm này, người dân ở ba xã được trao bò giống đã thực hiện tốt quy trình chăn nuôi tại nhà, bảo đảm về nguồn thức ăn và ứng phó tốt với biến đổi thời tiết cho nên đàn bò phát triển tốt.

Nhờ thực hiện lồng ghép hiệu quả các chương trình dự án hỗ trợ của Nhà nước với việc tuyên truyền khuyến khích người dân nâng cao ý thức trong công tác giảm nghèo, bộ mặt nông thôn của huyện Đầm Hà có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao. Đến nay, trên địa bàn huyện còn gần 580 hộ nghèo, đáng chú ý, hai xã Quảng An, Quảng Lợi và bảy thôn ra khỏi diện đặc biệt khó khăn. Nhiều hộ dân còn vươn lên làm giàu nhờ tận dụng lợi thế đất đai và khí hậu ở vùng này phù hợp với phát triển cây đinh lăng kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung. Gia đình anh Phạm Văn Dương ở thôn Sơn Hải, xã Đầm Hà đã trồng gần 70 nghìn cây đinh lăng trên diện tích 4 ha. Anh Dương cho biết: Gia đình rất tin tưởng vào thành công từ mô hình trồng cây đinh lăng và mong muốn tiếp tục vay vốn để mở rộng diện tích.

Bằng việc triển khai đồng bộ các giải pháp, nhất là cải cách thủ tục hành chính, thu hút đầu tư của huyện Đầm Hà đã có bước tăng trưởng mạnh mẽ, diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc. Để có được thành công nêu trên, huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động thực hiện công tác giảm nghèo, giới thiệu các mô hình giảm nghèo hiệu quả, nhằm nâng cao nhận thức cho người dân, giúp các hộ chủ động vươn lên thoát nghèo, tránh tư tưởng trông chờ, ỷ lại… Đồng thời, huyện chủ động thực hiện lồng ghép chương trình giảm nghèo với phát triển kinh tế - xã hội, các chương trình dự án, hỗ trợ về y tế, giáo dục, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, trợ giúp pháp lý, các chính sách an sinh xã hội. Thời gian tới, huyện Đầm Hà tiếp tục thực hiện các chính sách giảm nghèo thường xuyên, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, trong đó tập trung vào đầu tư kết cấu hạ tầng ở các địa bàn đặc biệt khó khăn; hỗ trợ sản xuất, tăng thu nhập cho người nghèo; xây dựng và nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững, đặc biệt hộ nghèo là đồng bào DTTS ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn...

4.Quang Thọ. Quảng Ninh đứng đầu toàn quốc về chỉ số CPI năm 2017//http://www.nhandan.com.vn.- 2018 .- Ngày 22 tháng 3

NDĐT - Ngày 22-3, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức công bố báo cáo thường niên Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2017.

Trong bảng xếp hạng PCI 2017, tỉnh Quảng Ninh lần đầu tiên vươn lên vị trí dẫn đầu với điểm số 70,7 trên thang điểm 100. Những địa phương khác trong nhóm 10 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất năm 2017 lần lượt gồm: Đà Nẵng (70,1 điểm), Đồng Tháp (68,8 điểm), Long An (66,7 điểm), Bến Tre (66,7 điểm), Vĩnh Long (66,1 điểm) và Cần Thơ (65,1 điểm). Các địa phương nằm trong nhóm xếp hạng cao còn có: Lào Cai, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bình Dương, Thái Nguyên, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bắc Ninh...

Qua 13 năm liên tiếp, báo cáo PCI 2017 dựa trên thông tin phản hồi từ 12 nghìn doanh nghiệp, trong đó có hơn 10.200 doanh nghiệp dân doanh đang hoạt động tại 63 tỉnh, thành phố và gần 1.800 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại 21 tỉnh, thành phố tại Việt Nam.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Đức Long nhấn mạnh, trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh luôn xác định cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh là động lực quan trọng để thúc đẩy thu hút các nguồn lực ngoài ngân sách cho đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Quảng Ninh đặc biệt quan tâm đến chỉ số PCI, vì đó chính là thước đo, là cơ sở, động lực để đẩy mạnh cải cách, nâng cao chất lượng điều hành, phát triển kinh tế của chính quyền cấp tỉnh từ góc nhìn của cộng đồng doanh nghiệp. Hơn 10 năm gắn bó với PCI, Quảng Ninh cũng đã trải qua nhiều lần xếp hạng, thậm chí đã có lúc nằm trong nhóm gần cuối bảng xếp hạng (58/63 vào năm 2007) và sự lên xuống không ổn định trong giai đoạn trước, rồi đến khi tiến lên và duy trì trong nhóm các tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành kinh tế xuất sắc nhất cả nước trong năm năm liên tiếp, và năm 2017, lần đầu tiên Quảng Ninh vươn lên vị trí dẫn đầu trong số các tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành kinh tế xuất sắc nhất.

Để có được kết quả này, Quảng Ninh đã mạnh dạn tìm tòi đổi mới, sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm nhằm tổ chức thực hiện có hiệu quả “ba đột phá chiến lược” từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đề ra gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế và chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh” nhằm tạo bước đột phá trong quá trình phát triển, nhanh chóng khắc phục những điểm còn bất lợi để chuyển biến thành lợi thế cạnh tranh của tỉnh. Đặc biệt năm năm gần đây, Quảng Ninh đã tập trung tối đa nguồn lực cho đầu tư phát triển, đặc biệt là đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, điện, phát triển đô thị, xây dựng nông thôn mới, thiết chế sản phẩm du lịch đẳng cấp quốc tế, giải quyết thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, minh bạch, giảm thủ tục, giảm thời gian, giảm chi phí cho nhà đầu tư và nhân dân, bảo đảm bốn bước (tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt, trả kết quả) tại chỗ.

5.Hợp tác quốc tế nhằm thúc đẩy tăng trưởng xanh ở Quảng Ninh//http://dangcongsan.vn.- 2018.- Ngày 18 tháng 4

(ĐCSVN) – Những bài học kinh nghiệm từ Mô hình hồ Biwa của tỉnh Shiga (Nhật Bản) đã được áp dụng tại Quảng Ninh trong khuôn khổ Dự án hợp tác kĩ thuật “Thúc đẩy tăng trưởng xanh khu vực vịnh Hạ Long” do Cơ quan Hợp tác Quốc tế (JICA) tài trợ.

Ngày 18/4, tại Quảng Ninh, UBND tỉnh Quảng Ninh và JICA đã phối hợp tổ chức “Hội thảo phổ biến và thúc đẩy tăng trưởng xanh”.

Tại Hội thảo, các nhà khoa học, nghiên cứu khẳng định, tăng trưởng xanh là mối quan tâm hàng đầu của hầu hết các quốc gia trên thế giới hiện nay. Đặc biệt quan trọng hơn, khi thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (cách mạng công nghệ 4.0). Ở đó, nhu cầu tiêu dùng xanh đang trở thành một xu hướng. Việc thúc đẩy tăng trưởng xanh của tỉnh Quảng Ninh nói chung và vịnh Hạ Long nói riêng cũng nằm trong quy luật đó.

Trong khuôn khổ dự án, những bài học kinh nghiệm từ Mô hình hồ Biwa của tỉnh Shiga (Nhật Bản) được áp dụng vào phát triển xanh tại tỉnh Quảng Ninh. Về căn bản, Mô hình hồ Biwa đòi hỏi sự tham gia của tất cả các bên liên quan, bao gồm chính quyền địa phương, cộng đồng người dân và các trường đại học, nhằm cải thiện và bảo vệ nguồn nước hồ Biwa  – vốn là nguồn nước quý giá ở khu vực Kansai, đồng thời thúc đẩy du lịch sinh thái trong vùng.

Trong mười năm qua, JICA đã hợp tác với tỉnh Quảng Ninh thực hiện một loạt dự án. Năm 2014, Quảng Ninh là tỉnh được chọn làm thí điểm hoạt động thúc đẩy tăng trưởng xanh ở Việt Nam, trên cơ sở Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và JICA đã khởi xướng dự án này nhằm giúp tỉnh Quảng Ninh trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ nâu sang xanh, thông qua năm hoạt động thí điểm. Dự án được kỳ vọng sẽ thiết lập một cơ chế thúc đẩy các biện pháp giảm thiểu, có sự phối hợp giữa khu vực công và khu vực tư nhân./.

6.Quang Thọ. Đoàn Quốc hội khảo sát Đề án thành lập Đặc khu Vân Đồn//http://www.nhandan.com.vn.- 2018.- Ngày 27 tháng 4

NDĐT - Ngày 27-4, Đoàn công tác do ông Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội khóa XIV làm trưởng đoàn đã đi khảo sát và có buổi làm việc với tỉnh Quảng Ninh về Đề án thành lập Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn.

Tại buổi làm việc, các thành viên của Đoàn công tác đánh giá cao quyết tâm chính trị của Quảng Ninh. Riêng đối với Đề án thành lập Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt Vân Đồn đã được tỉnh chuẩn bị chu đáo, xây dựng công phu, có nhiều điểm mới, đặc thù, đi sâu phân tích lợi thế.

Tuy nhiên, qua nghiên cứu Đề án, các thành viên trong Đoàn đã trao đổi với tỉnh để làm rõ một số nội dung liên quan mô hình tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương tại Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt Vân Đồn; việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển thực tiễn; hệ thống hành chính tư pháp; ngành nghề ưu tiên…

Tại buổi làm việc, đồng chí Phan Xuân Dũng khẳng định, việc xây dựng Đề án thành lập Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt Vân Đồn thể hiện khát vọng phát triển không chỉ của riêng tỉnh Quảng Ninh mà còn là của cả đất nước. Đánh giá cao việc chuẩn bị Đề án của Quảng Ninh đã dựa trên các căn cứ nghiên cứu khoa học, có sự tham khảo kinh nghiệm xây dựng đặc khu kinh tế của các quốc gia trên thế giới. Đặc biệt, với quyết tâm chính trị cao, Quảng Ninh tìm ra được hướng đi mới, có nhiều đột phá trong đầu tư hạ tầng cơ sở, hạ tầng kết nối, huy động được nguồn lực để đầu tư sân bay, cảng biển và các khu du lịch đẳng cấp…

Do đó, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường hoàn toàn nhất trí và sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ tối đa tỉnh Quảng Ninh trong triển khai đề án này. Đồng chí cũng đề nghị các thành viên Ủy ban tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách đặc biệt, thực sự vượt trội đối với Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt sẽ được Quốc hội thảo luận trong kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV tới đây.

7.Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại hiệu quả tại Quảng Ninh//http://dangcongsan.vn.-2018.- Ngày 27 tháng 4

Hội chợ OCOP được tỉnh Quảng Ninh tổ chức theo định kỳ 2 lần mỗi năm. Hội chợ đã trở thành sản phẩm du lịch của tỉnh, là hoạt động xúc tiến thương mại hiệu quả, qua đó kết nối cung - cầu giữa các nhà sản xuất và các đầu mối tiêu thụ, từ đó định hướng phát triển sản xuất sản phẩm hàng hóa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Tối 27/4, tại Cung quy hoạch hội chợ triển lãm và Văn hóa tỉnh Quảng Ninh, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã tham dự và cắt băng khai mạc Hội chợ mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP) khu vực phía Bắc - Quảng Ninh năm 2018.

Cùng dự có: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính; Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng; Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường; Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Văn Đọc; lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương, đại diện Đại sứ quán một số nước tại Việt Nam, đại diện hơn 40 địa phương trong cả nước cùng đông đảo nhân dân, du khách trong nước và quốc tế.

Để xúc tiến thương mại cho những sản phẩm OCOP của tỉnh, Quảng Ninh đã tổ chức Hội chợ OCOP theo định kỳ 2 lần mỗi năm. Hội chợ đã trở thành sản phẩm du lịch của tỉnh, là hoạt động xúc tiến thương mại hiệu quả, qua đó kết nối cung - cầu giữa các nhà sản xuất và các đầu mối tiêu thụ, từ đó định hướng phát triển sản xuất sản phẩm hàng hóa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Hội chợ OCOP khu vực phía Bắc - Quảng Ninh 2018 với chủ đề "Hội chợ Thương hiệu OCOP Quảng Ninh - Hội tụ và Lan tỏa", lần đầu tiên được nâng lên tầm khu vực, được Bộ Công Thương hỗ trợ đưa vào chương trình xúc tiến thương mại quốc gia. Với quy mô lớn nhất từ trước đến nay, Hội chợ quy tụ 460 gian hàng, trong đó có 120 gian hàng của 14/14 huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Quảng Ninh; 108 gian hàng của 42 tỉnh, thành phố trong cả nước; 32 gian hàng của các doanh nghiệp nước ngoài đến từ 5 quốc gia gồm: Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Iran và Campuchia với nhiều sản phẩm nông sản, sản phẩm đặc trưng của các vùng, miền và các nước. Đặc biệt, khu gian hàng làng nghề, thủ công mỹ nghệ quy tụ nhiều sản phẩm làng nghề đặc trưng của một số tỉnh, thành phố như: lụa Vạn Phúc, chạm bạc Đồng Sâm, mây tre đan Hà Nam...

Hội chợ năm nay có các hoạt động như: Lễ hội bia, lễ hội bánh ba miền (Bắc - Trung - Nam), triển lãm và giới thiệu các sản phẩm làng nghề truyền thống Việt Nam, trưng bày sinh vật cảnh đến từ mọi miền đất nước... tạo không khí vui tươi, phấn khởi phục vụ người dân và du khách đến với Hạ Long, Quảng Ninh trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5.

Hội chợ là cơ hội cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP tỉnh Quảng Ninh giao lưu, trao đổi, học tập kinh nghiệm, đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm; đồng thời tìm kiếm thông tin thị trường, tìm kiếm khách hàng và ký kết các hợp đồng đại lý tiêu thụ sản phẩm, hợp tác phát triển sản phẩm; góp phần kích thích phát triển sản xuất; nâng cao nhận thức của người sản xuất và người tiêu dùng về chương trình OCOP tỉnh Quảng Ninh.

Trong khuôn khổ hội chợ đã diễn ra lễ công bố kết quả chấm điểm và tổ chức trao giấy chứng nhận xếp hạng sản phẩm OCOP Quảng Ninh năm 2018. Các sản phẩm được trao giấy chứng nhận năm nay đã được hội đồng chuyên môn chấm điểm, đánh giá xếp hạng sao theo tiêu chí của Chương trình OCOP. Đây là bước tiến nhằm chuẩn hóa sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế, từ đó giúp các cơ sở sản xuất đi đúng hướng, giúp người tiêu dùng có căn cứ lựa chọn sản phẩm uy tín.

Đây cũng là một trong những sự kiện nổi bật trong chuỗi các sự kiện của Năm Du lịch Quốc gia 2018 - Hạ Long - Quảng Ninh./.

8.Khai mạc Hội chợ OCOP khu vực phía bắc – Quảng Ninh năm 2018//http://www.nhandan.com.vn.-2018.-Ngày 28 tháng 4

Tối 27-4, tại Cung Quy hoạch hội chợ triển lãm và Văn hóa tỉnh Quảng Ninh, Hội chợ Chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP) khu vực phía bắc – Quảng Ninh năm 2018 chính thức khai mạc. Tới dự, có Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Ðảng, Trưởng Ban Tổ chức T.Ư; các đồng chí Ủy viên T.Ư Ðảng: Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội; đồng chí Nguyễn Văn Ðọc, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh; lãnh đạo các bộ, ban, ngành; đại diện lãnh đạo các tỉnh, thành phố trong cả nước; đại diện Ðại sứ quán một số nước tại Việt Nam; đông đảo nhân dân, du khách trong nước và quốc tế.

Ðây là hoạt động hằng năm của chương trình OCOP Quảng Ninh nhằm đẩy mạnh xúc tiến quảng bá, giới thiệu sản phẩm của tỉnh ra thị trường trong nước và quốc tế. Tham gia hội chợ năm nay có 460 gian hàng của 42 tỉnh, thành phố trong cả nước và năm quốc gia, gồm Hàn Quốc, Thái-lan, Cam-pu-chia, Nhật Bản, I-ran với nhiều sản phẩm nông sản, sản phẩm đặc trưng của các vùng miền và các nước. Ðáng chú ý, khu gian hàng làng nghề, thủ công mỹ nghệ quy tụ nhiều sản phẩm làng nghề đặc trưng như lụa Vạn Phúc, chạm bạc Ðồng Sâm, mây tre đan Hà Nam… của các tỉnh Thái Bình, Hà Nội, Hải Dương…

Hội chợ năm nay còn có Lễ hội Bia, Lễ hội Bánh ba miền (bắc – trung – nam), triển lãm và giới thiệu các sản phẩm làng nghề truyền thống Việt Nam, trưng bày sinh vật cảnh đến từ mọi miền đất nước… tạo không khí vui tươi phấn khởi phục vụ người dân và du khách trong nước và ngoài nước đến với Hạ Long, Quảng Ninh trong kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5.

Hội chợ là một trong những sự kiện nổi bật trong chuỗi các sự kiện của Năm Du lịch Quốc gia 2018 được tổ chức tại Hạ Long – Quảng Ninh.

9.Cầu Bạch Đằng và 8 bài học kinh nghiệm lớn//http://baoquangninh.com.vn.- 2018.- Ngày 29 tháng 4

Ngày 28/4, cầu Bạch Đằng chính thức hợp long nối liền 2 bờ dòng sông lịch sử Bạch Đằng. Đây là mốc đánh dấu giai đoạn hoàn thành thi công các hạng mục kết cấu chính của cầu để chuyển sang các hạng mục hoàn thiện. Dự buổi lễ, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, đã có bài phát biểu, trong đó nhấn mạnh về 8 ý nghĩa to lớn từ dự án cầu Bạch Đằng. Báo Quảng Ninh trân trọng đăng bài phát biểu của đồng chí Phạm Minh Chính.

Kính thưa các vị đại biểu!

Kính thưa toàn thể nhân dân!

Đồng chí Phạm Minh Chính biểu dương cách làm của Quảng Ninh, sự nỗ lực của các nhà đầu tư và nhà thầu thi công cầu Bạch Đằng.

Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, phát biểu tại lễ hợp long cầu Bạch Đằng.

Trong điều kiện Quảng Ninh không có một đồng nào trong tay, nhưng tỉnh đã rất sáng tạo, quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt và bám trụ đến cùng để xây dựng cầu Bạch Đẳng. Khi đó, hàng chục cuộc họp lớn, nhỏ được diễn ra, các đồng chí lãnh đạo tỉnh trực tiếp đi ra nước ngoài để kêu gọi đầu tư làm cầu, mạnh dạn huy động các nguồn lực trong nước vô cùng vất vả. Chỉ tính riêng việc thống nhất 8 nhà đầu tư cùng góp vốn làm cầu đã phải họp liền trong 6 tháng trời... Rồi đến khi chính thức khởi công dự án vào ngày 25/1/2015, chúng tôi vẫn chưa thật sự tin tưởng, bởi công tác tổ chức thi công quá gian nan, công nghệ mới, phức tạp, bị hạn chế nhiều yếu tố... Song đến nay, cây cầu đã chuẩn bị hoàn thành, tôi thực sự xúc động.

Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính kiểm tra công trường cầu Bạch Đằng

Đồng chí Phạm Minh Chính chia sẻ những kỉ niệm ngày đầu triển khai cầu Bạch Đằng với cán bộ, công nhân trên công trường thi công cầu.

Cây cầu với nhiều khó khăn đã hiện hữu, chúng ta rút ra 8 ý nghĩa quan trọng và bài học kinh nghiệm to lớn từ cây cầu Bạch Đằng:

Một là: Chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước đã thành hiện thực, đó là hợp tác công - tư để phát triển hạ tầng. Cầu Bạch Đằng chính là minh chứng cho sự đúng đắn của chủ trương này.

Hai là: Quảng Ninh là tỉnh đầu tiên trong cả nước tự xây dựng đường cao tốc, sân bay, cảng tàu du lịch từ nguồn lực ngoài ngân sách. Đặc biệt, sức huy động nguồn lực rất cao, một đồng của Nhà nước bỏ ra, Quảng Ninh đã thu lại 8,3 đồng ngoài ngân sách. Tôi rất ấn tượng trong những năm vừa qua, Quảng Ninh đã thu hút được hơn 60.000 tỷ đồng để phát triển đầu tư cơ sở hạ tầng cứng và mềm. Đây cũng là minh chứng cho sự tự lực, tự cường, tự chủ động, không trông chờ vào ngân sách Trung ương. Là bài học kinh nghiệm đáng nhân rộng.

Ba là: Cầu Bạch Đằng, đường cao tốc góp phần kết nối 3 trung tâm kinh tế lớn miền Bắc là Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và là 3 cực tăng trưởng của kinh tế Việt Nam. Khi hoàn thành chuỗi dự án này, không chỉ Quảng Ninh là tỉnh hưởng lợi mà lợi ích được lan tỏa chung cho cả khu vực, bởi đây chính là cửa ngõ lớn kết nối ASEAN với Trung Quốc.

Bốn là: Cầu Bạch Đằng với tổng chiều dài là 5,4km, công trình có kỹ thuật thi công phức tạp, công nghệ tiên tiến nhất hiện nay nhưng lại do chính người Việt Nam tự đầu tư, thiết kế, tổ chức thi công, giảm yếu tố lệ thuộc vào nước ngoài. Điều này thể hiện trí tuệ của người Việt Nam. Còn nhớ khi làm việc với các chuyên gia cầu đường tại Nhật Bản và Pháp, họ nghi ngờ về khả năng của chúng ta. Cầu Bạch Đằng chính là câu trả lời tốt nhất, hành động cụ thể nhất để khẳng định người Việt Nam yêu nước có thể làm bất cứ điều gì, kể cả việc hết sức khó khăn về công nghệ.

