Mở cửa các ngày từ Thứ 3 – Chủ Nhật hàng tuần. Buổi sáng từ 7h30 - 12h00. Buổi chiều từ 13h30 - 16h30
Thư mục Quảng Ninh qua báo chí

Thư mục: “Quảng Ninh qua báo chí Trung Ương” tháng 3+4/2017

Ngày 13-06-2017 Lượt xem: 110

 Quảng Ninh nằm ở địa đầu phía đông bắc Việt Nam, là tỉnh miền núi, trung du nằm ở vùng duyên hải Bắc Bộ với hơn 80% đất đai là đồi núi. Trong đó, có hơn hai nghìn hòn đảo nổi trên mặt biển, là vùng đất lịch sử lâu đời. Ở khu vực Vịnh Hạ Long đã khảo cổ được di chỉ của người tiền sử từ 3000 - 1500 năm TCN. Là một trọng điểm kinh tế, một đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía bắc đồng thời là một trong bốn trung tâm du lịch lớn của Việt Nam với di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long đã hai lần được UNESCO công nhận về giá trị thẩm mĩ và địa chất, địa mạo.

 

    Con người và xã hội Quảng Ninh là nơi hội tụ, giao thoa, sự thống nhất trong đa dạng của nền văn minh sông Hồng, có truyền thống cách mạng của giai cấp công nhân Vùng Mỏ với “di sản” tinh thần vô giá “kỷ luật và đồng tâm”. Đây là điều kiện thuận lợi xây dựng khối đoàn kết, tạo sức mạnh tổng hợp để vượt qua mọi khó khăn, thách thức; góp phần xây dựng, bảo vệ Tổ quốc trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

    Để cập nhật thông tin mới nhất về tỉnh Quảng Ninh. Bắt đấu từ tháng 8 năm 2014. Thư viện tỉnh Quảng Ninh biên soạn thư mục: “Quảng Ninh qua báo chí Trung ương “ theo định kỳ 2 tháng 1 số, các bài báo được cập nhật trên các trang thông tin điện tử và được sắp xếp theo các chủ đề: Chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế…

   Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc Thư mục: “Quảng Ninh qua báo chí Trung ương” tháng 3+4/2017.

1. Xuân Quảng. Quảng Ninh: Hội nghị hướng dẫn tổ chức lấy ý kiến cử tri nơi cư trú/ Xuân Quảng//http://daidoanket.vn.- 2016.- Ngày 21 tháng 03

NNgày 21/3, Ủy ban MTTQ tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức hội nghị hướng dẫn việc tổ chức lấy ý kiến cử tri nơi cư trú đối với những người ứng cử đại biểu Quốc hội (QH) khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị có đại biểu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND tỉnh; Chủ tịch Ủy ban MTTQ các huyện, thị xã, thành phố và Chủ tịch Ủy ban MTTQ các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ tỉnh Quảng Ninh Phạm Văn Điệt nhấn mạnh: Việc tổ chức lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi cư trú về những người ứng cử đại biểu QH và đại biểu HĐND tỉnh là quá trình giám sát, phát huy quyền làm chủ của người dân đối với những đại biểu mình lựa chọn. Đồng thời, qua đó giúp Ủy ban MTTQ các cấp và các cơ quan tham gia bầu cử làm tốt việc hiệp thương, lựa chọn người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 đạt hiệu quả cao. Sau hội nghị hiệp thương lần thứ 2, Quảng Ninh có 14 người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và 245 người ứng cử đại biểu HĐND tỉnh khóa XIII, nhiệm kỳ 2016 – 2021 với cơ cấu tỷ lệ là: nữ 113 người = 46,12%; ngoài Đảng 49 người = 20%; tuổi trẻ dưới 35 tuổi 53 người = 21,63%; dân tộc thiểu số 26 người = 10,61%.