Năm là: Thể hiện sự hợp tác chặt chẽ, có hiệu quả giữa các bộ, ngành, các địa phương. Từ khi bắt đầu ý tưởng làm cầu Bạch Đằng, Quảng Ninh đã phải tổ chức rất nhiều cuộc họp tháo gỡ khó khăn từ pháp lý đến yếu tố kỹ thuật. Ngay việc phải giải quyết được 2 yếu tố không chế: Chiều cao cầu đảm bảo lưu thông hàng hải của tàu tải trọng lớn ra, không ảnh hưởng phễu bay của Cảng hàng không Cát Bi (TP Hải Phòng) đã rất nan giải giữa các bộ, ngành và địa phương. Tuy nhiên, vì sự phát triển chung, các đơn vị đã có được sự thống nhất, đồng thuận cao.

Sau là: Sự đoàn kết, thống nhất của liên danh nhiều nhà đầu tư mà xưa nay chưa có tiền lệ, thể hiện sức mạnh tập thể của cộng đồng doanh nghiệp, đóng góp to lớn vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước.

Bảy là: Cầu Bạch Đằng, cao tốc Hải Phòng - Hạ Long - Vân Đồn góp phần quan trọng trong khai thác lợi thế nổi trội, tiềm năng khác biệt, lợi thế cạnh tranh không chỉ của Quảng Ninh mà còn liên kết trong cả khu vực.

Tám là: Khẳng định tư duy, tầm nhìn, hành động dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, vì cái chung của lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh và các bộ, ngành. Cứ nghĩ, cứ làm, cứ đi rồi sẽ đến, một tư tưởng hết sức quan trọng của sự phát triển.

Từ dự án cầu Bạch Đằng, đã rút ra bài học lớn, một việc dù khó đến mấy nhưng suy nghĩ chín chắn, quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, biết huy động nguồn lực thì chắc chắn sẽ thành công.

Trân trọng cảm ơn!

10.Đỗ Phương. Đầu tư hạ tầng giao thông: Kết nối để phát triển//http://baoquangninh.com.vn.- 2018.- Ngày 29 tháng 4

Năm 2014, tuyến cao tốc đầu tiên Hạ Long - Hải Phòng được khởi công. Từ dự án động lực đó, Quảng Ninh đã thu hút thêm gần 50.000 tỷ đồng ngoài ngân sách để phát triển đồng bộ hạ tầng giao thông. Các dự án hiện đang khẩn trương hoàn thành trong năm 2018, tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển kinh tế xã hội, được ví như những “thỏi nam châm” hút các nhà đầu tư chiến lược.

Sáng tạo trong huy động nguồn lực

Hạ tầng giao thông hiện nay của Quảng Ninh đang phát triển hết sức mạnh mẽ. Theo thống kê chưa đầy đủ, chỉ tính từ cuối năm 2014 đến nay các dự án triển khai trên địa bàn tỉnh đã có tổng số vốn đầu tư lên đến trên 50.000 tỷ đồng.

Đồng chí Nguyễn Đức Long, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh trao giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư

Để có được những dự án với số vốn "khủng" trong thời gian ngắn, nếu chỉ trông chờ vào ngân sách thì đúng như lời đồng chí Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải Nguyễn Văn Thể tại buổi làm việc với tỉnh Quảng Ninh ngày 22/2/2018: “Phải rất lâu nữa Quảng Ninh mới đồng bộ được hạ tầng giao thông”. Bởi, dù tỉnh đã thực hiện tiết kiệm chi, không đầu tư dàn trải, chỉ tập trung cho các công trình động lực... thì cũng phải mất đến hàng chục năm mới đủ vốn đầu tư cùng một lúc đồng loạt các công trình, trong khi nguồn ngân sách hỗ trợ từ trung ương lại có hạn.

Cũng chính vì lý do đó, Quảng Ninh đã sớm đổi mới, sáng tạo trong tư duy trên quan điểm “phát triển dựa vào tập trung huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tạo động lực nâng cao chất lượng, hiệu quả tăng trưởng để phát triển nhanh, bền vững”. Từ quan điểm này, tỉnh đã tập trung đẩy mạnh nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy chính quyền các cấp, tạo bước chuyển rõ nét về cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính, GPMB; thực hiện nhất quán các chính sách khuyến khích đầu tư, tạo môi trường đầu tư lành mạnh để thu hút đầu tư. Cùng với đó, tranh thủ sự giúp đỡ của Trung ương, chủ động đề xuất Chính phủ cho phép tỉnh tự huy động các nguồn vốn hợp pháp để triển khai dự án cao tốc đầu tiên đó là Hạ Long - Hải Phòng. Đây có thể ví như dự án động lực kích cầu đầu tư phát triển hạ tầng giao thông tại Quảng Ninh.

Với những giải pháp tích cực, chỉ trong thời gian ngắn, làn sóng đầu tư về Quảng Ninh không ngừng tăng. Đồng loạt, liên tiếp các dự án giao thông trọng điểm được triển khai như cao tốc Hạ Long - Vân Đồn, Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, Cảng tàu khách quốc tế Hòn Gai và thời gian tới là Cao tốc Vân Đồn - Móng Cái với tổng số vốn đầu tư ngoài ngân sách cho các công trình giao thông lên đến gần 50.000 tỷ đồng. Trong đó có những công trình mang ý nghĩa đặc biệt như tuyến cao tốc Hải Phòng - Hạ Long, Hạ Long - Vân Đồn, là hai dự án đường cao tốc đầu tiên trong cả nước do địa phương cấp tỉnh làm chủ đầu tư; Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn là sân bay đầu tiên trong cả nước do tư nhân đầu tư; Cầu Bạch Đằng, cây cầu nhiều nhịp lớn thứ 3 trên thế giới và đầu tiên tại Việt Nam do các đơn vị trong nước thực hiện từ công tác thiết kế, thi công và quản lý dự án.

Các dự án giao thông trọng điểm của Quảng Ninh đang triển khai.

Các dự án này đang trong giai đoạn hoàn thành, sẽ đưa vào sử dụng trong quý III/2018. Đây được coi là chuỗi dự án giao thông động lực không chỉ với tỉnh Quảng Ninh mà là của cả khu vực phía Bắc, góp phần hoàn thiện tuyến cao tốc kéo dài từ Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng đến với Đặc khu Vân Đồn (Quảng Ninh) và thời gian tới là đến thành phố cửa khẩu Móng Cái. Là chuỗi cao tốc dài nhất Việt Nam hiện nay, hành lang đường bộ đầu tiên kết nối các tỉnh phía Bắc Việt Nam với Trung Quốc, tạo động lực thúc đẩy phát triển liên vùng. Điều này đã thể hiện những quyết tâm, sự linh hoạt trong phát triển, làm thay đổi căn bản diện mạo hạ tầng giao thông của Quảng Ninh, hình thành nhiều công trình vĩnh cửu.

Lan tỏa cơ hội phát triển toàn diện

Sự phát triển mạnh mẽ của hạ tầng giao thông Quảng Ninh có thể ví như những “thỏi nam châm” hút các nhà đầu tư chiến lược. Nhiều nhà đầu tư cả trong nước và quốc tế đã tìm đến đầu tư lâu dài tại Quảng Ninh. Chỉ tính riêng kế hoạch đầu tư trong năm 2018 khi các dự án này hoàn thành và đưa vào khai thác, nhiều địa bàn trong tỉnh sẽ đồng loạt triển khai các siêu dự án với số vốn lên đến hàng tỷ USD.

Như tại huyện Vân Đồn sẽ khởi công chuỗi tổ hợp quy mô lớn với tổng vốn đầu tư trên 61.000 tỷ đồng (khoảng 2,7 tỷ USD) vào cuối năm, đó là các dự án: Khu phức hợp nghỉ dưỡng, giải trí cao cấp tại đảo Ngọc Vừng, do Tập đoàn FLC nghiên cứu, tổng vốn đầu tư khoảng 46.000 tỷ đồng; Tổ hợp du lịch Sonasea Drgonbay có vốn đầu tư gần 5.000 tỷ đồng; Tổ hợp du lịch và con đường di sản khoảng 5.000 tỷ đồng... Tại TX Quảng Yên, là các khu công nghiệp Đầm Nhà Mạc, Sông Khoai, kết nối và là cơ sở logistics cho hệ thống cảng biển của TP Hải Phòng; tại TP Hạ Long là các trung tâm nghỉ dưỡng, khách sạn, khu đô thị và các cảng biển đẳng cấp do các tập đoàn lớn như: Sun Group, Vingroup, FLC đầu tư

Cũng chính từ những đột phá về đầu tư hạ tầng giao thông, từ chỗ sau 5 năm đầu tư vào Cảng container Cái Lân với số vốn hơn 3.000 tỷ đồng theo tiêu chuẩn quốc tế, Công ty TNHH Cảng Container quốc tế Cái Lân chỉ hoạt động cầm chừng do thiếu nguồn hàng, 4 cẩu bờ STS loại Panamax tầm với 17 hàng container (hiện đại nhất miền Bắc) đã có thời điểm phải hoán cải thêm gầu để làm hàng rời... Thì đến nay, trong giai đoạn hoàn thành các dự án giao thông động lực, nhiều hãng tàu lớn trên thế giới đã tìm đến Cảng Cái Lân để công bố khai trương tuyến kết nối đến hầu hết các cảng lớn trên thế giới, góp phần hỗ trợ Quảng Ninh khai thác tối đa lợi thế cảng biển, gia tăng hiệu quả đầu tư...

Không chỉ dừng tại đó, cơ hội phát triển toàn diện của Quảng Ninh vẫn đang tiếp tục gia tăng khi đầu tháng 6/2018, tại Kỳ họp thứ 5 - Khóa XIV Quốc hội sẽ chính thức thông qua Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, trong đó Khu kinh tế Vân Đồn của Quảng Ninh là một trong 3 Đặc khu kinh tế của cả nước. Thêm nữa, năm 2017 Quảng Ninh vươn lên dẫn đầu PCI toàn quốc, đây có thể ví là thước đo của các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham khảo sử dụng trong các quyết định đầu tư của mình. Quảng Ninh sẽ tiếp tục đón các nhà đầu tư mới, hứa hẹn đột phá, bứt phá nhanh, mạnh và bền vững trong phát triển. Đây cũng chính là nền tảng vững chắc để đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng, thực hiện thành công mục tiêu đến năm 2020 Quảng Ninh trở thành tỉnh có cơ cấu kinh tế dịch vụ - công nghiệp.

11.Cao Quỳnh. OCOP - Đưa sản phẩm địa phương tới thương hiệu quốc gia//http://baoquangninh.com.vn.- 2018.- Ngày 29 tháng 4

Sau gần 5 năm triển khai, chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) đã trở thành thương hiệu riêng có của Quảng Ninh. Chương trình đã khẳng định là hướng đi đúng đắn trong việc tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, nâng cao giá trị sản xuất, phát triển kinh tế khu vực nông thôn. Việc triển khai chương trình OCOP của Quảng Ninh đã và đang là điểm sáng trong cả nước.

Từ một ý tưởng

Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), Quảng Ninh xác định phát triển sản xuất để nâng cao thu nhập cho người dân là một trong các nhiệm vụ trọng tâm, bởi có như vậy mới thay đổi thực sự “chất” của NTM. Bên cạnh đó, tỉnh cũng xác định tái cơ cấu ngành Nông nghiệp phải bắt đầu từ việc phát huy lợi thế của các địa phương, từ đó, quy hoạch vùng sản xuất tập trung, lựa chọn sản phẩm chủ lực, ứng dụng khoa học công nghệ nâng cao năng suất... Chính những điều này đã thôi thúc Quảng Ninh xây dựng một chương trình riêng biệt để phát triển sản xuất nhằm gia tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp trên cơ sở khai thác tiềm năng của từng địa phương.

Cán bộ chủ chốt từ tỉnh đến sở, ban, ngành và địa phương đã giành nhiều thời gian nghiên cứu chuyên đề quốc tế về phong trào Mỗi làng một sản phẩm tại các nước khu vực Đông Bắc Á, Đông Nam Á, châu Phi… Cùng với đó, tỉnh đã tổ chức đoàn công tác học tập kinh nghiệm từ các cấp của Nhật Bản, Thái Lan. Đồng thời, nghiên cứu, xem xét, đánh giá hiệu quả của chương trình hỗ trợ sản xuất, chính sách hiện hành, hiệu quả của mô hình đã triển khai tại Việt Nam.

Từ bài học kinh nghiệm của Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan..., Đề án chương trình OCOP đã được UBND tỉnh phê duyệt triển khai thực nghiệm giai đoạn 2013-2016. Chương trình OCOP là một mô hình mới, lần đầu tiên được triển khai ở Việt Nam và tỉnh Quảng Ninh, do đó chưa có tiền lệ về phương pháp luận, về cơ chế chính sách và ít có mô hình hiệu quả để học tập. Do đó, chương trình được thực hiện trên cơ sở vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, đánh giá hiệu quả và triển khai tiếp trong giai đoạn sau.

Chương trình OCOP Quảng Ninh được thực hiện dựa trên 3 nguyên tắc cơ bản, đó là: Hành động địa phương, hướng đến toàn cầu; tự lực, tự tin và sáng tạo; đào tạo nguồn nhân lực. Chương trình OCOP được thiết kế để các chủ thể sản xuất (từ cá thể, hộ sản xuất, tổ hợp tác, HTX, doanh nghiệp) có sự chủ động về ý tưởng sản phẩm, xác định thị trường, chủ động sản xuất, chế biến, tiêu thụ. Nhà nước đóng vai trò tạo sân chơi, hỗ trợ chính sách, xúc tiến thương mại.

Những thành công bước đầu

Bắt tay triển khai Chương trình OCOP, đi liền với phê duyệt đề án, tỉnh đã thành lập Ban Điều hành OCOP cấp tỉnh, trong đó, giao Ban Xây dựng NTM làm cơ quan thường trực. UBND các địa phương thành lập Ban Điều hành gắn với Văn phòng Điều phối xây dựng NTM. Ban điều hành từ cấp tỉnh đến địa phương đều do đồng chí phó chủ tịch UBND làm trưởng ban. Đây là bước khởi đầu quan trọng nhằm thiết lập một bộ máy chuyên nghiệp theo dõi sâu sát chương trình.

Nhằm huy động cả hệ thống chính trị tham gia chương trình, tỉnh đã ban hành các chính sách phù hợp huy động nguồn lực xã hội, như: Hỗ trợ lãi suất, phát triển vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, hỗ trợ xây dựng thương hiệu, hỗ trợ điểm bán hàng, hỗ trợ kinh phí tổ chức hội chợ OCOP hằng năm... Đồng thời, nghiên cứu, ban hành và tổ chức hướng dẫn thực hiện bộ công cụ quản lý chương trình phù hợp với thực tiễn địa phương. Triển khai chương trình một cách bài bản, tỉnh đã xây dựng bộ nhận diện nhãn hiệu OCOP Quảng Ninh và Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Bằng bảo hộ trong phạm vi quốc gia, ban hành Chu trình chuẩn OCOP thường niên, ban hành Bộ tiêu chí đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP. Hằng năm, tỉnh cũng ban hành kế hoạch thực hiện theo lộ trình của Đề án đã phê duyệt. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá theo tiến độ, đồng thời hướng dẫn từng địa phương cũng như từng cơ sở sản xuất các sản phẩm của chương trình OCOP. Qua đó, góp phần triển khai chương trình cụ thể, đồng bộ, sát với thực tế.

Kết thúc giai đoạn 2013-2016, chương trình OCOP đã khẳng định là hướng đi đúng đắn của Quảng Ninh trong việc tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, nâng cao giá trị giá trị sản xuất, xây dựng NTM. Toàn tỉnh đã có 215 doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất tham gia OCOP, tổng vốn đăng ký là 250 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho gần 2.500 lao động địa phương. Toàn tỉnh có 238 sản phẩm, trong đó có 99 sản phẩm đạt từ 3-5 sao. Doanh số bán sản phẩm đạt trên 670 tỷ đồng. Mạng lưới phân phối, bán lẻ sản phẩm OCOP trong tỉnh đã phát triển lên 32 trung tâm, điểm bán hàng. Với những kết quả đã đạt được, chương trình OCOP Quảng Ninh đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý nhân rộng triển khai chương trình Mỗi xã một sản phẩm trong phạm vi cả nước.

Chuyển từ “lượng” sang “chất”

Bước vào giai đoạn 2 của Chương trình OCOP, Quảng Ninh đã xác định đưa chương trình chuyển mình từ “lượng” sang “chất”, phát triển theo chiều sâu, trở thành chương trình phát triển kinh tế quan trọng của tỉnh.

Hiện thực hóa những mục tiêu nêu trên, tỉnh đã phê duyệt Đề án OCOP giai đoạn 2017-2020. Đồng thời, nâng cấp hệ thống tổ chức thực hiện chương trình từ Ban Điều hành thành Ban Chỉ đạo. Theo đó, trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo sẽ được triển khai đồng bộ, quyết liệt, bài bản hơn. Sản phẩm OCOP sẽ được tổ chức quản lý khoa học hơn theo hệ thống, từng khâu, từng bước trên cơ sở tiếp tục thúc đẩy được sự sáng tạo của nhân dân, nhóm hộ sản xuất, doanh nghiệp, HTX. Trong quá trình thực hiện, tỉnh đã xác định tập trung phát triển khối kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân là động lực quan trọng trong triển khai Chương trình OCOP theo hướng gia tăng lợi ích cho cộng đồng dân cư.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình OCOP giai đoạn 2017-2020 tỉnh đã đặt ra mục tiêu phát triển các sản phẩm chủ lực, trong đó, 31 sản phẩm cấp huyện, 12 sản phẩm cấp tỉnh và 6 sản phẩm cấp quốc gia. Do đó, ngay từ năm đầu tiên của giai đoạn 2, tỉnh đã ban hành kế hoạch cụ thể về phát triển sản phẩm OCOP cấp tỉnh và định hướng cấp quốc gia. Trong đó, xác định rõ nhiệm vụ cụ thể, thời gian thực hiện và trách nhiệm của cơ quan liên quan, nhất là cấp ủy, chính quyền địa phương, doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác trong việc triển khai đưa sản phẩm phát triển theo chiều sâu. Tỉnh cũng đã ban hành bộ tiêu chí đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP giai đoạn 2017-2020. Ở giai đoạn này, bộ tiêu chí là công cụ quản lý của hệ thống OCOP, trong đó tập trung vào định hướng xây dựng các tổ chức kinh tế theo hướng cộng đồng. Đây cũng là cơ sở để định hướng cơ sở sản xuất sản phẩm theo tiêu chuẩn chất lượng và cho các cấp có thẩm quyền đánh giá, xếp hạng sản phẩm.

Bên cạnh đó, Ban Chỉ đạo OCOP tỉnh sẽ xây dựng hệ thống phần mềm quản lý chương trình gắn với quản lý sản phẩm trên hệ thống tem điện tử thông minh, như: Tem điện tử thông minh sử dụng mã Qr-cod, ứng dụng VNPT check, phần mềm quản lý sản phẩm… Trên cơ sở đó, 100% các sản phẩm OCOP sẽ được dám tem điện tử truy xuất nguồn gốc cũng như bảo mật chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Qua đó, chuyên nghiệp hóa sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của thị trường, hướng tới xuất khẩu

12.Đặng  Nhung. TKV và mục tiêu phát triển bền vững // http://baoquangninh.com.vn.- 2018.- Ngày 30 tháng 4

Ông Lê Minh Chuẩn, Chủ tịch Hội đồng thành viên (HĐTV) Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), khẳng định: Mục tiêu của TKV trong năm 2018 và những năm tiếp theo là tập trung khắc phục những yếu kém, bất cập, hạn chế, xây dựng TKV trở thành tập đoàn kinh tế mạnh, có trình độ công nghệ, mô hình quản trị theo hướng hiện đại và chuyên môn hóa cao, cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, hợp lý, hiệu quả; đảm bảo sự phát triển của ngành Than luôn song hành với nhiệm vụ bảo vệ môi trường bền vững.

Tái cấu trúc toàn diện

Từ khi thành lập đến nay, TKV đã 4 lần tổ chức, sắp xếp lại cơ cấu bộ máy để phù hợp với hoàn cảnh phát triển cụ thể. Theo đó, từ năm 1998 đến nay, TKV đã tổ chức, sắp xếp cổ phần hóa được 61 doanh nghiệp các cấp trong toàn Tập đoàn, hoàn thành thoái vốn tại 5 công ty con, 6 công ty liên kết; sắp xếp lại doanh nghiệp, chuyển đổi 10 công ty TNHH một thành viên; sáp nhập, hợp nhất, giải thể, sắp xếp, tổ chức lại 6 công ty và 4 ban quản lý; thoái vốn tại một số đơn vị. Đồng thời triển khai các biện pháp đồng bộ về quản trị nội bộ, kiện toàn mô hình quản lý, hoàn thiện cơ chế quản lý về tăng năng suất, giảm giá thành, đổi mới và tái cơ cấu chất lượng lao động; tổ chức lại sản xuất và sắp xếp lại lao động, tinh giản bộ máy lao động gián tiếp.

Qua đó, từ năm 2012 đến nay, lực lượng lao động của TKV đã giảm được xấp xỉ 20.000 lao động (trong 5 năm qua đã giảm 16% tổng số lao động của toàn Tập đoàn). Tính đến hết 31/12/2017, số lao động danh sách toàn Tập đoàn giảm xuống dưới 106.000 người, riêng năm 2017 tổng số lao động giảm khoảng 5.500 người, trong đó số lao động quản lý và phục vụ, phụ trợ giảm tuyệt đối là 3.315 người. Trong thời gian tới, TKV sẽ tiếp tục thoái/tăng vốn tại một số công ty con, đơn vị thành viên. Như tại Công ty CP Than Núi Béo, sẽ tăng tỷ lệ sở hữu của TKV lên mức từ 65% đến 75% vốn điều lệ. Công ty CP Địa chất mỏ và Địa chất Việt Bắc sẽ thoái vốn của TKV xuống còn 51% vốn điều lệ… tiến tới năm 2020 sẽ tiến hành thoái vốn Công ty mẹ.