Tại hội nghị, các đại biểu đã nghe lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh hướng dẫn về nội dung, thủ tục, trình tự việc tổ chức lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm cử tri nơi cư trú và nơi công tác của những người ứng cử. Theo đó việc lấy ý kiến tín nhiệm của cử tri đối với người ứng cử (gồm người được giới thiệu ứng cử và người tự ứng cử) được tổ chức ở nơi người ứng cử cư trú thường xuyên, tại thôn, tổ dân phố, không phân biệt có hộ khẩu thường trú hay tạm trú dài hạn và phải bảo đảm dân chủ, công khai, khách quan, đúng quy định của pháp luật.

Hình thức lấy ý kiến cử tri, có thể bằng hai cách (do hội nghị quyết định) biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Trường hợp bỏ phiếu kín, thì phiếu tín nhiệm cử tri nơi cư trú phải có dấu của Ủy ban MTTQ cấp xã hoặc UBND cùng cấp. Thời gian tiến hành hội nghị được triển khai ngay sau hội nghị hiệp thương lần thứ 2, từ nay đến ngày 12/4/2016.

KINH TẾ

2. Cấp phép dự án nuôi bò nghìn tỉ ở Quảng Ninh/ http://laodong.com.vn.- 2016.- Ngày 08 tháng 03

Dự án chăn nuôi bò thịt và bò giống tại thành phố Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) có diện tích trên 1.000ha, bao gồm khu trại nuôi bò thịt, khu trại nuôi bò giống, tổng vốn đầu tư lên tới 2.258 tỉ đồng chuẩn bị nhân rộng tại Quảng Ninh.

Mới đây, UBND tỉnh Quảng Ninh đã cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án chăn nuôi bò thịt và bò giống của Cty TNHH Phú Lâm, tại xã Quảng Nghĩa, thành phố Móng Cái với tổng vốn đầu tư lên tới 2.258 tỉ đồng. Dự án chăn nuôi bò thịt và bò giống tại thành phố Móng Cái có diện tích trên 1.000ha, bao gồm khu trại nuôi bò thịt, khu trại nuôi bò giống, là dự án công nghệ cao, đầu tư trên địa bàn đặc biệt khó khăn của thành phố vùng biên giới phía Bắc - Móng Cái. Khi dự án vào hoạt động sẽ cung cấp các sản phẩm thịt bò chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường, góp phần phát triển kinh tế địa phương và giải quyết số lượng lớn lao động trong khu vực nông thôn. Tỉnh Quảng Ninh cũng đồng ý chủ trương đầu tư mở rộng, nâng cấp đường đối với đường nối từ đường Quốc lộ 18B vào các bản Nga Bát, Mai Dọc (xã Quảng Nghĩa) nơi có dự án này hoạt động; xem xét nguồn lao động để lên phương án đào tạo đáp ứng nhu cầu sử dụng của chủ đầu tư.

3. Lễ động thổ xây dựng khách sạn Sheraton Hạ Long Bay – Quảng Ninh/http://www.dulichvn.org.vn.- 2016.- Ngày 11 tháng 03

Sáng ngày 10/10/2016, tại TP.Hạ Long, Công ty CP khách sạn Club M Hạ Long đã tiến hành động thổ xây dựng khách sạn Sheraton Hạ Long Bay.

Dự án khách sạn Sheraton Hạ Long Bay có tổng mức đầu tư 36 triệu đô la Mỹ, quy mô gồm 265 phòng với đầy đủ các tiện nghi cao cấp tiêu chuẩn quốc tế 5 sao; 68 căn hộ cho thuê; khu dịch vụ tiền sảnh, quầy bar, nhà hàng, quầy lưu niệm, lễ tân, trung tâm mua sắm, các phòng họp nhỏ, khu thư giãn, sảnh đợi, bể bơi, phòng tập thể dục và một khu spa cao cấp; tổ hợp chăm sóc sức khỏe, nhà hàng, dịch vụ giải trí, ăn uống, tổ chức sự kiện... Khách sạn Sheraton Hạ Long Bay khi hoàn thành sẽ tạo hình ảnh và điểm nhấn kiến trúc cho TP Hạ Long; đồng thời, là khu vực bến đỗ đưa đón du khách tham quan các công trình văn hóa của tỉnh, tạo sức hút về du lịch cho TP Hạ Long nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung.

Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Nguyễn Văn Đọc, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh nhấn mạnh: Tầm nhìn chiến lược của Quảng Ninh là tạo bước phát triển đột phá, đưa Quảng Ninh trở thành tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại vào năm 2020. Và trong chiến lược phát triển KT-XH, Quảng Ninh luôn coi trọng phát triển du lịch, đặc biệt là hạ tầng dịch vụ đồng bộ và các sản phẩm du lịch phong phú nhằm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, xứng tầm quốc tế. Do đó, thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều chính sách để thu hút, tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư lớn hoạt động trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ đến đầu tư tại tỉnh. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có nhiều công trình đã và đang khởi công, nhiều công trình đã hoàn thành và được đưa vào sử dụng trên địa bàn TP Hạ Long, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của du khách và nhân dân. Sắp tới, khách sạn Sheraton Hạ Long Bay khi đưa vào sử dụng cũng sẽ là công trình nằm trong chuỗi dịch vụ xung quanh Vịnh Hạ Long, là công trình nằm trong tổ hợp công trình điểm nhấn của TP Hạ Long. Công trình hoàn thành sẽ góp phần tăng thêm chất lượng hoạt động dịch vụ du lịch, đặc biệt đây là cơ sở mang đẳng cấp, thương hiệu quốc tế được xây dựng trên địa bàn TP Hạ Long, góp phần tạo nên sản phẩm dịch vụ chất lượng cao, đa dạng của ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh./.

4. Cởi mở, chia sẻ, đồng hành cùng doanh nghiệp doanh nhân//http://thanhtra.com.vn.- 2016.- Ngày 23 tháng 03

Ngày 22/3/2016, lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các sở, ban, ngành và địa phương trên toàn tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị thường niên tiếp xúc doanh nghiệp, doanh nhân trên địa bàn.

Tham dự Hội nghị còn có hơn 400 doanh nhân, đại diện cho các đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức kinh tế trong ngoài nước đã, đang và sẽ hoạt động sản xuất kinh doanh tại Quảng Ninh.

Chia sẻ với những khó khăn mà ngành than đang phải đối mặt, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Đọc cho biết: Đối với TKV, tỉnh và ngành từ lâu đã có sự gắn bó sâu sắc. Những khó khăn, vướng mắc của Tập đoàn cũng như các đơn vị trực thuộc Tập đoàn đều được tỉnh làm rõ và từng bước hỗ trợ giải quyết. Trong việc thực hiện các quy định của Chính phủ, tỉnh cũng đã có văn bản đề xuất với các bộ ngành để tháo gỡ khó khăn trong thực hiện cơ chế chính sách của Tập đoàn, qua đó thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh. Với những khó khăn của TKV đề cập, tỉnh vẫn tiếp tục vào cuộc để góp tiếng nói với trung ương nhằm tạo điều kiện tối đa cho sự phát triển của ngành.

Năm 2015 đã đánh dấu sự phát triển trở lại của cộng đồng doanh nghiệp: Số doanh nghiệp thành lập mới là 1.340 doanh nghiệp tăng 10% so với cùng kỳ, với tổng vốn đăng ký 9.931 tỷ đồng, tăng 117% so với cùng kỳ; 431 doanh nghiệp hoạt động trở lại, tăng 121 doanh nghiệp so với cùng kỳ; tạo việc làm cho trên 13.000 lao động, tăng 36% so với cùng kỳ. Đây là dấu hiệu hết sức đáng mừng đối với sự phục hồi và phát triển của cộng đồng doanh nghiệp của tỉnh. Trong đó, ngoài nỗ lực của doanh nghiệp, không thể không nhắc đến sự đồng hành tích cực của các cấp, các ngành của tỉnh.