Cơ giới hóa khai thác than góp phần tăng năng suất lao động

Cơ giới hóa khai thác than góp phần tăng năng suất lao động.

Năm 2018 là năm bản lề, có ý nghĩa quyết định đối với việc hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của giai đoạn 2016 - 2020 theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã đề ra. Để hoàn thành nhiệm vụ, HĐTV TKV đã ban hành quyết định về kế hoạch triển khai Đề án tái cơ cấu TKV năm 2018. Theo đó, tiến hành cổ phần hóa 2 đơn vị; sắp xếp, tổ chức lại các chi nhánh trực thuộc công ty mẹ 4 đơn vị; thoái vốn tại 6 công ty con và công ty liên kết; bán tiếp cổ phần để đạt tỷ lệ nắm giữ theo phương án cổ phần hóa tại 6 đơn vị. Tiếp tục thực hiện việc thoái vốn tại 7 công ty con, công ty liên kết; tăng tỷ lệ sở hữu đạt tỷ lệ tối thiểu 65% tại 6 công ty sản xuất than. Trên cơ sở đó, tập trung nguồn lực để phát triển các sản phẩm có lợi thế, sức cạnh tranh cao, trên cơ sở đầu tư vốn, khoa học công nghệ, đổi mới quản trị doanh nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả…

Đầu tư công nghệ để phát triển bền vững

Xác định muốn phát triển bền vững phải đầu tư công nghệ hiện đại, tăng cường chất xám cho các sản phẩm, trong những năm qua, TKV đã không ngừng đầu tư, đổi mới công nghệ theo hướng cơ giới hóa, tự động hóa… Đặc biệt từ năm 2000, Tập đoàn đã đầu tư cho áp dụng cơ giới hóa đào lò và cơ giới hóa khai thác than tại một số đơn vị, như Công ty Than Mông Dương, Khe Chàm, Vàng Danh… Kết quả đến nay, TKV đã áp dụng cơ giới hóa vào vận hành tại hầu hết các mỏ than, như: Đầu tư lò chợ cơ giới hóa công suất 600.000 tấn/năm tại các công ty than: Hà Lầm, Dương Huy, Khe Chàm; cơ giới hóa khai thác than vỉa dốc bằng tổ hợp dàn chống 2ANSH kết hợp máy bào và giàn mềm ZRY tại các công ty: Mạo Khê, Uông Bí, Hồng Thái… Nhờ đó, sản lượng khai thác bằng công nghệ cơ giới hóa toàn Tập đoàn năm 2016 đạt khoảng 1,42 triệu tấn, chiếm 7% sản lượng khai thác hầm lò. Mức sản lượng này đã vượt xa các năm trước đây, gần gấp 2 lần mức sản lượng khai thác bằng công nghệ cơ giới hóa năm 2015 (năm 2015 đạt 720.000 tấn).

Đầu tư các tuyến băng tải vận chuyển than góp phần bảo vệ môi trường (ảnh: Hệ thống băng tải vận chuyển than từ kho than Khe Ngát ra cảng Điền Công, Uông Bí

Đầu tư các tuyến băng tải vận chuyển than góp phần bảo vệ môi trường. Trong ảnh: Hệ thống băng tải vận chuyển than từ kho than Khe Ngát ra cảng Điền Công, TP Uông Bí.

Bên cạnh đầu tư cơ giới hóa, TKV cũng hiện đại hóa dần các khâu phụ trợ như đầu tư các tuyến băng tải vận chuyển than, đầu tư công nghệ mới trong sàng tuyển, bốc xúc đất đá, chế tạo thiết bị… Trong khâu sàng tuyển và chế biến than, TKV đang áp dụng công nghệ mới, tự động hóa tối đa các công đoạn để giảm ô nhiễm môi trường, giảm khâu lao động thủ công cho thợ mỏ... Khâu vận chuyển cũng được băng tải hóa bằng các hệ thống băng tải hiện đại, khép kín, đồng bộ từ mỏ ra cảng tiêu thụ.

Từ năm 2016, tại Cẩm Phả, TKV đã đầu tư 651 tỷ đồng, hoàn thành hệ thống băng tải than Lép Mỹ - Cảng Km6 dài hơn 4,5km, công suất 720 tấn/giờ, chấm dứt vận chuyển than bằng ô tô. Năm 2017, tại Uông Bí, hệ thống băng tải vận chuyển than Khe Ngát - cảng Điền Công có tổng mức đầu tư hơn 1.291 tỷ đồng, công suất vận chuyển 6 triệu tấn than/năm, dài gần 8km, đi vào hoạt động đã làm tăng năng suất vận tải và giảm thiểu đáng kể ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác, vận chuyển than tại khu vực này.

Nỗ lực vì mục tiêu xanh hóa khai thác than

Tập trung cải tạo, phục hồi những bãi thải mỏ, xử lý chất thải môi trường, là những giải pháp tích cực mà TKV đã và đang triển khai trong thời gian qua nhằm bảo vệ môi trường. Theo đó, ngành Than đã tích cực triển khai nhiều giải pháp để bảo vệ môi trường như hiện đại hóa các cảng xuất than, đầu tư các tuyến băng tải thay thế ô tô vận chuyển than ra các cảng, cải tạo phục hồi bãi thải. Tính đến nay, TKV đã cải tạo phục hồi trên 200ha bãi thải, đưa tổng số diện tích đã cải tạo phục hồi môi trường là 900ha. Tại những bãi thải đang hoạt động, TKV chỉ đạo các đơn vị thực hiện đổ thải theo tầng thấp, chân các bãi thải có các tuyến đê, đập chắn đất đá. Hầu hết các bãi thải đều được Tập đoàn đầu tư trồng cây nhằm phủ xanh diện tích đất trống, đồi trọc.

Đầu tư các tuyến băng tải vận chuyển than góp phần bảo vệ môi trường (ảnh: Hệ thống băng tải vận chuyển than từ kho than Khe Ngát ra cảng Điền Công, Uông Bí

Đầu tư các tuyến băng tải vận chuyển than góp phần bảo vệ môi trường. Trong ảnh: Hệ thống băng tải vận chuyển than từ kho than Khe Ngát ra cảng Điền Công, Uông Bí.

Bên cạnh việc hoàn nguyên các bãi thải, TKV đã hoàn thành và đưa vào vận hành 45 trạm xử lý nước thải mỏ (gồm hầm lò và lộ thiên). Hiện tại, TKV đã đủ năng lực xử lý nước thải mỏ phát sinh trong sản xuất, đảm bảo quy chuẩn môi trường với công suất trung bình trên 100 triệu m3/năm. Ngoài ra, các nhà máy tuyển than còn có hệ thống ép bùn, lắng lọc sử dụng tuần hoàn nước, cơ bản không thải ra môi trường.

Thể hiện quyết tâm trong việc đồng hành với tỉnh Quảng Ninh về “Bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường tự nhiên”, lãnh đạo TKV cho biết, trong năm 2018, TKV sẽ tập trung vào các mục tiêu bảo vệ môi trường, như: Trồng cây phủ xanh trên 100ha các khu vực bãi thải kết thúc đổ thải trong năm 2018; rà soát, nâng công suất các trạm xử lý nước thải đảm bảo xử lý hết lượng nước thải mỏ phát sinh; xây dựng đê, đập ngăn đất đá chân bãi thải còn lại, nhất là bãi thải Bàng Nâu; bổ sung hố lắng đầu nguồn, nạo vét đất đá đảm bảo thoát nước... Những giải pháp đồng bộ trên thể hiện rõ sự quyết tâm của TKV trong việc đồng hành với tỉnh thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường bền vững.

XÃ HỘI

13.Tường Vi. Đổi mới hoạt động của hội có tính chất đặc thù//http://baoquangninh.com.vn.- 2018.- Ngày 22 tháng 4

Hiện toàn tỉnh có 1.320 tổ chức hội quần chúng, hoạt động trên các lĩnh vực xã hội, nhân đạo, từ thiện, văn hóa, thể thao, y tế, giáo dục, pháp luật, khoa học, kỹ thuật, hữu nghị… Trong đó có 13 hội cấp tỉnh được UBND tỉnh quyết định công nhận là hội có tính chất đặc thù.

Được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, công tác tổ chức và hoạt động của hội có tính chất đặc thù đã đi vào nền nếp, ổn định, phù hợp với quy định của pháp luật, tôn chỉ mục đích của hội.

Xác định công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến pháp luật cho cán bộ, hội viên và quần chúng nhân dân thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước là nhiệm vụ quan trọng, do đó các hội đã tập trung triển khai đổi mới cả về nội dung, hình thức tuyên truyền. Các hội đã tổ chức tuyên truyền về nghị quyết đại hội Đảng các cấp, đại hội nhiệm kỳ các hội, đồng thời tổ chức hàng trăm buổi tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ ở cơ sở, phong trào thi đua yêu nước, xây dựng xã hội học tập, toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống mới ở khu dân cư… Bên cạnh đó, các hội còn phối hợp với cơ quan, đơn vị tổ chức nhiều hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật, trợ giúp pháp lý đến các xã, phường, trường học. Nhân các ngày lễ lớn, sự kiện chính trị của đất nước, các hội đã có nhiều hoạt động văn hóa, thể thao để chào mừng.

Hội có tính chất đặc thù, gồm: Chữ thập đỏ, Văn học - nghệ thuật, Liên minh Hợp tác xã, Liên hiệp các Hội KH&KT, Luật gia, Nhà báo, Nạn nhân chất độc da cam/dioxin, Đông y, Người mù, Khuyến học, Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi, Cựu thanh niên xung phong, Người cao tuổi.

Bên cạnh đó, hoạt động từ thiện, nhân đạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân đã được các hội quan tâm, tích cực triển khai thực hiện. Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh đã phối hợp tốt với Sở LĐ-TB&XH, cơ quan liên quan thực hiện chính sách, chế độ với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học. Đến nay, toàn tỉnh không còn gia đình nạn nhân chất độc da cam thuộc diện nghèo. Cùng với đó, Hội đã hoàn thành xây dựng Trung tâm Giải độc tố và phục hồi sức khỏe cho nạn nhân da cam theo hướng xã hội hóa. Đối với Ban Đại diện Hội Người cao tuổi tỉnh đã phối hợp với Sở LĐ-TB&XH thực hiện các chính sách cho người cao tuổi; phối hợp với ngành Y tế lập hồ sơ theo dõi sức khỏe cho người cao tuổi, hỗ trợ gia đình có người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn nâng cấp, sửa chữa nhà ở.

Công ty Xổ số kiến thiết Quảng Ninh tổ chức trao hơn 124 triệu đồng do những cá nhân trúng thưởng năm 2017 đóng góp cho một số tổ chức, quỹ từ thiện của tỉnh giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn. Ảnh: Hoàng Quỳnh

Công ty Xổ số kiến thiết Quảng Ninh tổ chức trao trên 124 triệu đồng của những cá nhân trúng thưởng năm 2017 đóng góp cho quỹ từ thiện của các hội có tính chất đặc thù nhằm giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: Hoàng Quỳnh.

Đặc biệt là hội chữ thập đỏ các cấp đã tích cực triển khai hoạt động từ thiện, nhân đạo, vận động xây dựng mới và sửa chữa nhà cho hộ nghèo. Từ năm 2012 - 2017, các cấp hội chữ thập đỏ đã vận động xây dựng và trao tặng 278 căn nhà cho các gia đình chính sách, nạn nhân chất độc da cam, người khuyết tật, trẻ mồ côi, người nghèo. Tổng trị giá các công trình trên 13,4 tỷ đồng, trong đó kinh phí hỗ trợ nhà nhân đạo từ 25 - 50 triệu đồng/nhà. Thông qua mô hình “Xây nhà nhân đạo” còn vận động được sự đóng góp nguồn lực của địa phương, làm tăng tổng giá trị xây nhà nhân đạo lên gần 28 tỷ đồng. Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi tỉnh đã vận động các tổ chức, doanh nghiệp ủng hộ hàng tỷ đồng và hiện vật để giúp đỡ người tàn tật và trẻ mồ côi trên địa bàn tỉnh. Hội Đông y đã đóng góp tích cực vào công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Các hội, liên hiệp hội đã tham gia đóng góp ý kiến xây dựng chủ trương, chính sách, pháp luật, phát huy tư vấn, phản biện và giám định xã hội đối với các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước. Liên hiệp Các hội KH&KT tỉnh đã đóng góp nhiều ý kiến xây dựng cơ chế, chính sách cho tỉnh liên quan đến khoa học, công nghệ, giáo dục, đào tạo, xây dựng đội ngũ trí thức, tham gia ý kiến vào các đề án, dự án, kế hoạch, chương trình hành động của tỉnh. Hội Luật gia tỉnh đã tổ chức lấy ý kiến tham gia đóng góp và các dự án luật, văn bản quy phạm pháp luật.

Song song với đó, các hội đã tích cực tuyên truyền, vận động các hội viên và nhân dân tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế, ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất. Đồng thời, huy động các nguồn lực để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, góp phần tích cực vào việc xây dựng, củng cố, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.

14.Phụ nữ Quảng Ninh với hoạt động đổi mới, sáng tạo//http://baoquangninh.com.vn.- 2018.- Ngày 26 tháng 4

Nhằm tôn vinh những đóng góp của phụ nữ trong hoạt động đổi mới, sáng tạo, Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới năm nay (26/4/2018) có chủ đề: “Tiếp sức cho những thay đổi - Phụ nữ với hoạt động đổi mới, sáng tạo”.

Nữ công nhân nhà máy may mặc hoa lợi đạt tại khu công nghiệp techong Hải Hà

Nữ công nhân làm việc tại Công ty TNHH May mặc Hoa Lợi Đạt (Việt Nam) tại KCN Texhong Hải Hà.

Cùng với sự phát triển chung của tỉnh, mỗi ngày, những nữ nông dân, công nhân, nghệ sĩ, doanh nhân… vẫn đang ngày đêm miệt mài nghiên cứu, tích cực tạo ra các kết quả sáng tạo có ích, mang lại ý nghĩa to lớn cho xã hội và đất nước. Những thành công của họ chính là nguồn cổ vũ động viên gần gũi, bình dị nhưng tuyệt vời nhất trong hoạt động đổi mới, sáng tạo. Được thành lập từ năm 2009, đến nay Công ty TNHH Đầu tư Hoàng Anh (TP Hạ Long) đã giúp hàng trăm cơ sở, HTX, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh xác lập, bảo vệ tài sản sở hữu trí tuệ, phát triển thương hiệu sản phẩm. Từ năm 2012, Quảng Ninh triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, Công ty đã được nhận, tư vấn thiết kế thương hiệu cho 17/23 dự án thuộc chương trình xây dựng, phát triển thương hiệu sản phẩm nông nghiệp của tỉnh, đặc biệt là sản phẩm OCOP.

Chia sẻ với chúng tôi, bà Lê Thị Thêm, Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư Hoàng Anh, cho biết: Bản thân tôi sinh ra ở vùng nông thôn Đông Triều nên tôi hiểu sự lam lũ của người nông dân quanh năm gắn bó với đồng ruộng nhưng cái nghèo vẫn đeo bám họ. Sản phẩm của người nông dân làm ra rất nhiều nhưng chưa có bao bì, thương hiệu nên giá trị không cao. Chính vì thế, làm thế nào để giúp người nông dân cải thiện cuộc sống, nâng cao giá trị nông sản, tôi và các đồng nghiệp đã tạo ra những sản phẩm bao bì có tính thẩm mỹ cao, thân thiện với người tiêu dùng, góp phần xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm vươn xa trên thị trường trong, ngoài tỉnh… Đồng thời giúp các cơ sở, HTX, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh xác lập, bảo vệ tài sản sở hữu trí tuệ của mình. Qua đó, các sản phẩm của người nông dân ngày càng được người dân trong, ngoài tỉnh biết đến nhiều hơn, nâng cao giá trị sản phẩm, góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Trao đổi với chúng tôi, bà Nguyễn Thị Bình, Chủ nhiệm CLB Doanh nhân nữ Quảng Ninh, cho biết: Sau 8 năm hoạt động, CLB đã phát triển với 65 thành viên. Đây đều là những nữ doanh nhân rất tích cực trong phát triển kinh tế, với những mô hình phát triển kinh tế hết sức sáng tạo, hiệu quả. Qua đó đã tạo việc làm cho hàng nghìn người lao động, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của địa phương. Điển hình như các chị: Phạm Thị Khánh, Phó Giám đốc Công ty TNHH Bình Khánh (TX Quảng Yên), được Trung tâm Văn hoá doanh nhân Việt Nam tặng cúp vàng “Vì sự nghiệp văn hoá doanh nhân”; Hà Thị Vinh, Giám đốc Công ty TNHH Gốm sứ Quang Vinh (TX Đông Triều), được vinh danh là một trong 100 doanh nhân trí thức thành đạt toàn quốc; Lê Thị Thêm, Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư Hoàng Anh đứng trong tốp 100 doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc của cả nước năm 2015 …

Đặc biệt là vừa qua, Quảng Ninh đã có 1 giải nhất, 3 giải ba, 2 giải khuyến khích tại Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 14 (2016-2017) do Liên hiệp Các hội KH&KT Việt Nam phối hợp tổ chức. Trong đó, chủ nhiệm của 2/6 giải pháp đoạt giải là 2 nữ bác sĩ. Đó là bác sĩ Nguyễn Thị Thoa với đề tài “Ứng dụng điều trị triệt đốt các rối loạn nhịp tim qua đường ống thông bằng sóng có năng lượng tần số radio (RF)”; bác sĩ Trần Thị Minh Lý với đề tài “Nghiên cứu ứng dụng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) trong điều trị vô sinh tại Quảng Ninh”.

 Đoàn tỉnh Quảng Ninh tham gia nhận giải thưởng tại Lễ tổng kết và trao giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 14 (2016 - 2017)

Nhóm tác giả đoạt giải ba tại Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 14 (2016 - 2017) của Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh chụp ảnh lưu niệm cùng người thân.

Bác sĩ Trần Thị Minh Lý, Phó Giám đốc Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh, khẳng định, việc triển khai thành công phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) đã mở ra nhiều cơ hội cho các cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn không chỉ ở Quảng Ninh mà còn ở nhiều tỉnh thành khác trong cả nước. Đồng thời việc thực hiện các kỹ thuật cao, kỹ thuật khó như điều trị vô sinh hiếm muộn ở một bệnh viện tuyến tỉnh không chỉ tiết kiệm nhiều thời gian, chi phí mà còn giảm áp lực tâm lý cho các cặp vợ chồng hiếm muộn. Chúng tôi rất vui và hạnh phúc vì công sức, nỗ lực nghiên cứu được ghi nhận xứng đáng.

Để phát huy hơn nữa sự đóng góp của phụ nữ trong hoạt động đổi mới sáng tạo, thiết nghĩ các cấp, ngành cần có thêm các chế độ, chính sách hợp lý để động viên, thu hút, nâng cao khả năng lao động, sáng tạo của họ. Đặc biệt là có cơ chế ưu tiên hơn đối với phụ nữ ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

15.Sức hút của du lịch Quảng Ninh//http://baoquangninh.com.vn.-2018.- Ngày 28 tháng 4

Nhắc đến Quảng Ninh giờ đây không chỉ có những kiệt tác của thiên nhiên như: Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long hay những bãi biển trải dài cát trắng, mà còn có thêm rất nhiều địa danh, công trình, kiến trúc được bàn tay con người kiến tạo, mang đến cho du khách những trải nghiệm mới lạ, hấp dẫn... Hai từ Quảng Ninh đã và đang được “xướng tên” nhiều hơn trong quá trình lựa chọn điểm đến của du khách.

Ấn tượng khó phai

Mặc dù đã về nước sau khi kết thúc đợt giảng dạy chương trình Anh ngữ tại Trung tâm Ngoại ngữ AZ (AZ language centrer) ở TP Cẩm Phả được gần một năm nay, nhưng anh Michael Karl Lorenzo Schafer, 34 tuổi, mang 2 quốc tịch: Đức và Philippines vẫn có ấn tượng sâu đậm về cảnh quan, con người một số vùng đất của Quảng Ninh như: Cẩm Phả, Hạ Long, Vân Đồn - những nơi anh đã từng đặt chân đến, khám phá và trải nghiệm.

Anh cho biết: "Tôi đã 3 lần đến Việt Nam vào các năm 2005, 2011 và 2013, nhưng chỉ đến TP Hồ Chí Minh du lịch cùng gia đình. Năm 2017 là năm đầu tiên tôi đến Quảng Ninh. Nơi này đã thực sự để lại ấn tượng khó phai trong tôi".

Michael Karl Lorenzo Schafer hiện đã rời Việt Nam. "Tôi rất mong muốn có dịp được trở lại thăm Quảng Ninh. Tôi yêu thích khoảng thời gian tôi ở đó. Tôi nghĩ rằng Quảng Ninh có nhiều tiềm năng để phát triển thành một điểm đến du lịch lớn, nổi tiếng trong nước và khu vực. Quảng Ninh có một vẻ đẹp tự nhiên và sẽ còn phát triển hơn nữa trong tương lai. Quảng Ninh hoàn toàn có thể thu hút thêm nhiều hơn nữa khách du lịch đến thăm và nghỉ dưỡng tại đây, tôi tin tưởng như vậy" - anh chia sẻ.

Đã từng đến Hạ Long một vài lần nhưng với Simon Gheeraert, 31 tuổi, quốc tịch Bỉ, mỗi lần đều mang đến cho anh những trải nghiệm mới lạ, hấp dẫn. Anh hào hứng kể: "Chương trình công tác của tôi ở Quảng Ninh chỉ còn khoảng 6 tháng nữa. Tôi sẽ tranh thủ thời gian để khám phá thật nhiều những địa danh du lịch nổi tiếng ở đây. Con người Quảng Ninh nói riêng và người Việt Nam nói chung rất thân thiện. Cảnh quan vẫn còn mang đậm dấu ấn tự nhiên. Tôi nhận thấy rằng đến với Quảng Ninh là đến với du lịch xanh. Tôi thực sự thấy rằng Việt Nam là một đất nước đáng yêu và huyền ảo. Nơi này luôn chào đón được rất nhiều khách du lịch trên thế giới. Sau khi về nước, nếu có cơ hội, tôi sẽ quay lại Quảng Ninh".

Không chỉ du khách quốc tế luôn đánh giá cao du lịch Quảng Ninh, rất nhiều du khách trong nước cũng lựa chọn Quảng Ninh làm điểm đến. Chị Hoàng Khánh Huyền, du khách đến từ Quận 3 (TP Hồ Chí Minh) tâm đắc: "Tôi rất thích Hạ Long. Ngoài Vịnh Hạ Long nổi tiếng thế giới, ở đây còn có nhiều di tích, danh lam, thắng cảnh, các trung tâm thương mại... Điều đặc biệt là ngoài các giá trị lịch sử, văn hoá, điểm đến của các bạn còn được đầu tư rất công phu, có giá trị cảnh quan cao. Điều thú vị là các bạn đã bắt đầu thiết kế được các tour du lịch kết nối các thắng cảnh với di tích lịch sử văn hoá, đền, chùa. Hy vọng, các bạn sẽ có thêm nhiều tour du lịch tâm linh hấp dẫn để du khách trải nghiệm".

TP Hạ Long bên bờ Vịnh đang ngày càng phát triển hiện đại, đẳng cấp với mục tiêu trở thành

Khẳng định đẳng cấp

Để níu chân hay để được nhận những lời ngợi khen, những dự định sẽ quay trở lại của du khách, Quảng Ninh đã nỗ lực rất nhiều trong tạo dựng hình ảnh. Trong đó, tập trung đầu tư khai thác các tiềm năng, thế mạnh, từ đó, từng bước khẳng định một nền du lịch đẳng cấp, một điểm đến mang tầm cỡ quốc tế.

Tổng lượng khách du lịch đến Quảng Ninh đạt 9,87 triệu lượt, trong đó, khách quốc tế là 4,28 triệu lượt; doanh thu từ khách du lịch đạt trên 17.800 tỷ đồng. So với năm 2016, tổng lượng khách du lịch tăng 18%, doanh thu tăng 30%.

Đầu tiên phải kể đến những nỗ lực của Quảng Ninh trong việc tập trung mạnh cho đầu tư cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp để phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế nói chung, du lịch nói riêng, như: Đường nối TP Hạ Long với TP Hải Phòng, cầu Bạch Đằng và nút giao cuối tuyến; cao tốc Hạ Long - Vân Đồn; cải tạo, nâng cấp QL18A; Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn; hạ tầng KCN cảng Nam Tiền Phong, KCN Texhong Hải Hà. Hay hàng loạt các dự án chuẩn bị triển khai như: Cao tốc Vân Đồn - Móng Cái; đường bao biển Hạ Long - Cẩm Phả, Trạm Kiểm soát liên ngành cầu Bắc Luân II… Để khai thác lợi thế du lịch biển sẵn có, Quảng Ninh còn mời gọi các nhà đầu tư, hình thành các trung tâm du lịch nghỉ dưỡng ven biển, mở rộng không gian du lịch. Trong đó, nhiều khu du lịch ven biển đã đi vào hoạt động và khai thác như: Khu du lịch giải trí quốc tế Tuần Châu; khu công viên quốc tế Hoàng Gia; Trà Cổ - Móng Cái; Quan Lạn; Minh Châu; Bãi Dài - Vân Đồn…

CLB Dù Đông Bắc luyện tập chuẩn bị cho chương trình trình diễn dù bay-một trong những hoạt động mới, hấp dẫn nhất được tổ chức chào mừng Năm Du lịch Quốc gia 2018-Hạ Long-Quảng Ninh.

CLB Dù Đông Bắc luyện tập chuẩn bị cho chương trình trình diễn dù bay - một trong những hoạt động mới, hấp dẫn được tổ chức chào mừng Năm Du lịch quốc gia 2018 - Hạ Long - Quảng Ninh.

Cũng trong những năm qua, nhiều công trình với mức đầu tư hàng nghìn tỷ đồng đã được hình thành, tạo nên giá trị mới; đồng thời là điểm nhấn du lịch độc đáo khiến Quảng Ninh không chỉ thuần túy đẹp bởi thiên nhiên mà trở nên hấp dẫn và thu hút du khách hơn. Đơn cử như: Bảo tàng, Thư viện Quảng Ninh; Quảng trường 30/10; Công viên hoa Hạ Long; Trung tâm thương mại Vincom Center; Hạ Long Marine Plaza; cảng tàu du lịch Tuần Châu. Điểm đặc biệt nữa là với sự xuất hiện của một số tập đoàn lớn hàng đầu Việt Nam như Vingroup, Sun Group, thì cách làm du lịch của Quảng Ninh đã có sự thay đổi đáng kể, những sản phẩm du lịch đã vượt qua khỏi quy mô nhỏ lẻ mang tính địa phương, vươn ra "biển lớn" và đang trở thành những sản phẩm du lịch hấp dẫn đẳng cấp quốc tế.

Theo báo cáo của Sở Du lịch, hiện nay, Quảng Ninh đã công bố 20 tuyến và 91 điểm du lịch trên toàn tỉnh để du khách có thể lựa chọn. Năm 2017, ngành Du lịch Quảng Ninh đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu đề ra, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh. Với việc được lựa chọn đăng cai tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2018 trên nền tảng đã xây dựng được, du lịch Quảng Ninh kỳ vọng, năm 2018 này, sẽ đón 12 triệu lượt khách; trong đó, khách quốc tế là 5 triệu lượt; tổng doanh thu từ khách du lịch đạt 22.000 tỷ đồng.

VĂN HÓA

16.Quang Thọ. Long trọng Lễ tế Xã Tắc năm 2018// http://www.nhandan.com.vn.- 2018.- Ngày 17 tháng 3

NDĐT – Ngày 17-3 (tức mùng 1-2 năm Mậu Tuất), TP Móng Cái đã long trọng tổ chức Lễ tế Xã Tắc năm 2018.

Đền Xã Tắc, phường Ka Long, TP Móng Cái được UBND tỉnh Quảng Ninh xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh vào năm 2005. Theo sử sách chép rằng: Đền Xã Tắc được xây dựng từ khoảng cuối thế kỷ 13, đầu thế kỷ 14 để thờ thần thành hoàng Châu Móng Cái xưa là Xã Tắc Đại vương. Trước kia, ngôi đền ở sát mép sông Thác Mang, trong một lần bão lớn vào khoảng đầu thế kỷ 20, ngôi đền cũ bị sạt lở, người dân trong vùng đã chuyển ngôi đền vào khu Soáy Nguồn như ngày nay. Trải qua nhiều lần trùng tu, ngôi đền Xã Tắc bề thế bây giờ được xây dựng trên nền đền cũ bằng sự phát tâm công đức của đông đảo nhân dân, tăng ni, phật tử trên khắp mọi miền đất nước. Ba pho tượng thánh được thờ tại đền gồm Thần chủ xã tắc Đại vương, Cao Sơn đại vương và Hưng Nhượng vương Trần Quốc Tảng.

Tế Xã Tắc là đại lễ cổ truyền, có từ thời Đinh, truyền qua Lê, Lý tới nhà Nguyễn và ngày nay. Theo các cứ liệu lịch sử , đàn Xã Tắc của tỉnh Hải Ninh xưa được đặt tại Móng Cái vào khoảng thời gian trước hoặc sau Minh Mạng năm thứ 13 (1832).

Với giá trị lịch sử khẳng định độc lập chủ quyền dân tộc, những nét đặc trưng riêng trong sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của nhân dân Việt Nam và như một cột mốc văn hóa nơi biên ải, đền Xã Tắc đã trở thành một điểm đến tâm linh đối với nhân dân và du khách thập phương khi đặt chân tới vùng đất địa đầu đông bắc Tổ quốc. Việc phục dựng lại lễ tế và đàn Xã Tắc nhằm bảo tồn, phát huy và tôn vinh những giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống của lễ tế Xã Tắc và di tích lịch sử văn hóa Đền Xã Tắc.

Đàn Xã Tắc là nơi tổ chức lễ tế thần Xã (đất) và thần Tắc (lúa), đây là hai vị thần tiêu biểu cho năm thổ thần và ngũ cốc thần theo tư duy của cư dân nông nghiệp. Hai vị thần này luôn gắn bó với nhau, không tách rời nhau như bản thân đất và lúa trong đời sống cư dân nông nghiệp lúa nước. Chính vì ý nghĩa đó nên quan niệm Xã Tắc có nghĩa như là Quốc gia.

Lễ tế Xã Tắc ở Đền Xã Tắc – Móng Cái là một nghi lễ truyền thống hằng năm của tỉnh, mang đậm bản sắc nhân văn, một nghi lễ nông nghiệp lúa nước của Việt Nam. Bảo tồn đàn Xã Tắc và phục hồi lễ tế Xã Tắc là gìn giữ giá trị nhân văn của dân tộc, đồng thời cũng góp thêm một giá trị văn hóa độc đáo vào cuộc sống tinh thần của người Việt Nam nói chung và Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) nói riêng. Việc tổ chức phục hồi Lễ tế Xã Tắc, sẽ góp phần phục hồi môi trường diễn xướng để các hình thức diễn xướng dân gian truyền thống được bảo tồn và phát huy giá trị trong cuộc sống đương đại, góp phần bảo tồn và phát huy di sản văn hóa đền Xã Tắc một “cột mốc” vững bền khẳng định chủ quyền lãnh thổ quốc gia và khẳng định nét đặc trưng trong sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của nhân dân các dân tộc thành phố Móng Cái - nơi địa đầu Tổ quốc.

Lễ tế Xã Tắc bao gồm: Lễ Cấp thủy (lấy nước) tại khu vực ngã ba Soáy nguồn – sông Ka Long; Lễ Mộc dục tại Đền Xã Tắc; Lễ Nghinh Thần (Rước thần Xã - thần Tắc du hương); Lễ tế đàn Xã Tắc trong đó có nghi thức Nghênh thần, Tế tại đàn và nghi lễ Tống thần. Bên cạnh phần lễ còn có các trò chơi dân gian như cờ người, thi chọi chim, chọi gà... Chương trình có quy mô tổ chức cấp thành phố với hàng nghìn nhân dân, du khách tham gia.

17.Quang Thọ. Khánh thành nhà thi đấu đa năng 5.000 chỗ tại Quảng Ninh// http://www.nhandan.com.vn.- 2018.- Ngày 17 tháng 3

NDĐT – Chào mừng Năm du lịch quốc gia 2018 - Hạ Long - Quảng Ninh, ngày 17-3, tỉnh Quảng Ninh tổ chức lễ khánh thành nhà thi đấu đa năng 5.000 chỗ; đến dự có đồng chí Nguyễn Ngọc Thiện, Uỷ viên T.Ư Đảng, Bộ trưởng Văn hoá, Thể thao và Du lịch.

Nhà thi đấu đa năng 5.000 chỗ thuộc Trung tâm thể thao vùng đông bắc được thiết kế cao ba tầng, tổng diện tích sàn gần 34 nghìn m² có kiến trúc độc đáo và được ứng dụng những công nghệ thi công tiên tiến. Với ý tưởng “một hòn đảo mới hình con rùa nằm trong quần thể Vịnh Hạ Long”, công trình hoàn thành nổi bật với các đường nét kiến trúc 3D phức tạp, uốn lượn, mô phỏng những đường cong vững chãi của các đảo đá.

Tầng một của nhà thi đấu được bố trí đầy đủ các phân khu bao gồm: Khu vực sân tổ chức thi đấu các môn thể thao như bóng đá mini, cầu lông, bóng rổ, bóng bàn, bóng ném, thể dục dụng cụ, võ thuật... có diện tích lên tới 3.200 m², sử dụng thảm sàn đa năng đạt tiêu chuẩn thi đấu quốc tế với hệ thống ghế khán đài di động chung quanh. Các khu vực phụ trợ dành cho vận động viên, trọng tài, huấn luyện viên, các phòng học, tập luyện của Trung tâm huấn luyện; khu vực VIP, câu lạc bộ cùng các khu vực quản lý... được thiết kế đầy đủ và khoa học. Tầng hai và ba là khu khán đài, chỗ ngồi thường, khu vực VIP, phòng truyền thông, phòng tường thuật, phòng điều khiển âm thanh, ánh sáng, phòng hội thảo, bình luận…thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế. Điều làm nên sự đặc biệt của công trình chính là hệ thống mái bằng hợp kim uốn lượn theo không gian ba chiều tạo điểm nhấn kiến trúc độc đáo, lần đầu xuất hiện ở Việt Nam.

Để tạo nên công trình ấn tượng này, đơn vị thi công đã đưa vào sử dụng nhiều loại vật liệu mới và hiện đại, xuất xứ từ Mỹ, Hàn Quốc, Thụy Điển... Với hơn 400 công nhân có mặt liên tục ngày đêm thi công trên công trường, công trình đã được triển khai xây dựng hiệu quả, an toàn và đúng tiến độ cam kết.

Trong khuôn khổ lễ khánh thành, gần 500 vận động viên phong trào đã tham gia Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân và đón chào Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20-3. Sự kiện này thu hút dưới sự cổ động nồng nhiệt của 5.000 khán giả đến từ các trường học và các cơ quan ban ngành của tỉnh.

Việc khánh thành công trình đúng vào Năm du lịch quốc gia 2018 – Hạ Long – Quảng Ninh sẽ đưa nơi đây trở thành điểm dừng chân mới, góp phần thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến với Hạ Long - Quảng Ninh cùng những sự kiện văn hóa - thể thao nổi bật và hấp dẫn.

18.Quang Thọ. Đền Cửa Ông trở thành di tích lịch sử quốc gia đặc biệt//http://www.nhandan.com.vn.- 2018.- Ngày 18 tháng 3

NDĐT - Tối 18-3, TP Cẩm Phả (Quảng Ninh) đã long trọng tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Cửa Ông TP Cẩm Phả và huyện Vân Đồn, và khai hội Đền Cửa Ông năm 2018 với chủ đề “Cửa Ông truyền thống vẻ vang - điểm đến linh thiêng”.

Dự và trao Bằng xếp hạng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt có đồng chí Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính Phủ; Đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành T.Ư; các nhà nghiên cứu khoa học, Viện Sử học, Viện Nghiên cứu Hán Nôm; lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh cùng đông đảo nhân dân và du khách thập phương.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình ghi nhận những nỗ lực, cố gắng của tỉnh Quảng Ninh, TP Cẩm Phả và huyện Vân Đồn trong sự nghiệp gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử, truyền thống của dân tộc, làm khởi sắc thêm diện mạo vùng đông bắc trọng yếu của Tổ quốc.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, tỉnh Quảng Ninh cần đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển đổi mạnh mẽ hơn nữa phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh”, đặc biệt chú trọng phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn để sớm trở thành một tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại, trung tâm du lịch quốc tế, là một trong những đầu tàu kinh tế của miền bắc và cả nước. Làm tốt công tác quản lý, tôn tạo và tu bổ các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh; đào tạo nguồn nhân lực chuyên môn nghiệp vụ chất lượng cao, đáp ứng nhiệm vụ bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc của tỉnh; song song với quá trình đào tạo các cán bộ chuyên môn, cần có kế hoạch tập huấn cho cán bộ và nhân dân địa phương, các đối tượng tham gia khai thác du lịch tại các khu di tích, danh lam thắng cảnh về chuyên môn, ngoại ngữ và thái độ ứng xử đối với di sản, đối với khách tham quan, tạo sự ổn định, bền vững cho di tích và an toàn cho khách tham quan du lịch. Tiếp tục bảo vệ và phát huy giá trị khu di tích lịch sử Đền Cửa Ông để xứng tầm với vị thế của một di sản văn hóa quốc gia đặc biệt; phát huy, khai thác các giá trị văn hóa tốt đẹp của Lễ hội Đền Cửa Ông; ngăn chặn, đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực làm phai mờ, xói mòn những giá trị, bản sắc văn hóa và ý nghĩa tốt đẹp của lễ hội truyền thống; tiến tới kiểm soát hoàn toàn những tác động tiêu cực thương mại hóa trong tổ chức và hoạt động lễ hội.

Khuyến khích các nhà đầu tư, các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, nhất là kiều bào ta ở nước ngoài tham gia đầu tư tôn tạo các di tích; giữ gìn di sản văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể và tham gia hoạt động tổ chức lễ hội để hướng đồng bào về với nguồn cội, tổ tiên, kể cả khuyến khích hoạt động đầu tư cho du lịch khu hành chính kinh tế đặc biệt tới đây để kết nối hạ tầng và quảng bá du lịch. Tăng cường phối hợp các bộ, ngành T.Ư để quản lý, bảo tồn, khai thác giá trị của khu di tích, để phát triển du lịch bền vững; liên kết với các điểm di tích trong chuỗi du lịch văn hóa, tâm linh, không chỉ riêng Quảng Ninh mà mở rộng không gian văn hóa kết nối các di sản văn hóa, du lịch tâm linh của quốc gia và quốc tế.

Đền Cửa Ông là một trong những di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng của vùng đông bắc. Thờ chủ thần Đền là Đức Ông Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng, con trai thứ ba của Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và nhiều tướng lĩnh nhà Trần có công đánh giặc, trấn ải vùng đông bắc.

Lễ hội Đền Cửa Ông năm nay được tổ chức với quy mô lớn; diễn ra với hai phần: phần lễ bắt đầu với lễ dâng hương tại Đền Thượng, sau đó là lễ rước Đức Ông vi hành khu an ngự, đoàn rước gồm 28 đoàn xuất phát từ sân chính tại Đền Hạ sau đó đi dọc đường nghinh thần và quay về sân tổ chức lễ hội đền Cửa Ông; phần hội được tổ chức tại khuôn viên Đền Thượng, Đền Hạ với nhiều trò chơi dân gian như: tổ tôm điếm, kéo co, nấu cơm, têm trầu, soạn lễ, chọi gà, thi đấu cờ người, bịt mắt đập niêu, đẩy gậy,…

Sau chương trình nghi lễ là một chương trình nghệ thuật với chủ đề “Bản hùng ca cửa biển”, với sự tham gia của hơn 500 diễn viên, trong đó có các nghệ sĩ đã thành danh của quê hương dất mỏ. Sau cùng là màn trình diễn pháo hoa với thời lượng 15 phút, tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho nhân dân và du khách thập phương về tham dự.

19.Quảng Ninh cải thiện đồng bộ môi trường du lịch//http://www.nhandan.com.vn.- 2018.- Ngày 4 tháng 4

Quảng Ninh được lựa chọn là tỉnh đăng cai Năm Du lịch quốc gia 2018, với chủ đề "Hạ Long - Di sản, Kỳ quan - Ðiểm đến thân thiện". Tỉnh đã và đang tập trung phát triển bốn dòng sản phẩm du lịch chính, đó là: Du lịch biển đảo, du lịch văn hóa - tâm linh, du lịch cộng đồng và du lịch biên giới.

Các ngành chức năng của tỉnh tăng cường giám sát, kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm vi phạm trong việc quản lý, tổ chức lễ hội, lễ kỷ niệm; ngành du lịch Quảng Ninh thường xuyên kiểm tra tại các điểm du lịch trọng điểm như: Cảng tàu du lịch quốc tế Tuần Châu, Công viên Ðại Dương, Bảo tàng Quảng Ninh… để nắm bắt tình hình hoạt động du lịch; Tỉnh chỉ đạo các địa phương đề ra giải pháp tăng cường công tác quản lý cải thiện môi trường du lịch.

Ngành chức năng cương quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động đối với các đơn vị tàu du lịch vi phạm quy định tạm thời về quản lý trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long...

Bằng việc triển khai nhiều hoạt động cải thiện môi trường du lịch, tạo ra các sản phẩm mới, hấp dẫn, du lịch Quảng Ninh từng bước khẳng định là điểm đến an toàn, thân thiện, hấp dẫn du khách.

Ba tháng đầu năm 2018, tỉnh Quảng Ninh đón 4,6 triệu lượt du khách, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2017; khách quốc tế đạt hơn 1,3 triệu lượt, tăng 8% so với cùng kỳ. Tổng thu du lịch đạt hơn 7.300 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ năm 2017. Quảng Ninh phấn đấu năm 2018 đón 12 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 5 triệu lượt; tổng thu từ du lịch đạt 22 nghìn tỷ đồng.

20.Khai mạc Đại hội Thể dục thể thao tỉnh Quảng Ninh lần thứ VIII, năm 2018//http://dangcongsan.vn.- 2018.- Ngày 08 tháng 4

Ngày 8/4, Đại hội Thể dục thể thao tỉnh Quảng Ninh lần thứ VIII, năm 2018 với chủ đề “Thể dục thể thao Quảng Ninh - Nâng cao sức khỏe - Tạo nguồn nhân lực” đã khai mạc tại Nhà thi đấu đa năng, ở phường Đại Yên, thành phố Hạ Long.

Đây là một trong những hoạt động lớn nằm trong chuỗi các sự kiện của Năm Du lịch Quốc gia 2018 - Hạ Long - Quảng Ninh, đồng thời là dịp tỉnh Quảng Ninh đánh giá kết quả thể thao thành tích cao và thể thao quần chúng trong giai đoạn 2014 - 2017 và định hướng trong những năm tiếp theo.

Đại hội Thể dục thể thao tỉnh Quảng Ninh lần thứ VIII, năm 2018 là ngày hội của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đánh giá sự phát triển của phong trào thể dục thể thao trong quần chúng; vận động toàn dân thường xuyên tập luyện thể dục thể thao và là động lực thúc đẩy việc thực hiện cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” lên một tầm cao mới. Thông qua Đại hội, tỉnh tuyển chọn những vận động viên xuất sắc của phong trào thể dục thể thao cơ sở bổ sung cho đội tuyển các môn thể thao thành tích cao của tỉnh, chuẩn bị tham gia thi đấu tại Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc lần thứ VIII, năm 2018.

Theo đó, trong 4 ngày (từ ngày 8/4 đến ngày 11/4/2018), Đại hội có nhiều hoạt động như: Lễ khai mạc, thi đấu trong Đại hội và lễ bế mạc.

Trong lễ khai mạc, ngoài phần nghi lễ, nét mới năm nay còn có các chương trình đồng diễn của các vận động viên gồm 3 chương, 9 cảnh như: Chương 1: Quảng Ninh một vùng danh thắng – (3 cảnễh): Thiên nhiên kỳ vĩ, sắc màu văn hóa, Giải pháp đột phá - Khai thác tiềm năng; Chương 2: Thể dục thể thao Quảng Ninh và chất lượng nguồn nhân lực (4 cảnh): Thể dục thể thao từ thành phố đến hải đảo, Chinh phục bục vinh quang, Hội tụ tài năng thể thao, những mầm non thể thao Quảng Ninh, Quảng Ninh giàu đẹp thân thiện; Chương 3: Quảng Ninh Đoàn kết – Xây dựng- Phát triển (2 cảnh): Quảng Ninh đoàn kết - xây dựng, Quảng Ninh giàu đẹp – thân thiện.

Sau phần nghi lễ là phần thi đấu trong Đại hội như Chương trình kéo co trong 3 ngày (từ ngày 8 đến ngày 10/4/2018) của 3 nội dung: Đội nam, Đội nữ và Đội nam nữ của hơn 300 vận động viên đến từ 14 huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị  đầu mối thi đua của ngành Thể dục thể thao.

Trước đó, để tiến tới Đại hội, từ tháng 3/2017, tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức thành công Đại hội thể dục thể thao cấp xã, phường, thị trấn và cấp huyện, thị xã, thành phố; tổ chức thi đấu 16/17 môn thi đấu trong khuôn khổ Đại hội và trao 159 bộ huy chương cho các tập thể, cá nhân đạt thành tích cao. Trong đó, tạm dẫn đầu thành tích là thành phố Cẩm Phả (32 huy chương Vàng, 22 huy chương Bạc và 30 huy chương Đồng); thứ Nhì là thị xã Đông Triều và thứ Ba là thành phố Hạ Long...

Chương trình khai mạc Đại hội thực hiện theo đúng hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc tổ chức Đại hội Thể dục thể thao các cấp tiến tới Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc lần thứ VIII, năm 2018. Chương trình tạo không gian trang trọng, dễ cảm thụ, mang tính đặc thù riêng Đại hội Thể dục thể thao và đảm bảo tính chuyên nghiệp. Chương trình đồng diễn kết hợp 3 tính chất: Đương đại - Văn hóa - Thể thao, thể hiện được vẻ đẹp của quần chúng, học sinh, người lao động tỉnh Quảng Ninh đó là: Khỏe mạnh, trí tuệ, năng động, sáng tạo; phương pháp trình diễn: Đội hình biến đổi nhanh, thoáng, rộng, mỗi màn biểu diễn thể hiện tính chất động tác khác nhau và đạt ở trình độ Nghệ thuật - Đều - Đẹp - Mới lạ sẽ để lại ấn tượng sâu sắc, tốt đẹp. Qua đó góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân các dân tộc Quảng Ninh và tuyển chọn các vận động viên xuất sắc tham dự Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc lần thứ VIII tổ chức tại thủ đô Hà Nội vào cuối năm 2018./.

21.Nguyễn Dung. Gìn giữ "hồn" then Bình Liêu// http://baoquangninh.com.vn.- 2018.- Ngày 23 tháng 4

Nhắc đến Bình Liêu người ta không chỉ ấn tượng bởi hình ảnh của những cung đường biên giới trải dài uốn lượn qua núi đồi xanh ngát, hùng vĩ, những thửa ruộng bậc thang ngả sắc vàng rực rỡ mỗi mùa lúa chín, những khe suối trong vắt róc rách nên thơ mà còn không thể quên được những làn điệu then du dương, ngọt ngào và đằm thắm như muốn níu chân người ở lại... Qua bao nhiêu suy chuyển của thời gian thì hát then vẫn là “món ăn” tinh thần không thể thiếu trong đời sống văn hóa của đồng bào dân tộc Tày ở Bình Liêu, đã và đang được địa phương quan tâm đầu tư, phát triển trở thành một sản phẩm du lịch đặc trưng của mảnh đất này.

Những người “truyền lửa” cho then

Với tuổi đời còn trẻ song anh Hoàng Đức Quy (SN 1982), thôn Đồng Cậm, xã Hoành Mô đã nhiều lần tham gia các hội thi, liên hoan hát then từ cấp huyện, đến toàn quốc. Ngay từ 15 tuổi, anh Quy đã hát được rất nhiều điệu then cổ do bố chỉ dạy. Chính tiếng đàn du dương, lời hát đằm thắm, êm ái ngọt ngào đã thôi thúc anh tiếp tục học hát, chơi đàn từ các nghệ nhân hát then nổi tiếng trong huyện cũng như tự tìm tòi, nghe hát trên các kênh phát thanh, mạng internet để học theo.

Anh Quy tâm sự: Công việc nhiều khi bận rộn nên mình cũng tranh thủ mọi lúc để tập hát và chơi đàn. Hồi mới tập đàn đam mê đến nỗi vừa địu con trên lưng vừa tập đến sưng cả ngón tay. Nhưng vì yêu thích nên thành thói quen, hôm nào không cầm đàn du dương một, hai khúc là thấy nhớ.

 

Đến nay, không chỉ hát được các làn then cổ mà anh Quy còn hát và đánh đàn được các bài then mới của các vùng Cao Bằng, Lạng Sơn... Anh Quy còn tham gia Câu lạc bộ Du lịch cộng đồng Đồng Văn với hoạt động chính là tham gia biểu diễn hát then - đàn tính, quảng bá rộng rãi những nét đẹp văn hóa dân tộc cho du khách khi đến tham quan Bình Liêu.

Được biết, anh Quy cũng là một trong những học trò của nghệ nhân Hoàng Thị Viên (SN 1957, thôn Nà Làng, xã Tình Húc). Ngồi nghe bà Viên truyền dạy hát then cho các bạn nhỏ mới thấm thía được hết tình yêu bà dành cho làn điệu dân ca quê hương. Từng ngón tay của nghệ nhân gảy thuần thục trên dây đàn tính hòa quyện trong giọng hát nhẹ nhàng mà khiến người nghe say đắm, lưu luyến. Niềm say mê hát then của bà Viên được lan truyền đến cho chồng, cho con, cho cháu.

Bà Viên kể: Chồng tôi trước kia không biết hát then mà chỉ nghe tôi hát. Nghe nhiều rồi ngấm từ lúc nào không hay nên đòi tôi phải dạy cho cách hát và chơi đàn tính. Hiện chồng tôi là Chủ nhiệm Câu lạc bộ hát then của xã Tình Húc. Hai vợ chồng tôi vẫn thường xuyên đi hát cùng nhau, tham gia các liên hoan văn nghệ của huyện và dạy hát then cho các cháu trong thôn.

Với 29 năm kinh nghiệm hát then, bà Viên đã tích cực sưu tầm thêm những làn điệu then cổ, then mới và sáng tác được 15 bài then mới. Các bài then mới do bà sáng tác đều có nội dung ca ngợi quê hương, làng bản, vùng đồng bào dân tộc, nét đẹp văn hóa người Tày, giải hạn cầu phúc, lễ cúng tổ tiên, lảu then... Hiện nay, nghệ nhân Hoàng Thị Viên tự tổ chức dạy 3 lớp hát then, chơi đàn tính miễn phí cho trẻ em và nhân dân địa phương vào các ngày cuối tuần tại nhà văn hóa thôn.

Em Hoàng Tuyết Ngọc, 9 tuổi, thôn Nà Làng, xã Tình Húc là học trò đã có 5 năm theo học nghệ nhân Hoàng Thị Viên, chia sẻ: Bà Viên dạy hát then, chơi đàn tính cho chúng em rất nhiệt tình. Những ngày có chương trình biểu diễn ở trường, lớp bà cũng tranh thủ thời gian đến tối muộn để dạy chúng em. Nhờ có bà Viên chúng em hiểu hơn, yêu quý hơn và hát hay hơn những làn điệu then của quê hương.

Bằng niềm say mê, yêu quý làn điệu dân ca quê hương, những người như bà Viên, anh Quy đã và đang miệt mài “giữ hồn”, “truyền lửa” cho những điệu hát then - đàn tính ngày càng tỏa sáng, trường tồn cùng thời gian, làm lan tỏa tình yêu những bản sắc văn hóa cho thế hệ trẻ.

Tạo sức hút cho du lịch Bình Liêu

Đến Bình Liêu hôm nay, ngoài hát then của người Tày, du khách còn có thể thưởng thức những làn điệu dân ca riêng của mỗi dân tộc như: soóng cọ của người Sán Chỉ, sán cố của người Dao... Mỗi làn điệu đều có những nét đẹp, sự hấp dẫn riêng song đều gửi gắm biết bao tình cảm, tình yêu, ca ngợi vẻ đẹp quê hương, đất nước, những giá trị văn hoá tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây. Đặc biệt, cộng đồng người Tày ở Bình Liêu rất đam mê, yêu thích hát then, chơi đàn tính đã tạo điều kiện thuận lợi để nét đẹp văn hóa này được lan tỏa rộng rãi, đóng góp không nhỏ vào việc bảo tồn, phát huy nét văn hóa truyền thống riêng có của địa phương.

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, toàn huyện Bình Liêu hiện có 32 nghệ nhân hát then, 11 câu lạc bộ hát then - đàn tính tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Thời gian qua, với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp, hát then - đàn tính của đồng bào dân tộc Tày ở Bình Liêu có những bước phát triển tích cực. Công tác bảo tồn hát then đang được thực hiện bằng nhiều hình thức cụ thể như: Trung tâm TT-VH huyện đã chủ động phối hợp với một số trường học trên địa bàn cử cán bộ trung tâm trực tiếp xuống giảng dạy hát then, cách chơi đàn tính cho cả giáo viên và học sinh. Đồng thời, đưa vào học lồng ghép với các nội dung sinh hoạt hè cho trẻ em, phát huy không gian nhà văn hóa cộng đồng tại khu dân cư để thu hút nhân dân tham gia sinh hoạt văn hóa, giao lưu văn nghệ. Cùng với đó, huyện cũng định kỳ tổ chức các chương trình liên hoan hát then - đàn tính, cử đoàn đi tham gia giao lưu hát then - đàn tính với các tỉnh phía Bắc và liên hoan hát then toàn quốc…

Bà Hoàng Thị Nghị, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Bình Liêu, cho biết: Huyện xác định phát triển du lịch là khâu đột phá, nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, song song với công tác thu hút đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thì việc tạo ra những sản phẩm du lịch đặc trưng được địa phương hết sức quan tâm. Vì vậy, nhằm đề ra các giải pháp cụ thể, nâng cao chất lượng các giá trị văn hóa địa phương, huyện Bình Liêu đang triển khai xây dựng Đề án Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc trên địa bàn. Đặc biệt, tiểu Đề án Phát triển hát then - đàn tính vừa được Huyện ủy đồng ý cho triển khai sẽ cụ thể hóa các giải pháp gìn giữ và phát triển hát then, hướng tới mục tiêu đưa hát then - đàn tính trở thành một sản phẩm du lịch riêng có của Bình Liêu. Theo đó, huyện sẽ tích cực phối hợp với các đơn vị, chuyên gia về văn hóa, âm nhạc sáng tạo, gia tăng hàm lượng nghệ thuật cho làn điệu then còn nguyên bản của Bình Liêu; đẩy mạnh công tác sưu tầm, biên soạn, số hóa tài liệu giảng dạy bài bản, chuyên nghiệp về hát then - đàn tính, đề xuất với tỉnh đưa bộ môn hát then - đàn tính trở thành một môn học nghệ thuật của Đại học Hạ Long, quan tâm công tác giáo dục truyền thống văn hóa cho thế hệ trẻ, đưa các giá trị truyền thống văn hóa dân tộc vào trường học thông qua các hoạt động giáo dục ngoại khóa, chăm lo tới cuộc sống của các nghệ nhân, tạo cơ chế hoạt động cho các câu lạc bộ hát then...

Từng làn điệu then say đắm, mượt mà mang vẻ đẹp, bản sắc, cốt cách của người đồng bào dân tộc Tày Bình Liêu đã và đang không ngừng vươn xa. Với sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, các ngành, niềm say mê, trân trọng của mỗi người dân với làn điệu dân ca thân thuộc của quê hương, tin chắc rằng, hát then - đàn tính sẽ không ngừng phát huy được giá trị, tạo nên sản phẩm du lịch ấn tượng, góp phần đưa Bình Liêu trở thành một điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch của Quảng Ninh.

22.Trúc Linh. Ngày hội soóng cọ ở Bình Liêu: Hứa hẹn nhiều hấp dẫn//http://baoquangninh.com.vn.- 2018.- Ngày 23 tháng 4

Vào 30/4 và 1/5 (tức ngày 15 và 16/3 âm lịch) tới đây, Hội hát soóng cọ sẽ được tổ chức ở xã Húc Động, huyện Bình Liêu. Đây là lễ hội lớn nhất trong năm của người Sán Chỉ thu hút đông đảo người dân ở trong và ngoài huyện đến tham gia. Năm nay, lễ hội được tổ chức với quy mô cấp huyện, nằm trong các hoạt động của Năm du lịch Quốc gia 2018 Hạ Long - Quảng Ninh.

Những ngày này đến với xã Húc Động, khắp các thôn bản, bà con ai ai cũng khẩn trương luyện tập để mang đến ngày hội những lời ca, tiếng hát hay nhất. Cộng đồng dân tộc Sán Chỉ tại xã Húc Động cũng như các xã khác trên địa bàn đều tích cực chuẩn bị, mỗi bản cử đội văn nghệ gồm 5-6 người tham gia giao lưu hát soóng cọ.

Được biết, hát soóng cọ là phát âm theo tiếng Sán Chỉ, có nghĩa là ca hát, hát xướng, hát giao duyên. Đây là một hình thức diễn xướng bao gồm những khổ thơ thất ngôn tứ tuyệt (mỗi khổ thơ gồm 4 câu, mỗi câu 7 tiếng). Với thể thức đối đáp, người hát chia làm hai bên, một bên nam, một bên nữ đứng đối diện hát hoặc cùng một lúc có nhiều tốp hát đối nhau. Khi cất lên những câu hát đầu tiên, các bên hát bắt buộc phải có những lời hát mời. Sau các hồi hát chung, các cặp hát hợp nhau hoặc có những tình ý riêng có thể tách ra hát riêng và họ có thể hát tới sáng. Hát soóng cọ có những quy định riêng như: Không hát với người cùng huyết thống, cùng gia đình (dâu, rể).

Khác với năm trước, năm nay, Hội hát soóng cọ được tổ chức với quy mô cấp huyện, nằm trong chương trình Năm Du lịch Quốc gia 2018 Hạ Long - Quảng Ninh với điểm nhấn là giao lưu hát soóng cọ giao duyên tại thác Khe Vằn trong các ngày 30/4 và 1/5. Hoạt động này nhằm bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống và phục vụ nhân dân, du khách, từng bước tạo sản phẩm độc đáo cho du lịch Bình Liêu. Huyện đã yêu cầu các xã có cộng đồng dân tộc Sán Chỉ sinh sống phối hợp với xã Húc Động để tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ. Nổi bật như: Hoạt động thi giã bánh truyền thống của người Sán Chỉ và trải nghiệm ẩm thực miến dong Bình Liêu, tổ chức giải bóng đá nữ, thi đi cà kheo, kéo co, đánh quay…

Bên cạnh đó, Ban chỉ đạo lễ hội cũng lên kế hoạch tổ chức các loại hình dịch vụ trong khu vực diễn ra lễ hội như: Trưng bày một số hiện vật văn hóa của các đồng bào dân tộc, tham quan thắng cảnh trên địa bàn xã; sắp xếp các gian hàng bán sản phẩm truyền thống của địa phương như: Mật ong Bình Liêu, miến dong Bình Liêu, dầu sở, túi thơm hoa hồi, lá tắm các loại… Qua đó nhằm bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc nơi đây cũng như hứa hẹn mang đến những điều thú vị cho du khách khi về dự lễ hội.

Xác định Hội hát soóng cọ trùng vào dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, dự đoán lượng khách du lịch đến Bình Liêu sẽ tăng cao, do đó, để đảm bảo an toàn cho lễ hội, huyện Bình Liêu đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, thị trấn (đặc biệt là xã Húc Động và thị trấn Bình Liêu, xã Hoành Mô) tổ chức tốt các phương án quản lý dịch vụ phục vụ khách du lịch. Đồng thời, tăng cường công tác quản lý biên giới trên cơ sở đúng quy định hiện hành, song song với đó vẫn tạo điều kiện cho nhân dân và du khách tham quan, tìm hiểu về đường biên giới.

23.Ngọc Lan. Xây dựng phát triển văn hóa, con người Quảng Ninh//http://baoquangninh.com.vn.- 2018.- ngày 24 tháng 4

Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 9/3/2018 “Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Quảng Ninh đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững” của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh vừa được ban hành đã xác định mục tiêu: Gìn giữ và phát huy bền vững bản sắc văn hóa; các giá trị di sản thiên nhiên, di sản văn hóa, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc; Xây dựng con người Quảng Ninh với các đặc trưng năng động - sáng tạo - hào sảng - lành mạnh - văn minh - thân thiện; Phát triển văn hóa, con người Quảng Ninh trở thành nguồn lực quan trọng để xây dựng và phát triển con người Quảng Ninh với các đặc trưng “Hành chính minh bạch - Kinh tế phát triển - Văn hóa đặc sắc - Xã hội văn minh - Nhân dân hạnh phúc”.

Quảng Ninh vùng đất được ví như hình ảnh đất nước Việt Nam thu nhỏ đã tạo nên một xã hội con người là nơi hội tụ, giao thoa, thống nhất trong đa dạng của nền văn minh sông Hồng với truyền thống quật cường, yêu nước và cách mạng hào hùng, với di sản tinh thần quý báu "kỷ luật và đồng tâm" của giai cấp công nhân mỏ đã hình thành nên cốt cách người Quảng Ninh rất đặc biệt.

Quá trình xây dựng phát triển văn hóa, con người Quảng Ninh mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu với những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, đánh giá khách quan, so với những thành tựu trên lĩnh vực chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, thành tựu trong lĩnh vực văn hóa chưa tương xứng; chưa đủ để tác động có hiệu quả xây dựng con người và môi trường văn hóa lành mạnh, chưa đáp ứng yêu cầu của sự phát triển bền vững.

Đặc biệt hiện nay mặt trái của cơ chế thị trường, của toàn cầu hoá đã ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống văn hóa, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là lớp trẻ. Sự biến đổi nhanh chóng, nhiều yếu tố mới, phức tạp của đời sống kinh tế - xã hội có những tác động đa chiều, dẫn tới sự thụ động, lúng túng trong lãnh đạo, quản lý, tổ chức hoạt động văn hoá. Điều kiện về trình độ dân trí, văn hóa, đời sống kinh tế... không đồng đều giữa các vùng, miền, nhất là những khó khăn ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Các thế lực thù địch thực hiện chiến lược "diễn biến hoà bình" trên mặt trận tư tưởng, văn hoá, chống phá ngày càng quyết liệt. Sự phát triển của những thành tựu khoa học công nghệ, thông tin truyền thông đi cùng với những vấn đề phát sinh tiêu cực rất khó kiểm soát nếu không có nhận thức đúng đắn và quan điểm chỉ đạo kịp thời.

Để xây dựng phát triển văn hóa, con người Quảng Ninh đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững cần tập trung thực hiện 5 nhóm giải pháp quan trọng, đó là: Bảo tồn và phát triển văn hóa mang bản sắc của Quảng Ninh gắn với phát triển kinh tế - xã hội; Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh; Xây dựng con người Quảng Ninh phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững; Tập trung huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước và xã hội để xây dựng, phát triển văn hóa, con người Quảng Ninh đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững; Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền, phát huy vai trò của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội.

Xác lập, định vị đặc trưng văn hóa, con người mỗi địa phương, vùng đất để tạo nền tảng tinh thần xã hội vững chắc phục vụ cho sự phát triển bền vững là nhiệm vụ chính trị quan trọng của cấp ủy Đảng, chính quyền. Thực tiễn đó đòi hỏi tỉnh Quảng Ninh cần xây dựng một môi trường văn hóa đặc trưng, đa dạng trong thống nhất của một vùng văn hóa giàu có và hội tụ nhiều giá trị cao đẹp; một môi trường sống an toàn, lành mạnh, hạnh phúc; xây dựng con người Quảng Ninh kết tinh những phẩm chất tốt đẹp về trí tuệ, kỷ luật và đồng tâm, văn minh và thân thiện. Xây dựng con người Quảng Ninh phát triển toàn diện, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội và đất nước, tuân thủ pháp luật, thân thiện mối quan hệ tình làng, nghĩa xóm tốt đẹp tạo sự gắn kết, đùm bọc, chia sẻ lẫn nhau, không chỉ trong quan hệ họ hàng, dòng tộc, mà là sự gắn kết cộng đồng.

24.Tối 28-4, khai mạc Năm du lịch quốc gia 2018 tại Hạ Long//http://www.nhandan.com.vn.-2018.-Ngày 24 tháng 4

NDĐT - Chiều 24-4, tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức họp báo công bố về Lễ khai mạc Năm du lịch quốc gia 2018 Hạ Long - Quảng Ninh và Chương trình Carnval Hạ Long 2018. Theo đó, Lễ khai mạc Năm du lịch quốc gia sẽ diễn ra tại Quảng trường Sun Carnival (TP Hạ Long, Quảng Ninh) vào tối 28-4.

Lễ khai mạc Năm du lịch quốc gia 2018 Hạ Long - Quảng Ninh và Chương trình Carnval Hạ Long 2018 gồm hai phần chính: Lễ khai mạc và Chương trình nghệ thuật, Carnaval 2018. Trong đó, chương trình nghệ thuật và Carnaval 2018 gồm ba phần: Tâm linh; Độc đáo và Đa sắc; Hội nhập và lan tỏa. Ngoài hai phần chính, tại lễ khai mạc còn có màn bắn pháo hoa tầm cao và chương trình DJ giao lưu giữa khán giả và diễn viên. Đây là chương trình nghệ thuật kết hợp giữa ca - múa - nhạc trên sân khấu chính và biểu diễn tại khuôn viên trước sân khấu và khán đài tạo nên sự tương tác giữa nghệ sĩ.

Sự kiện này có sự góp mặt của những nghệ sĩ tên tuổi lớn của âm nhạc và nghệ thuật Việt Nam như: NSND Quang Thọ, nhạc sĩ Huy Tuấn, các ca sĩ: Mỹ Linh, Tùng Dương, Kiều Anh, Văn Mai Hương, Thu Huyền và khoảng 2.000 diễn viên, người mẫu, nghệ sĩ nhân dân của Quảng Ninh, các đoàn nghệ thuật đến từ những vùng lãnh thổ, quốc gia trên thế giới như: Brazil, Ukraine, Trung Quốc, Cu Ba…

Năm nay, sân khấu Carnaval được tổ chức tại Quảng trường biển hiện đại nhất Việt nam – Sun Carnival Hạ Long với diện tích 13 ha, khán đài có sức chứa hơn 10 nghìn chỗ ngồi. Toàn bộ chương trình được lập trình bằng phần mềm đồng bộ âm thanh, ánh sáng đến hình ảnh để đem đến hiệu ứng sống động và bắt mắt nhất. Đặc biệt, làm nền cho sân khấu Carnaval năm nay là các đoàn tàu du lịch với ánh đèn lung linh trên vịnh Hạ Long. Người dân và du khách sẽ được phát vé miễn phí để tham dự sự kiện này.

Đến thời điểm hiện tại, các công việc liên quan đến lắp đặt âm thanh, ánh sáng, trang phục, đạo cụ đang được khẩn trương hoàn thiện. Công tác bảo đảm an toàn, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, bố trí các điểm trông giữ phương tiện, chỉnh trang đô thị, quản lý môi trường du lịch đã được triển khai thực hiện bảo đảm theo đúng kế hoạch, phương án được duyệt.

Bên cạnh hoạt động chính là Lễ khai mạc Năm du lịch quốc gia 2018 Hạ Long - Quảng Ninh và Chương trình Carnval Hạ Long 2018, từ ngày 27-4 đến 2-5 cũng sẽ diễn ra Lễ hội ẩm thực và văn hóa châu Á 2018 (khai mạc ngày 27-4 tại Quảng trường 30/10, TP Hạ Long); Hội chợ OCOP khu vực phía bắc - Quảng Ninh 2018 (khai mạc ngày 27-4 tại Cung quy hoạch, hội chợ, triển lãm, TP Hạ Long); chương trình nghệ thuật “Chào Hạ Long 2018” (từ 18 giờ 30 phút ngày 29-4 tại Bến phà Bãi Cháy, TP Hạ Long).

Sở Du lịch Quảng Ninh dự kiến trong dịp nghỉ 30-4 và 1-5, Quảng Ninh sẽ đón khoảng 575 nghìn lượt khách đến tham quan, lưu trú, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2017.

25..Quảng Ninh đã sẵn sàng cho Carnaval Hạ Long 2018//http://dangcongsan.vn.- 2018.- Ngày 24 tháng 4

(ĐCSVN) - Lễ khai mạc Năm Du lịch quốc gia 2018 – Hạ Long – Quảng Ninh sẽ diễn ra vào 19h30' ngày 28/4/2018 tại thành phố Hạ Long, Quảng Ninh.

Ngày 24/4, tại Thành Phố Hạ Long, UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức họp báo thông tin về Lễ khai mạc Năm Du lịch quốc gia 2018 – Hạ Long – Quảng Ninh và Chương trình Carnaval Hạ Long 2018.

Theo đó, UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết: Năm Du lịch quốc gia 2018 – Hạ Long – Quảng Ninh có chủ đề “Hạ Long - Di sản, Kỳ quan - Điểm đến thân thiện”. Hưởng ứng Năm Du lịch quốc gia 2018 – Hạ Long – Quảng Ninh, khắp các tỉnh, thành trên cả nước sẽ diễn ra 42 sự kiện. Là tỉnh đăng cai tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2018, tỉnh Quảng Ninh chủ trì tổ chức chuỗi các sự kiện gồm 50 chương trình văn hóa, thể thao và du lịch tưng bừng, sôi nổi, hấp dẫn. Điểm nhấn của Năm Du lịch Quốc gia 2018 chính là Lễ Khai mạc “Năm Du lịch quốc gia 2018 - Hạ Long, Quảng Ninh” và Chương trình Carnaval Hạ Long.

Hiện tại, Quảng Ninh đã sẵn sàng cho Lễ khai mạc Năm Du lịch Quốc gia 2018 và Chương trình Carnaval Hạ Long 2018 với sự chuẩn bị tốt nhất. Tỉnh đã tập trung vào công tác nội dung, cơ sở vật chất – hạ tầng, phát triển sản phẩm du lịch, tuyên truyền – quảng bá...

Lễ Khai mạc “Năm Du lịch quốc gia 2018 - Hạ Long - Quảng Ninh” và Chương trình Carnaval Hạ Long 2018 sẽ chính thức được diễn ra từ 19h30 ngày 28/4/2018, tại quảng trường Carnival Mặt trời trong Công viên Sun World Hạ Long Complex (Bãi Cháy, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh). Toàn bộ chương trình được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1, QTV và phát thanh trực tiếp trên sóng VOV. Quảng Ninh cũnG đã có văn bản đề nghị các Đài Phát thanh - Truyền hình ở các tỉnh, thành phố tiếp sóng..

Lễ Khai mạc “Năm Du lịch quốc gia 2018 - Hạ Long - Quảng Ninh và Chương trình Carnaval Hạ Long 2018 có sự đổi mới từ nội dung, ý tưởng kịch bản đến hình thức thể hiện.

Nội dung Chương trình gồm 02 phần chính: Phần 1: Lễ khai mạc và Phần 2: Chương trình nghệ thuật và Carnaval 2018.

Chương trình nghệ thuật và Carnaval 2018 gồm 3 phần (Truyền thuyết và tâm linh; Độc đáo và đa sắc; Hội nhập và lan toả); ngoài hai phần chính còn có màn bắn pháo hoa tầm cao và chương trình DJ giao lưu giữa khán giả và diễn viên. Đây là chương trình nghệ thuật kết hợp giữa Ca - Múa - Nhạc trên sân khấu chính và biểu diễn tại khuôn viên trước sân khấu và khán đài tạo nên sự tương tác của các nghệ sĩ và người xem.

Dự kiến sẽ có khoảng hơn 2.000 diễn viên tham gia chương trình. Trong đó, có NSND Quang Thọ, nhạc sỹ Huy Tuấn, ca sỹ Mỹ Linh, ca sỹ Tùng Dương, các giọng ca trẻ như Kiều Anh, Thu Huyền, Văn Mai Hương; 1.100 diễn viên múa, ca sĩ chuyên nghiệp, người mẫu Việt Nam và hàng trăm nghệ sỹ quốc tế đến từ nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới; khoảng 1.000 diễn viên là những nghệ nhân, nhân dân của một số địa phương của tỉnh Quảng Ninh và học sinh, sinh viên của trường Đại học Hạ Long tham gia các khối diễn chung.

Sân khấu biểu diễn của Chương trình Carnaval 2018 được thực hiện tại Quảng trường biển hiện đại nhất Việt Nam - Sun Carnival Hạ Long với diện tích 13ha và có độ lớn kỷ lục với chiều ngang 150m. Sân khấu được tạo dựng bởi những công nghệ hiện đại nhất thế giới. Sàn sân khấu được gia cố đặc biệt để có thể đưa lên đó hơn 1.000 diễn viên, nghệ sỹ cùng nhiều xe hoa, mô hình. Hệ thống ray trượt cơ khí được sử dụng để “hô biến” các màn hình led khi trình diễn pháo hoa. Trên sân khấu, 9 vòng tròn tượng trưng cho 9 con rồng và phượng được gia tăng hiệu ứng sống động bằng công nghệ video 3D mapping. Một số lượng viền led matrix 3D kỷ lục được sử dụng để tạo nên đầu rồng, phượng và vảy rồng. Toàn bộ chương trình được lập trình bằng phần mềm đồng bộ từ âm thanh, ánh sáng đến hình ảnh để đem đến hiệu ứng sống động và bắt mắt nhất. Đặc biệt, làm nền cho sân khấu Carnaval năm nay là các đoàn tàu du lịch với ánh đèn lung linh trên vịnh Hạ Long. Đến thời điểm hiện tại, các công việc về hệ thống cấp điện, âm thanh, ánh sáng, trang phục, đạo cụ đang được khẩn trương triển khai.

Trước ngày diễn ra Lễ khai mạc, hoạt động Carnaval diễu 12 xe hoa trên đường phố sẽ được thực hiện vào ngày 26/4/2018, trên trục đường Hạ Long, phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long. Được tạo dựng kỳ công, trang trí lộng lẫy, 12 xe hoa là 12 sân khấu di động với ánh sáng, âm nhạc và những màn trình diễn nghệ thuật sống động từ nhiều đoàn nghệ thuật trong nước, quốc tế đến từ Châu Âu, Brazil và các nước ASEAN, kéo du khách và người dân hòa vào dòng người tưng bừng, tạo nên một Carnaval Hạ Long rộn rã kết hợp nhuần nhuyễn giữa nét văn hóa hiện đại và truyền thống, đặc trưng của vùng miền./.

26..Quang Thọ. Khởi động Carnaval Hạ Long 2018 với lễ diễu hành 12 xe hoa//http://www.nhandan.com.vn.-2018.-Ngày 26 tháng 4

NDĐT - Tối 26-4, hơn một nghìn diễn viên cùng với 12 xe hoa được trang hoàng lộng lẫy đã khuấy động các tuyến đường chính tại phường Bãi Cháy (thành phố Hạ Long, Quảng Ninh), đem tới cho du khách và bạn bè quốc tế một lễ diễu hành Carnaval Hạ Long sôi động.

Đây cũng là một hoạt động hấp dẫn nhất của Carnaval Hạ Long 2018, nhằm giới thiệu những nét văn hóa đặc trưng và thế mạnh du lịch nổi trội nhất của Quảng Ninh tới du khách trong nước và quốc tế.

Với chủ đề Khám phá miền tâm linh – lễ hội, nhóm xe hoa đầu tiên trong lễ diễu hành mang những tên gọi riêng như “Rồng thiêng hội tụ”, “Khám phá miền lễ hội”, “Du lịch văn hóa tâm linh”, “Du lịch cộng đồng - Miền thôn quê”. Từ những xe hoa này, du khách và bạn bè bốn phương hiểu hơn về nét văn hóa tâm linh nổi bật của Quảng Ninh qua hình ảnh non thiêng Yên Tử, những màn múa rồng hấp dẫn hay các đoàn rước kiệu cờ hoa rợp trời, mô phỏng những lễ hội dân gian tiêu biểu

Tiếp đến nhóm xe hoa mang chủ đề “Khám phá sắc màu”, đem đến những sắc màu văn hóa đa dạng, phong phú của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh như người Dao, người Tày, người Sán Dìu, người Sán Chay. Đồng hành với các xe hoa này sẽ là những màn trình diễn trang phục dân tộc hấp dẫn và những điệu múa truyền thống của các dân tộc, khiến cho không khí đêm hội thêm phần rộn rã, tưng bừng.

Nhóm cuối cùng của lễ diễu hành Carnaval Hạ Long 2018 mang chủ đề “Hạ Long huyền thoại và giao lưu quốc tế”, đã làm bùng nổ không gian các tuyến phố bởi sự xuất hiện của những xe hoa lộng lẫy mang theo mô hình Vịnh Hạ Long – Kỳ quan thiên nhiên thế giới, các công trình khách sạn cao cấp tráng lệ, các tổ hợp vui chơi giải trí ngang tầm khu vực, quốc tế, các bãi biển trải dài với làn nước trong sạch, mát lành…

Được thiết kế kỳ công bởi họa sĩ Văn Tòng, 12 xe hoa tượng trưng cho 12 lát cắt tiêu biểu về những giá trị văn hóa, lịch sử và thế mạnh về tài nguyên du lịch đặc sắc nhất của tỉnh Quảng Ninh.

Cùng với sự xuất hiện của các xe hoa là những màn trình diễn nghệ thuật đầy ngẫu hứng của các nghệ sĩ trong nước và quốc tế trong trang phục Carnaval rực rỡ nhiều sắc màu với các tiết mục múa đương đại. Hơn một nghìn diễn viên đến từ các đoàn nghệ thuật, sinh viên, học sinh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã cống hiến cho khán giả những tiết mục ca múa nhạc tưng bừng, hấp dẫn.

Với sự đầu tư hoành tráng nhất từ trước đến nay, lễ diễu hành xe hoa là điểm nhấn ấn tượng, góp phần làm nên thành công của Carnaval Hạ Long 2018 và Năm du lịch quốc gia được tổ chức tại Quảng Ninh.

27.Thu Nguyên. "Thiên đường" du lịch biển đảo//http://baoquangninh.com.vn.- 2018.- Ngày 28 tháng 4

Có lẽ không nhiều nơi trên đất nước Việt Nam lại được thiên nhiên ưu đãi nguồn tài nguyên biển, đảo phong phú như ở Quảng Ninh. Với trên 250km bờ biển, 50% diện tích là biển đảo, chiếm 2/3 số đảo của cả nước, Quảng Ninh có tiềm năng, lợi thế lớn trong phát triển du lịch.

Nói đến du lịch biển đảo Quảng Ninh không thể không nhắc đến Vịnh Hạ Long, Di sản thiên nhiên thế giới đã 2 lần được UNESCO công nhận. Vịnh Hạ Long là món quà vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất Quảng Ninh nói riêng và ngành Du lịch Việt Nam nói chung.

Với những giá trị độc đáo về cảnh quan, địa chất, địa mạo, trong thời gian qua, song hành với việc bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị di sản, Quảng Ninh đã và đang từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ tham quan để Vịnh Hạ Long luôn là điểm đến hấp dẫn, sự lựa chọn hàng đầu của khách du lịch. Theo số liệu thống kê, hiện nay có khoảng 500 con tàu đưa đón khách tham quan Vịnh, trong đó có khoảng 200 tàu có dịch vụ lưu trú trên Vịnh.

Thực tế cho thấy, loại hình du lịch tham quan, trải nghiệm, nghỉ đêm trên Vịnh thu hút được rất nhiều du khách, đặc biệt là khách quốc tế. Năm 2017, Vịnh Hạ Long đón gần 4 triệu lượt khách, trong đó có 2,7 triệu lượt khách quốc tế, tăng hơn 26% so với cùng kỳ. 4 tháng đầu năm nay, lượng khách đến tham quan Vịnh Hạ Long đạt gần 1,5 triệu lượt, tăng 17%, trong đó khách quốc tế đạt 1,1 triệu lượt. Theo số liệu thống kê, phần lớn khách du lịch quốc tế đến Quảng Ninh đều tham quan Vịnh Hạ Long.

Cùng với Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh còn nhiều địa danh du lịch biển đảo vô cùng hấp dẫn khác, như đảo Cô Tô, Vân Đồn. Những năm gần đây, Cô Tô nổi lên như một điểm đến du lịch mới, hấp dẫn du khách với những cảnh đẹp thiên nhiên còn hoang sơ, chưa bị tác động nhiều bởi bàn tay con người. Hay huyện đảo du lịch Vân Đồn, ngoài cảnh đẹp nên thơ, quyến rũ của Vịnh Bái Tử Long và Vườn quốc gia Bái Tử Long, Vân Đồn đang sở hữu rất nhiều bãi biển đẹp như: Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng.

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đã xác định du lịch biển đảo chiếm vai trò, vị trí quan trọng trong phát triển ngành "công nghiệp không khói" của địa phương.

Điều đáng nói, những bãi biển này vẫn còn giữ nguyên được vẻ đẹp hoang sơ; nước biển xanh ngắt, cát trắng mịn trải dài tới vài cây số; cảnh quan rất trong lành, yên tĩnh, thích hợp cho những kỳ nghỉ dưỡng dài ngày... Bên cạnh đó, các vùng biển của Quảng Ninh còn chứa đựng các di tích lịch sử và danh thắng đã được xếp hạng cấp quốc gia. Cùng với đó còn có nhiều lễ hội dân gian truyền thống. Các lễ hội còn lưu giữ được nét văn hoá riêng từng vùng miền, tái hiện được những phong tục, tập quán sinh hoạt của ngư dân vùng biển có sức hấp dẫn, thu hút khách du lịch, như: Lễ hội đình Trà Cổ (TP Móng Cái), lễ hội Quan Lạn (Vân Đồn), v.v..

Phát huy những tiềm năng, thế mạnh tài nguyên du lịch biển đảo, cùng với việc cải thiện cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, mời gọi các nhà đầu tư vào các khu du lịch ven biển, Quảng Ninh đã đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch trên Vịnh Hạ Long và tại các khu du lịch biển. Quảng Ninh đã mở rộng phát triển và hình thành các sản phẩm du lịch mới ra các tuyến đảo như Vân Đồn, Cô Tô, Vịnh Bái Tử Long.

Nhiều khu du lịch ven biển tiềm năng của địa phương đã được quy hoạch và đã thu hút được nhiều tập đoàn kinh tế lớn đầu tư vào phát triển các sản phẩm du lịch. Điển hình như Sun Group với dự án Công viên Đại dương Hạ Long. Đến nay, Sun Group đã hoàn thiện và đưa nhiều hạng mục và hoạt động phục vụ du khách, như: Cáp treo Nữ hoàng, Vòng quay mặt trời, bãi tắm Hạ Long, công viên Dragon Park... Cùng với Sun Group, nhiều tập đoàn đầu tư lớn như: VinGroup, MyWay, Tuần Châu, FLC... cũng đầu tư vào những công trình, hạng mục vui chơi, giải trí lớn để phục vụ khách du lịch tại những khu du lịch ven biển. Đặc biệt mùa hè năm nay, Tập đoàn FLC sẽ hoàn thiện, đưa trung tâm hội nghị quốc tế và hệ thống khách sạn đưa vào vận hành đón khách.

Theo ông Trịnh Đăng Thanh, Phó Giám đốc Sở Du lịch, du lịch biển đảo Quảng Ninh đang ngày càng chiếm vị trí quan trọng, có sức hút lớn với du khách trong và ngoài nước. Trong 4 dòng sản phẩm du lịch (biển đảo, văn hóa tâm linh, biên giới, sinh thái) ở địa phương hiện nay, du lịch biển đảo là loại hình du lịch chủ đạo của tỉnh. Hằng năm, có đến gần 70% trong tổng số khách du lịch đến Quảng Ninh tham gia các tour du lịch tuyến đảo. Quảng Ninh đang phấn đấu đến năm 2020 xây dựng TP Hạ Long trở thành thành phố du lịch biển hiện đại và văn minh; Vân Đồn - Cô Tô trở thành trung tâm du lịch biển, đảo chất lượng cao.

28.Đặng Nhung. Khai hội đền Đức ông Trần Quốc Nghiễn năm 2018// http://baoquangninh.com.vn.- 2018.- Ngày 29 tháng 4

Sáng 29/4 (tức 14/3 năm Mậu Tuất), tại phường Hồng Gai (TP Hạ Long), đã long trọng diễn ra lễ khai hội đền Đức ông Trần Quốc Nghiễn năm 2018. Đến dự có đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, cùng đại diện các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương có liên quan.

Tham gia lễ khai hội, các đại biểu và người dân đã cùng nhau ôn lại cuộc đời, sự nghiệp vẻ vang của Đức ông Trần Quốc Nghiễn cũng như lịch sử hình thành của ngôi đền và lễ hội đền.

Theo đó, Trần Quốc Nghiễn là con trai cả của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, đã có nhiều công lao to lớn trong 2 cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên Mông lần thứ 2 và thứ 3 của dân tộc. Sau khi dẹp xong giặc ngoại xâm, xét công khen thưởng, Trần Quốc Nghiễn được dự ở hàng thứ 2, chỉ sau cha mình và được tiến phong là “Khai Quốc công”. Không chỉ tài ba, dũng cảm, mưu lược trong trận mạc, Trần Quốc Nghiễn trong đời thường là người nhân từ, đức độ, là người con tận hiếu, bề tôi tận trung với vua, với nước.

Các đại biểu dâng hương tại lễ khai hội.

Các đại biểu dâng hương tưởng nhớ công lao Đức ông Trần Quốc Nghiễn tại lễ khai hội.

Đền thờ Đức ông Trần Quốc Nghiễn được hình thành từ khoảng thế kỷ XIII, được các chủ thuyền xây dựng lại vào năm 1913. Sau này, đền đã trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo để có diện mạo như ngày nay. Đền hiện nằm trong Cụm Di tích lịch sử - văn hoá và danh thắng núi Bài Thơ, đã được xếp hạng là Di tích cấp quốc gia vào năm 1992.

Lễ hội đền Đức ông Trần Quốc Nghiễn được tổ chức thường niên, nhưng do ảnh hưởng của chiến tranh, có giai đoạn ngôi đền bị xuống cấp nên các hoạt động văn hoá tâm linh nơi đây cũng bị ngưng trệ. Sau khi lễ hội đền được phục dựng đã trở thành lễ hội truyền thống có quy mô lớn của TP Hạ Long, với điểm nhấn thu hút đông đảo người dân tham gia là nghi lễ rước Đức ông dọc các tuyến đường trên địa bàn. Tuy nhiên, trải qua thời gian, tuyến rước cũng có sự thay đổi. Trước đây, tuyến rước bắt đầu từ đền Đức ông qua bến phà Hồng Gai đến đền ông Đồng Nhẫm khu Vựng Đâng, qua Loong Toòng đến chùa Long Tiên rồi trở về đền. Những năm gần đây, tuyến rước được rút ngắn lại. Năm nay, tuyến rước xuất phát từ đền Đức ông đi theo đường Lê Thánh Tông đến chùa Long Tiên, dừng kiệu tại đây để vào dâng hương, sau đó quay trở lại đường Lê Thánh Tông và hồi cung đền.

Năm nay, nghi lễ rước Đức ông có khoảng 20 đội rước với trên 1.000 người tham gia rước, cùng với các đội rước kiệu Hương án, kiệu Long Đình, Long kiệu, Kiệu võng là các đội múa rồng, lân, đội rước cờ ngũ hành, đội kiếm lệnh, đội nhạc lễ, các đội tế, Phật tử, trường học, đại diện các khu phố..., tạo nên không khí linh thiêng, sôi động trên tuyến phố chính của TP Hạ Long.

Các lực lượng chức năng của TP Hạ Long tham gia đảm bảo ANTT cho lễ hội.

Các lực lượng chức năng của TP Hạ Long tham gia đảm bảo ANTT cho lễ hội.

Lễ hội đền Đức ông Trần Quốc Nghiễn diễn ra trong 2 ngày. Hôm qua, 28/4, các nghi lễ tâm linh cũng đã diễn ra, như: Lễ mộc dục, lễ bạch văn khai hội, lễ rước đuốc thiêng... Cùng với phần nghi lễ, phần hội kéo dài trong 2 ngày với chương trình biểu diễn văn nghệ và thi đấu các trò chơi dân gian.

Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện chào mừng Năm Du lịch quốc gia 2018 - Hạ Long - Quảng Ninh của TP Hạ Long, thu hút đông đảo người dân tham gia.

29.Quảng Ninh đón 53 vạn lượt khách trong 4 ngày nghỉ lễ//http://dangcongsan.vn.-2018.-Ngày 2 tháng 5

Theo Sở Du lịch Quảng Ninh, trong 4 ngày nghỉ lễ dịp 30/4 và 1/5, tỉnh đón khoảng 53 vạn lượt khách, tăng 26% so với năm 2017.

Quảng Ninh đã tổ chức nhiều sự kiện, hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch hưởng ứng khai mạc Năm Du lịch quốc gia 2018 - Hạ Long - Quảng Ninh ở các địa phương trong tỉnh nhằm phục vụ khách du lịch trong những ngày nghỉ lễ.

Thành phố Hạ Long thu hút lượng khách lớn nhất, chỉ riêng ở vịnh Hạ Long, theo thông báo của Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực Cảng Tuần Châu, trong 4 ngày nghỉ lễ, cảng Tuần Châu đã xuất bến 2.784 lượt chuyến tàu tham quan du lịch vịnh Hạ Long với khoảng 81.115 lượt khách trong nước và quốc tế. Trong đó, 2 ngày 29 - 30/4 lượng khách tham quan vịnh đạt mức lớn nhất, trung bình khoảng 26.700 lượt khách/ngày.

Các khách sạn từ 3-5 sao trên địa bàn thành phố Hạ Long đạt công suất khoảng 95%, riêng ngày 28 và  29/4 công suất đạt 100%. Tuy nhiên, ở nhiều khách sạn, giá thuê phòng tăng từ 50 đến 100% so với ngày thường. Các điểm vui chơi, giải trí tại thành phố Hạ Long luôn đông đúc. Công viên Đại Dương Hạ Long phục vụ khoảng 70.000 lượt khách.

Lượng khách du lịch ra tham quan các tuyến đảo tăng cao. Cụ thể, số khách du lịch ra các tuyến đảo Quan Lạn - Minh Châu (huyện Vân Đồn) khoảng 60.000 lượt, huyện đảo Cô Tô đón khoảng 20.000 lượt khách lưu trú. Ở thành phố vùng biên giới Móng Cái đón khoảng 50.000 lượt khách, riêng Cửa khẩu quốc tế Móng Cái có những ngày đón khoảng 10.000 khách Trung Quốc nhập cảnh.

 

Để đảm bảo môi trường kinh doanh du lịch, an toàn cho du khách, tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo các địa phương, cơ quan chức năng thành lập các đoàn công tác quản lý các hoạt động du lịch, trong đó tăng cường kiểm tra các phương án phòng chống cháy nổ, vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định kinh doanh dịch vụ du lịch, nhất là về niêm yết và bán theo giá niêm yết, tăng cường công tác quản lý, kiểm soát chất lượng dịch vụ, rà soát lại tất cả các chương trình du lịch và phương tiện tàu thuyền vận chuyển khách tham quan vịnh Hạ Long./.

 

7.Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại hiệu quả tại Quảng Ninh//http://dangcongsan.vn.-2018.- Ngày 27 tháng 4

Hội chợ OCOP được tỉnh Quảng Ninh tổ chức theo định kỳ 2 lần mỗi năm. Hội chợ đã trở thành sản phẩm du lịch của tỉnh, là hoạt động xúc tiến thương mại hiệu quả, qua đó kết nối cung - cầu giữa các nhà sản xuất và các đầu mối tiêu thụ, từ đó định hướng phát triển sản xuất sản phẩm hàng hóa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Tối 27/4, tại Cung quy hoạch hội chợ triển lãm và Văn hóa tỉnh Quảng Ninh, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã tham dự và cắt băng khai mạc Hội chợ mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP) khu vực phía Bắc - Quảng Ninh năm 2018.

Cùng dự có: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính; Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng; Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường; Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Văn Đọc; lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương, đại diện Đại sứ quán một số nước tại Việt Nam, đại diện hơn 40 địa phương trong cả nước cùng đông đảo nhân dân, du khách trong nước và quốc tế.

Để xúc tiến thương mại cho những sản phẩm OCOP của tỉnh, Quảng Ninh đã tổ chức Hội chợ OCOP theo định kỳ 2 lần mỗi năm. Hội chợ đã trở thành sản phẩm du lịch của tỉnh, là hoạt động xúc tiến thương mại hiệu quả, qua đó kết nối cung - cầu giữa các nhà sản xuất và các đầu mối tiêu thụ, từ đó định hướng phát triển sản xuất sản phẩm hàng hóa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Hội chợ OCOP khu vực phía Bắc - Quảng Ninh 2018 với chủ đề "Hội chợ Thương hiệu OCOP Quảng Ninh - Hội tụ và Lan tỏa", lần đầu tiên được nâng lên tầm khu vực, được Bộ Công Thương hỗ trợ đưa vào chương trình xúc tiến thương mại quốc gia. Với quy mô lớn nhất từ trước đến nay, Hội chợ quy tụ 460 gian hàng, trong đó có 120 gian hàng của 14/14 huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Quảng Ninh; 108 gian hàng của 42 tỉnh, thành phố trong cả nước; 32 gian hàng của các doanh nghiệp nước ngoài đến từ 5 quốc gia gồm: Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Iran và Campuchia với nhiều sản phẩm nông sản, sản phẩm đặc trưng của các vùng, miền và các nước. Đặc biệt, khu gian hàng làng nghề, thủ công mỹ nghệ quy tụ nhiều sản phẩm làng nghề đặc trưng của một số tỉnh, thành phố như: lụa Vạn Phúc, chạm bạc Đồng Sâm, mây tre đan Hà Nam...

Hội chợ năm nay có các hoạt động như: Lễ hội bia, lễ hội bánh ba miền (Bắc - Trung - Nam), triển lãm và giới thiệu các sản phẩm làng nghề truyền thống Việt Nam, trưng bày sinh vật cảnh đến từ mọi miền đất nước... tạo không khí vui tươi, phấn khởi phục vụ người dân và du khách đến với Hạ Long, Quảng Ninh trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5.

Hội chợ là cơ hội cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP tỉnh Quảng Ninh giao lưu, trao đổi, học tập kinh nghiệm, đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm; đồng thời tìm kiếm thông tin thị trường, tìm kiếm khách hàng và ký kết các hợp đồng đại lý tiêu thụ sản phẩm, hợp tác phát triển sản phẩm; góp phần kích thích phát triển sản xuất; nâng cao nhận thức của người sản xuất và người tiêu dùng về chương trình OCOP tỉnh Quảng Ninh.

Trong khuôn khổ hội chợ đã diễn ra lễ công bố kết quả chấm điểm và tổ chức trao giấy chứng nhận xếp hạng sản phẩm OCOP Quảng Ninh năm 2018. Các sản phẩm được trao giấy chứng nhận năm nay đã được hội đồng chuyên môn chấm điểm, đánh giá xếp hạng sao theo tiêu chí của Chương trình OCOP. Đây là bước tiến nhằm chuẩn hóa sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế, từ đó giúp các cơ sở sản xuất đi đúng hướng, giúp người tiêu dùng có căn cứ lựa chọn sản phẩm uy tín.

Đây cũng là một trong những sự kiện nổi bật trong chuỗi các sự kiện của Năm Du lịch Quốc gia 2018 - Hạ Long - Quảng Ninh./.

8.Khai mạc Hội chợ OCOP khu vực phía bắc – Quảng Ninh năm 2018//http://www.nhandan.com.vn.-2018.-Ngày 28 tháng 4

Tối 27-4, tại Cung Quy hoạch hội chợ triển lãm và Văn hóa tỉnh Quảng Ninh, Hội chợ Chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP) khu vực phía bắc – Quảng Ninh năm 2018 chính thức khai mạc. Tới dự, có Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Ðảng, Trưởng Ban Tổ chức T.Ư; các đồng chí Ủy viên T.Ư Ðảng: Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội; đồng chí Nguyễn Văn Ðọc, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh; lãnh đạo các bộ, ban, ngành; đại diện lãnh đạo các tỉnh, thành phố trong cả nước; đại diện Ðại sứ quán một số nước tại Việt Nam; đông đảo nhân dân, du khách trong nước và quốc tế.

Ðây là hoạt động hằng năm của chương trình OCOP Quảng Ninh nhằm đẩy mạnh xúc tiến quảng bá, giới thiệu sản phẩm của tỉnh ra thị trường trong nước và quốc tế. Tham gia hội chợ năm nay có 460 gian hàng của 42 tỉnh, thành phố trong cả nước và năm quốc gia, gồm Hàn Quốc, Thái-lan, Cam-pu-chia, Nhật Bản, I-ran với nhiều sản phẩm nông sản, sản phẩm đặc trưng của các vùng miền và các nước. Ðáng chú ý, khu gian hàng làng nghề, thủ công mỹ nghệ quy tụ nhiều sản phẩm làng nghề đặc trưng như lụa Vạn Phúc, chạm bạc Ðồng Sâm, mây tre đan Hà Nam… của các tỉnh Thái Bình, Hà Nội, Hải Dương…

Hội chợ năm nay còn có Lễ hội Bia, Lễ hội Bánh ba miền (bắc – trung – nam), triển lãm và giới thiệu các sản phẩm làng nghề truyền thống Việt Nam, trưng bày sinh vật cảnh đến từ mọi miền đất nước… tạo không khí vui tươi phấn khởi phục vụ người dân và du khách trong nước và ngoài nước đến với Hạ Long, Quảng Ninh trong kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5.

Hội chợ là một trong những sự kiện nổi bật trong chuỗi các sự kiện của Năm Du lịch Quốc gia 2018 được tổ chức tại Hạ Long – Quảng Ninh.

9.Cầu Bạch Đằng và 8 bài học kinh nghiệm lớn//http://baoquangninh.com.vn.- 2018.- Ngày 29 tháng 4

Ngày 28/4, cầu Bạch Đằng chính thức hợp long nối liền 2 bờ dòng sông lịch sử Bạch Đằng. Đây là mốc đánh dấu giai đoạn hoàn thành thi công các hạng mục kết cấu chính của cầu để chuyển sang các hạng mục hoàn thiện. Dự buổi lễ, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, đã có bài phát biểu, trong đó nhấn mạnh về 8 ý nghĩa to lớn từ dự án cầu Bạch Đằng. Báo Quảng Ninh trân trọng đăng bài phát biểu của đồng chí Phạm Minh Chính.

Kính thưa các vị đại biểu!

Kính thưa toàn thể nhân dân!

Đồng chí Phạm Minh Chính biểu dương cách làm của Quảng Ninh, sự nỗ lực của các nhà đầu tư và nhà thầu thi công cầu Bạch Đằng.

Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, phát biểu tại lễ hợp long cầu Bạch Đằng.

Trong điều kiện Quảng Ninh không có một đồng nào trong tay, nhưng tỉnh đã rất sáng tạo, quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt và bám trụ đến cùng để xây dựng cầu Bạch Đẳng. Khi đó, hàng chục cuộc họp lớn, nhỏ được diễn ra, các đồng chí lãnh đạo tỉnh trực tiếp đi ra nước ngoài để kêu gọi đầu tư làm cầu, mạnh dạn huy động các nguồn lực trong nước vô cùng vất vả. Chỉ tính riêng việc thống nhất 8 nhà đầu tư cùng góp vốn làm cầu đã phải họp liền trong 6 tháng trời... Rồi đến khi chính thức khởi công dự án vào ngày 25/1/2015, chúng tôi vẫn chưa thật sự tin tưởng, bởi công tác tổ chức thi công quá gian nan, công nghệ mới, phức tạp, bị hạn chế nhiều yếu tố... Song đến nay, cây cầu đã chuẩn bị hoàn thành, tôi thực sự xúc động.

Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính kiểm tra công trường cầu Bạch Đằng

Đồng chí Phạm Minh Chính chia sẻ những kỉ niệm ngày đầu triển khai cầu Bạch Đằng với cán bộ, công nhân trên công trường thi công cầu.

Cây cầu với nhiều khó khăn đã hiện hữu, chúng ta rút ra 8 ý nghĩa quan trọng và bài học kinh nghiệm to lớn từ cây cầu Bạch Đằng:

Một là: Chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước đã thành hiện thực, đó là hợp tác công - tư để phát triển hạ tầng. Cầu Bạch Đằng chính là minh chứng cho sự đúng đắn của chủ trương này.

Hai là: Quảng Ninh là tỉnh đầu tiên trong cả nước tự xây dựng đường cao tốc, sân bay, cảng tàu du lịch từ nguồn lực ngoài ngân sách. Đặc biệt, sức huy động nguồn lực rất cao, một đồng của Nhà nước bỏ ra, Quảng Ninh đã thu lại 8,3 đồng ngoài ngân sách. Tôi rất ấn tượng trong những năm vừa qua, Quảng Ninh đã thu hút được hơn 60.000 tỷ đồng để phát triển đầu tư cơ sở hạ tầng cứng và mềm. Đây cũng là minh chứng cho sự tự lực, tự cường, tự chủ động, không trông chờ vào ngân sách Trung ương. Là bài học kinh nghiệm đáng nhân rộng.

Ba là: Cầu Bạch Đằng, đường cao tốc góp phần kết nối 3 trung tâm kinh tế lớn miền Bắc là Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và là 3 cực tăng trưởng của kinh tế Việt Nam. Khi hoàn thành chuỗi dự án này, không chỉ Quảng Ninh là tỉnh hưởng lợi mà lợi ích được lan tỏa chung cho cả khu vực, bởi đây chính là cửa ngõ lớn kết nối ASEAN với Trung Quốc.

Bốn là: Cầu Bạch Đằng với tổng chiều dài là 5,4km, công trình có kỹ thuật thi công phức tạp, công nghệ tiên tiến nhất hiện nay nhưng lại do chính người Việt Nam tự đầu tư, thiết kế, tổ chức thi công, giảm yếu tố lệ thuộc vào nước ngoài. Điều này thể hiện trí tuệ của người Việt Nam. Còn nhớ khi làm việc với các chuyên gia cầu đường tại Nhật Bản và Pháp, họ nghi ngờ về khả năng của chúng ta. Cầu Bạch Đằng chính là câu trả lời tốt nhất, hành động cụ thể nhất để khẳng định người Việt Nam yêu nước có thể làm bất cứ điều gì, kể cả việc hết sức khó khăn về công nghệ.

Năm là: Thể hiện sự hợp tác chặt chẽ, có hiệu quả giữa các bộ, ngành, các địa phương. Từ khi bắt đầu ý tưởng làm cầu Bạch Đằng, Quảng Ninh đã phải tổ chức rất nhiều cuộc họp tháo gỡ khó khăn từ pháp lý đến yếu tố kỹ thuật. Ngay việc phải giải quyết được 2 yếu tố không chế: Chiều cao cầu đảm bảo lưu thông hàng hải của tàu tải trọng lớn ra, không ảnh hưởng phễu bay của Cảng hàng không Cát Bi (TP Hải Phòng) đã rất nan giải giữa các bộ, ngành và địa phương. Tuy nhiên, vì sự phát triển chung, các đơn vị đã có được sự thống nhất, đồng thuận cao.

Sau là: Sự đoàn kết, thống nhất của liên danh nhiều nhà đầu tư mà xưa nay chưa có tiền lệ, thể hiện sức mạnh tập thể của cộng đồng doanh nghiệp, đóng góp to lớn vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước.

Bảy là: Cầu Bạch Đằng, cao tốc Hải Phòng - Hạ Long - Vân Đồn góp phần quan trọng trong khai thác lợi thế nổi trội, tiềm năng khác biệt, lợi thế cạnh tranh không chỉ của Quảng Ninh mà còn liên kết trong cả khu vực.

Tám là: Khẳng định tư duy, tầm nhìn, hành động dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, vì cái chung của lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh và các bộ, ngành. Cứ nghĩ, cứ làm, cứ đi rồi sẽ đến, một tư tưởng hết sức quan trọng của sự phát triển.

Từ dự án cầu Bạch Đằng, đã rút ra bài học lớn, một việc dù khó đến mấy nhưng suy nghĩ chín chắn, quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, biết huy động nguồn lực thì chắc chắn sẽ thành công.

Trân trọng cảm ơn!

10.Đỗ Phương. Đầu tư hạ tầng giao thông: Kết nối để phát triển//http://baoquangninh.com.vn.- 2018.- Ngày 29 tháng 4

Năm 2014, tuyến cao tốc đầu tiên Hạ Long - Hải Phòng được khởi công. Từ dự án động lực đó, Quảng Ninh đã thu hút thêm gần 50.000 tỷ đồng ngoài ngân sách để phát triển đồng bộ hạ tầng giao thông. Các dự án hiện đang khẩn trương hoàn thành trong năm 2018, tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển kinh tế xã hội, được ví như những “thỏi nam châm” hút các nhà đầu tư chiến lược.

Sáng tạo trong huy động nguồn lực

Hạ tầng giao thông hiện nay của Quảng Ninh đang phát triển hết sức mạnh mẽ. Theo thống kê chưa đầy đủ, chỉ tính từ cuối năm 2014 đến nay các dự án triển khai trên địa bàn tỉnh đã có tổng số vốn đầu tư lên đến trên 50.000 tỷ đồng.

Đồng chí Nguyễn Đức Long, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh trao giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư

Để có được những dự án với số vốn "khủng" trong thời gian ngắn, nếu chỉ trông chờ vào ngân sách thì đúng như lời đồng chí Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải Nguyễn Văn Thể tại buổi làm việc với tỉnh Quảng Ninh ngày 22/2/2018: “Phải rất lâu nữa Quảng Ninh mới đồng bộ được hạ tầng giao thông”. Bởi, dù tỉnh đã thực hiện tiết kiệm chi, không đầu tư dàn trải, chỉ tập trung cho các công trình động lực... thì cũng phải mất đến hàng chục năm mới đủ vốn đầu tư cùng một lúc đồng loạt các công trình, trong khi nguồn ngân sách hỗ trợ từ trung ương lại có hạn.

Cũng chính vì lý do đó, Quảng Ninh đã sớm đổi mới, sáng tạo trong tư duy trên quan điểm “phát triển dựa vào tập trung huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tạo động lực nâng cao chất lượng, hiệu quả tăng trưởng để phát triển nhanh, bền vững”. Từ quan điểm này, tỉnh đã tập trung đẩy mạnh nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy chính quyền các cấp, tạo bước chuyển rõ nét về cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính, GPMB; thực hiện nhất quán các chính sách khuyến khích đầu tư, tạo môi trường đầu tư lành mạnh để thu hút đầu tư. Cùng với đó, tranh thủ sự giúp đỡ của Trung ương, chủ động đề xuất Chính phủ cho phép tỉnh tự huy động các nguồn vốn hợp pháp để triển khai dự án cao tốc đầu tiên đó là Hạ Long - Hải Phòng. Đây có thể ví như dự án động lực kích cầu đầu tư phát triển hạ tầng giao thông tại Quảng Ninh.

Với những giải pháp tích cực, chỉ trong thời gian ngắn, làn sóng đầu tư về Quảng Ninh không ngừng tăng. Đồng loạt, liên tiếp các dự án giao thông trọng điểm được triển khai như cao tốc Hạ Long - Vân Đồn, Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, Cảng tàu khách quốc tế Hòn Gai và thời gian tới là Cao tốc Vân Đồn - Móng Cái với tổng số vốn đầu tư ngoài ngân sách cho các công trình giao thông lên đến gần 50.000 tỷ đồng. Trong đó có những công trình mang ý nghĩa đặc biệt như tuyến cao tốc Hải Phòng - Hạ Long, Hạ Long - Vân Đồn, là hai dự án đường cao tốc đầu tiên trong cả nước do địa phương cấp tỉnh làm chủ đầu tư; Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn là sân bay đầu tiên trong cả nước do tư nhân đầu tư; Cầu Bạch Đằng, cây cầu nhiều nhịp lớn thứ 3 trên thế giới và đầu tiên tại Việt Nam do các đơn vị trong nước thực hiện từ công tác thiết kế, thi công và quản lý dự án.

Các dự án giao thông trọng điểm của Quảng Ninh đang triển khai.

Các dự án này đang trong giai đoạn hoàn thành, sẽ đưa vào sử dụng trong quý III/2018. Đây được coi là chuỗi dự án giao thông động lực không chỉ với tỉnh Quảng Ninh mà là của cả khu vực phía Bắc, góp phần hoàn thiện tuyến cao tốc kéo dài từ Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng đến với Đặc khu Vân Đồn (Quảng Ninh) và thời gian tới là đến thành phố cửa khẩu Móng Cái. Là chuỗi cao tốc dài nhất Việt Nam hiện nay, hành lang đường bộ đầu tiên kết nối các tỉnh phía Bắc Việt Nam với Trung Quốc, tạo động lực thúc đẩy phát triển liên vùng. Điều này đã thể hiện những quyết tâm, sự linh hoạt trong phát triển, làm thay đổi căn bản diện mạo hạ tầng giao thông của Quảng Ninh, hình thành nhiều công trình vĩnh cửu.

Lan tỏa cơ hội phát triển toàn diện

Sự phát triển mạnh mẽ của hạ tầng giao thông Quảng Ninh có thể ví như những “thỏi nam châm” hút các nhà đầu tư chiến lược. Nhiều nhà đầu tư cả trong nước và quốc tế đã tìm đến đầu tư lâu dài tại Quảng Ninh. Chỉ tính riêng kế hoạch đầu tư trong năm 2018 khi các dự án này hoàn thành và đưa vào khai thác, nhiều địa bàn trong tỉnh sẽ đồng loạt triển khai các siêu dự án với số vốn lên đến hàng tỷ USD.

Như tại huyện Vân Đồn sẽ khởi công chuỗi tổ hợp quy mô lớn với tổng vốn đầu tư trên 61.000 tỷ đồng (khoảng 2,7 tỷ USD) vào cuối năm, đó là các dự án: Khu phức hợp nghỉ dưỡng, giải trí cao cấp tại đảo Ngọc Vừng, do Tập đoàn FLC nghiên cứu, tổng vốn đầu tư khoảng 46.000 tỷ đồng; Tổ hợp du lịch Sonasea Drgonbay có vốn đầu tư gần 5.000 tỷ đồng; Tổ hợp du lịch và con đường di sản khoảng 5.000 tỷ đồng... Tại TX Quảng Yên, là các khu công nghiệp Đầm Nhà Mạc, Sông Khoai, kết nối và là cơ sở logistics cho hệ thống cảng biển của TP Hải Phòng; tại TP Hạ Long là các trung tâm nghỉ dưỡng, khách sạn, khu đô thị và các cảng biển đẳng cấp do các tập đoàn lớn như: Sun Group, Vingroup, FLC đầu tư

Cũng chính từ những đột phá về đầu tư hạ tầng giao thông, từ chỗ sau 5 năm đầu tư vào Cảng container Cái Lân với số vốn hơn 3.000 tỷ đồng theo tiêu chuẩn quốc tế, Công ty TNHH Cảng Container quốc tế Cái Lân chỉ hoạt động cầm chừng do thiếu nguồn hàng, 4 cẩu bờ STS loại Panamax tầm với 17 hàng container (hiện đại nhất miền Bắc) đã có thời điểm phải hoán cải thêm gầu để làm hàng rời... Thì đến nay, trong giai đoạn hoàn thành các dự án giao thông động lực, nhiều hãng tàu lớn trên thế giới đã tìm đến Cảng Cái Lân để công bố khai trương tuyến kết nối đến hầu hết các cảng lớn trên thế giới, góp phần hỗ trợ Quảng Ninh khai thác tối đa lợi thế cảng biển, gia tăng hiệu quả đầu tư...

Không chỉ dừng tại đó, cơ hội phát triển toàn diện của Quảng Ninh vẫn đang tiếp tục gia tăng khi đầu tháng 6/2018, tại Kỳ họp thứ 5 - Khóa XIV Quốc hội sẽ chính thức thông qua Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, trong đó Khu kinh tế Vân Đồn của Quảng Ninh là một trong 3 Đặc khu kinh tế của cả nước. Thêm nữa, năm 2017 Quảng Ninh vươn lên dẫn đầu PCI toàn quốc, đây có thể ví là thước đo của các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham khảo sử dụng trong các quyết định đầu tư của mình. Quảng Ninh sẽ tiếp tục đón các nhà đầu tư mới, hứa hẹn đột phá, bứt phá nhanh, mạnh và bền vững trong phát triển. Đây cũng chính là nền tảng vững chắc để đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng, thực hiện thành công mục tiêu đến năm 2020 Quảng Ninh trở thành tỉnh có cơ cấu kinh tế dịch vụ - công nghiệp.

11.Cao Quỳnh. OCOP - Đưa sản phẩm địa phương tới thương hiệu quốc gia//http://baoquangninh.com.vn.- 2018.- Ngày 29 tháng 4

Sau gần 5 năm triển khai, chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) đã trở thành thương hiệu riêng có của Quảng Ninh. Chương trình đã khẳng định là hướng đi đúng đắn trong việc tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, nâng cao giá trị sản xuất, phát triển kinh tế khu vực nông thôn. Việc triển khai chương trình OCOP của Quảng Ninh đã và đang là điểm sáng trong cả nước.

Từ một ý tưởng

Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), Quảng Ninh xác định phát triển sản xuất để nâng cao thu nhập cho người dân là một trong các nhiệm vụ trọng tâm, bởi có như vậy mới thay đổi thực sự “chất” của NTM. Bên cạnh đó, tỉnh cũng xác định tái cơ cấu ngành Nông nghiệp phải bắt đầu từ việc phát huy lợi thế của các địa phương, từ đó, quy hoạch vùng sản xuất tập trung, lựa chọn sản phẩm chủ lực, ứng dụng khoa học công nghệ nâng cao năng suất... Chính những điều này đã thôi thúc Quảng Ninh xây dựng một chương trình riêng biệt để phát triển sản xuất nhằm gia tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp trên cơ sở khai thác tiềm năng của từng địa phương.

Cán bộ chủ chốt từ tỉnh đến sở, ban, ngành và địa phương đã giành nhiều thời gian nghiên cứu chuyên đề quốc tế về phong trào Mỗi làng một sản phẩm tại các nước khu vực Đông Bắc Á, Đông Nam Á, châu Phi… Cùng với đó, tỉnh đã tổ chức đoàn công tác học tập kinh nghiệm từ các cấp của Nhật Bản, Thái Lan. Đồng thời, nghiên cứu, xem xét, đánh giá hiệu quả của chương trình hỗ trợ sản xuất, chính sách hiện hành, hiệu quả của mô hình đã triển khai tại Việt Nam.

Từ bài học kinh nghiệm của Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan..., Đề án chương trình OCOP đã được UBND tỉnh phê duyệt triển khai thực nghiệm giai đoạn 2013-2016. Chương trình OCOP là một mô hình mới, lần đầu tiên được triển khai ở Việt Nam và tỉnh Quảng Ninh, do đó chưa có tiền lệ về phương pháp luận, về cơ chế chính sách và ít có mô hình hiệu quả để học tập. Do đó, chương trình được thực hiện trên cơ sở vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, đánh giá hiệu quả và triển khai tiếp trong giai đoạn sau.

Chương trình OCOP Quảng Ninh được thực hiện dựa trên 3 nguyên tắc cơ bản, đó là: Hành động địa phương, hướng đến toàn cầu; tự lực, tự tin và sáng tạo; đào tạo nguồn nhân lực. Chương trình OCOP được thiết kế để các chủ thể sản xuất (từ cá thể, hộ sản xuất, tổ hợp tác, HTX, doanh nghiệp) có sự chủ động về ý tưởng sản phẩm, xác định thị trường, chủ động sản xuất, chế biến, tiêu thụ. Nhà nước đóng vai trò tạo sân chơi, hỗ trợ chính sách, xúc tiến thương mại.

Những thành công bước đầu

Bắt tay triển khai Chương trình OCOP, đi liền với phê duyệt đề án, tỉnh đã thành lập Ban Điều hành OCOP cấp tỉnh, trong đó, giao Ban Xây dựng NTM làm cơ quan thường trực. UBND các địa phương thành lập Ban Điều hành gắn với Văn phòng Điều phối xây dựng NTM. Ban điều hành từ cấp tỉnh đến địa phương đều do đồng chí phó chủ tịch UBND làm trưởng ban. Đây là bước khởi đầu quan trọng nhằm thiết lập một bộ máy chuyên nghiệp theo dõi sâu sát chương trình.

Nhằm huy động cả hệ thống chính trị tham gia chương trình, tỉnh đã ban hành các chính sách phù hợp huy động nguồn lực xã hội, như: Hỗ trợ lãi suất, phát triển vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, hỗ trợ xây dựng thương hiệu, hỗ trợ điểm bán hàng, hỗ trợ kinh phí tổ chức hội chợ OCOP hằng năm... Đồng thời, nghiên cứu, ban hành và tổ chức hướng dẫn thực hiện bộ công cụ quản lý chương trình phù hợp với thực tiễn địa phương. Triển khai chương trình một cách bài bản, tỉnh đã xây dựng bộ nhận diện nhãn hiệu OCOP Quảng Ninh và Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Bằng bảo hộ trong phạm vi quốc gia, ban hành Chu trình chuẩn OCOP thường niên, ban hành Bộ tiêu chí đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP. Hằng năm, tỉnh cũng ban hành kế hoạch thực hiện theo lộ trình của Đề án đã phê duyệt. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá theo tiến độ, đồng thời hướng dẫn từng địa phương cũng như từng cơ sở sản xuất các sản phẩm của chương trình OCOP. Qua đó, góp phần triển khai chương trình cụ thể, đồng bộ, sát với thực tế.

Kết thúc giai đoạn 2013-2016, chương trình OCOP đã khẳng định là hướng đi đúng đắn của Quảng Ninh trong việc tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, nâng cao giá trị giá trị sản xuất, xây dựng NTM. Toàn tỉnh đã có 215 doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất tham gia OCOP, tổng vốn đăng ký là 250 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho gần 2.500 lao động địa phương. Toàn tỉnh có 238 sản phẩm, trong đó có 99 sản phẩm đạt từ 3-5 sao. Doanh số bán sản phẩm đạt trên 670 tỷ đồng. Mạng lưới phân phối, bán lẻ sản phẩm OCOP trong tỉnh đã phát triển lên 32 trung tâm, điểm bán hàng. Với những kết quả đã đạt được, chương trình OCOP Quảng Ninh đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý nhân rộng triển khai chương trình Mỗi xã một sản phẩm trong phạm vi cả nước.

Chuyển từ “lượng” sang “chất”

Bước vào giai đoạn 2 của Chương trình OCOP, Quảng Ninh đã xác định đưa chương trình chuyển mình từ “lượng” sang “chất”, phát triển theo chiều sâu, trở thành chương trình phát triển kinh tế quan trọng của tỉnh.

Hiện thực hóa những mục tiêu nêu trên, tỉnh đã phê duyệt Đề án OCOP giai đoạn 2017-2020. Đồng thời, nâng cấp hệ thống tổ chức thực hiện chương trình từ Ban Điều hành thành Ban Chỉ đạo. Theo đó, trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo sẽ được triển khai đồng bộ, quyết liệt, bài bản hơn. Sản phẩm OCOP sẽ được tổ chức quản lý khoa học hơn theo hệ thống, từng khâu, từng bước trên cơ sở tiếp tục thúc đẩy được sự sáng tạo của nhân dân, nhóm hộ sản xuất, doanh nghiệp, HTX. Trong quá trình thực hiện, tỉnh đã xác định tập trung phát triển khối kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân là động lực quan trọng trong triển khai Chương trình OCOP theo hướng gia tăng lợi ích cho cộng đồng dân cư.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình OCOP giai đoạn 2017-2020 tỉnh đã đặt ra mục tiêu phát triển các sản phẩm chủ lực, trong đó, 31 sản phẩm cấp huyện, 12 sản phẩm cấp tỉnh và 6 sản phẩm cấp quốc gia. Do đó, ngay từ năm đầu tiên của giai đoạn 2, tỉnh đã ban hành kế hoạch cụ thể về phát triển sản phẩm OCOP cấp tỉnh và định hướng cấp quốc gia. Trong đó, xác định rõ nhiệm vụ cụ thể, thời gian thực hiện và trách nhiệm của cơ quan liên quan, nhất là cấp ủy, chính quyền địa phương, doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác trong việc triển khai đưa sản phẩm phát triển theo chiều sâu. Tỉnh cũng đã ban hành bộ tiêu chí đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP giai đoạn 2017-2020. Ở giai đoạn này, bộ tiêu chí là công cụ quản lý của hệ thống OCOP, trong đó tập trung vào định hướng xây dựng các tổ chức kinh tế theo hướng cộng đồng. Đây cũng là cơ sở để định hướng cơ sở sản xuất sản phẩm theo tiêu chuẩn chất lượng và cho các cấp có thẩm quyền đánh giá, xếp hạng sản phẩm.

Bên cạnh đó, Ban Chỉ đạo OCOP tỉnh sẽ xây dựng hệ thống phần mềm quản lý chương trình gắn với quản lý sản phẩm trên hệ thống tem điện tử thông minh, như: Tem điện tử thông minh sử dụng mã Qr-cod, ứng dụng VNPT check, phần mềm quản lý sản phẩm… Trên cơ sở đó, 100% các sản phẩm OCOP sẽ được dám tem điện tử truy xuất nguồn gốc cũng như bảo mật chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Qua đó, chuyên nghiệp hóa sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của thị trường, hướng tới xuất khẩu

12.Đặng  Nhung. TKV và mục tiêu phát triển bền vững // http://baoquangninh.com.vn.- 2018.- Ngày 30 tháng 4

Ông Lê Minh Chuẩn, Chủ tịch Hội đồng thành viên (HĐTV) Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), khẳng định: Mục tiêu của TKV trong năm 2018 và những năm tiếp theo là tập trung khắc phục những yếu kém, bất cập, hạn chế, xây dựng TKV trở thành tập đoàn kinh tế mạnh, có trình độ công nghệ, mô hình quản trị theo hướng hiện đại và chuyên môn hóa cao, cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, hợp lý, hiệu quả; đảm bảo sự phát triển của ngành Than luôn song hành với nhiệm vụ bảo vệ môi trường bền vững.

Tái cấu trúc toàn diện

Từ khi thành lập đến nay, TKV đã 4 lần tổ chức, sắp xếp lại cơ cấu bộ máy để phù hợp với hoàn cảnh phát triển cụ thể. Theo đó, từ năm 1998 đến nay, TKV đã tổ chức, sắp xếp cổ phần hóa được 61 doanh nghiệp các cấp trong toàn Tập đoàn, hoàn thành thoái vốn tại 5 công ty con, 6 công ty liên kết; sắp xếp lại doanh nghiệp, chuyển đổi 10 công ty TNHH một thành viên; sáp nhập, hợp nhất, giải thể, sắp xếp, tổ chức lại 6 công ty và 4 ban quản lý; thoái vốn tại một số đơn vị. Đồng thời triển khai các biện pháp đồng bộ về quản trị nội bộ, kiện toàn mô hình quản lý, hoàn thiện cơ chế quản lý về tăng năng suất, giảm giá thành, đổi mới và tái cơ cấu chất lượng lao động; tổ chức lại sản xuất và sắp xếp lại lao động, tinh giản bộ máy lao động gián tiếp.

Qua đó, từ năm 2012 đến nay, lực lượng lao động của TKV đã giảm được xấp xỉ 20.000 lao động (trong 5 năm qua đã giảm 16% tổng số lao động của toàn Tập đoàn). Tính đến hết 31/12/2017, số lao động danh sách toàn Tập đoàn giảm xuống dưới 106.000 người, riêng năm 2017 tổng số lao động giảm khoảng 5.500 người, trong đó số lao động quản lý và phục vụ, phụ trợ giảm tuyệt đối là 3.315 người. Trong thời gian tới, TKV sẽ tiếp tục thoái/tăng vốn tại một số công ty con, đơn vị thành viên. Như tại Công ty CP Than Núi Béo, sẽ tăng tỷ lệ sở hữu của TKV lên mức từ 65% đến 75% vốn điều lệ. Công ty CP Địa chất mỏ và Địa chất Việt Bắc sẽ thoái vốn của TKV xuống còn 51% vốn điều lệ… tiến tới năm 2020 sẽ tiến hành thoái vốn Công ty mẹ.

Cơ giới hóa khai thác than góp phần tăng năng suất lao động

Cơ giới hóa khai thác than góp phần tăng năng suất lao động.

Năm 2018 là năm bản lề, có ý nghĩa quyết định đối với việc hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của giai đoạn 2016 - 2020 theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã đề ra. Để hoàn thành nhiệm vụ, HĐTV TKV đã ban hành quyết định về kế hoạch triển khai Đề án tái cơ cấu TKV năm 2018. Theo đó, tiến hành cổ phần hóa 2 đơn vị; sắp xếp, tổ chức lại các chi nhánh trực thuộc công ty mẹ 4 đơn vị; thoái vốn tại 6 công ty con và công ty liên kết; bán tiếp cổ phần để đạt tỷ lệ nắm giữ theo phương án cổ phần hóa tại 6 đơn vị. Tiếp tục thực hiện việc thoái vốn tại 7 công ty con, công ty liên kết; tăng tỷ lệ sở hữu đạt tỷ lệ tối thiểu 65% tại 6 công ty sản xuất than. Trên cơ sở đó, tập trung nguồn lực để phát triển các sản phẩm có lợi thế, sức cạnh tranh cao, trên cơ sở đầu tư vốn, khoa học công nghệ, đổi mới quản trị doanh nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả…

Đầu tư công nghệ để phát triển bền vững

Xác định muốn phát triển bền vững phải đầu tư công nghệ hiện đại, tăng cường chất xám cho các sản phẩm, trong những năm qua, TKV đã không ngừng đầu tư, đổi mới công nghệ theo hướng cơ giới hóa, tự động hóa… Đặc biệt từ năm 2000, Tập đoàn đã đầu tư cho áp dụng cơ giới hóa đào lò và cơ giới hóa khai thác than tại một số đơn vị, như Công ty Than Mông Dương, Khe Chàm, Vàng Danh… Kết quả đến nay, TKV đã áp dụng cơ giới hóa vào vận hành tại hầu hết các mỏ than, như: Đầu tư lò chợ cơ giới hóa công suất 600.000 tấn/năm tại các công ty than: Hà Lầm, Dương Huy, Khe Chàm; cơ giới hóa khai thác than vỉa dốc bằng tổ hợp dàn chống 2ANSH kết hợp máy bào và giàn mềm ZRY tại các công ty: Mạo Khê, Uông Bí, Hồng Thái… Nhờ đó, sản lượng khai thác bằng công nghệ cơ giới hóa toàn Tập đoàn năm 2016 đạt khoảng 1,42 triệu tấn, chiếm 7% sản lượng khai thác hầm lò. Mức sản lượng này đã vượt xa các năm trước đây, gần gấp 2 lần mức sản lượng khai thác bằng công nghệ cơ giới hóa năm 2015 (năm 2015 đạt 720.000 tấn).

Đầu tư các tuyến băng tải vận chuyển than góp phần bảo vệ môi trường (ảnh: Hệ thống băng tải vận chuyển than từ kho than Khe Ngát ra cảng Điền Công, Uông Bí

Đầu tư các tuyến băng tải vận chuyển than góp phần bảo vệ môi trường. Trong ảnh: Hệ thống băng tải vận chuyển than từ kho than Khe Ngát ra cảng Điền Công, TP Uông Bí.

Bên cạnh đầu tư cơ giới hóa, TKV cũng hiện đại hóa dần các khâu phụ trợ như đầu tư các tuyến băng tải vận chuyển than, đầu tư công nghệ mới trong sàng tuyển, bốc xúc đất đá, chế tạo thiết bị… Trong khâu sàng tuyển và chế biến than, TKV đang áp dụng công nghệ mới, tự động hóa tối đa các công đoạn để giảm ô nhiễm môi trường, giảm khâu lao động thủ công cho thợ mỏ... Khâu vận chuyển cũng được băng tải hóa bằng các hệ thống băng tải hiện đại, khép kín, đồng bộ từ mỏ ra cảng tiêu thụ.

Từ năm 2016, tại Cẩm Phả, TKV đã đầu tư 651 tỷ đồng, hoàn thành hệ thống băng tải than Lép Mỹ - Cảng Km6 dài hơn 4,5km, công suất 720 tấn/giờ, chấm dứt vận chuyển than bằng ô tô. Năm 2017, tại Uông Bí, hệ thống băng tải vận chuyển than Khe Ngát - cảng Điền Công có tổng mức đầu tư hơn 1.291 tỷ đồng, công suất vận chuyển 6 triệu tấn than/năm, dài gần 8km, đi vào hoạt động đã làm tăng năng suất vận tải và giảm thiểu đáng kể ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác, vận chuyển than tại khu vực này.

Nỗ lực vì mục tiêu xanh hóa khai thác than

Tập trung cải tạo, phục hồi những bãi thải mỏ, xử lý chất thải môi trường, là những giải pháp tích cực mà TKV đã và đang triển khai trong thời gian qua nhằm bảo vệ môi trường. Theo đó, ngành Than đã tích cực triển khai nhiều giải pháp để bảo vệ môi trường như hiện đại hóa các cảng xuất than, đầu tư các tuyến băng tải thay thế ô tô vận chuyển than ra các

Gọi điện: 0203.6500.163
Facebook Youtube
wiget Chat Zalo