Cũng tại Hội nghị đồng chí Nguyễn Đức Long, Chủ tịch UBND tỉnh đã khẳng định với các doanh nghiệp, doanh nhân: Tỉnh Quảng Ninh cam kết tiếp tục chỉ đạo cải thiện mạnh mẽ hơn nữa môi trường đầu tư kinh doanh. Tỉnh sẽ luôn sát cánh cùng doanh nghiệp, là chỗ dựa vững chắc về mặt pháp lý cho doanh nghiệp và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp, doanh nhân phát huy tối đa tài năng, trí tuệ và năng lực sản xuất kinh doanh của mình, xây dựng và phát triển cộng đồng doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh, bền vững. Đối với những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, trong phạm vi của tỉnh, chúng tôi sẽ tập trung chỉ đạo các cơ quan chức năng giải quyết nhanh, dứt điểm. Đối với các vấn đề thuộc thẩm quyền của các cơ quan Trung ương, Tỉnh sẽ tiếp thu và có kiến nghị kịp thời.

Tại Hội nghị, các đại biểu đại diện doanh nghiệp, hợp tác xã, các nhà đầu tư, đã thẳng thắn đưa ra ý kiến liên quan đến công tác quy hoạch, đền bù giải phóng mặt bằng, khai thác khoáng sản, bảo vệ tài nguyên môi trường, giá đất, các chính sách hỗ trợ thu hút đầu tư, miễn giảm tiền thuê đất, bình ổn thị trường… Đặc biệt là việc hỗ trợ vay vốn, hỗ trợ lãi suất ngân hàng để đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh và những vấn đề về thủ tục hành chính còn chưa thông thoáng rườm rà gây phiền hà làm chậm tiến độ đầu tư, phát triển của doanh nghiệp.

5. Linh Khang. Quảng Ninh: Đứng thứ 3 trong bảng xếp hạng chỉ số PCI cả nước/ Linh Khang//http://www.baoxaydung.com.vn.- 2016.- Ngày 01 tháng 04

Sáng 31/3, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cơ quan Viện trợ Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đã tổ chức công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2015. Đây là lần thứ 11 liên tiếp VCCI công bố bộ chỉ số đánh giá và xếp hạng về chất lượng điều hành kinh tế của các tỉnh, thành phố của Việt Nam.

Chỉ số PCI do VCCI và USAID hợp tác xây dựng nhằm đánh giá môi trường kinh doanh, chất lượng điều hành kinh tế và nỗ lực cải cách hành chính của chính quyền các tỉnh, thành phố của Việt Nam. Báo cáo PCI 2015 dựa trên thông tin phản hồi của gần 12 nghìn doanh nghiệp, trong đó chủ yếu là doanh nghiệp dân doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam.

Qua kết quả điều tra PCI 2015, ghi nhận những dấu hiệu khởi sắc của môi trường kinh doanh của Việt Nam. Tỷ lệ doanh nghiệp dân doanh tăng quy mô đầu tư vốn tiếp tục tăng. Các doanh nghiệp FDI cho thấy Việt Nam tiếp tục được đánh giá tích cực so với các quốc gia cạnh tranh về sự ổn định của chính sách.

Theo bảng xếp hạng PCI 2015, Đà Nẵng năm thứ 3 liên tiếp giữ vững ngôi đầu bảng. Tiếp sau là Đồng Tháp và Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Lào Cai, TP Hồ Chí Minh... Hà Nội đứng thứ 24, trên Bình Dương một bậc. Ba tỉnh đứng cuối bảng là Lai Châu, Hà Giang và Đắc Nông.

Riêng đối với Quảng Ninh, đây là lần đầu tiên tỉnh lọt vào top 3/63 tỉnh, thành phố có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Ông Nguyễn Đức Long, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Để vươn lên và đứng vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2015 là kết quả của sự cố gắng của chính quyền các cấp tỉnh Quảng Ninh, được cộng đồng doanh nghiệp ghi nhận. Đó cũng là quá trình Quảng Ninh luôn dành sự quan tâm tốt nhất cho các doanh nghiệp hoat động; tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính, giảm các thủ tục phiền hà và thường xuyên gặp gỡ, lắng nghe các ý kiến doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn giúp doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh.

XÃ HỘI

6. Linh Khang. Sân bay Vân Đồn sẽ thực hiện chuyến bay đầu tiên cuối năm 2017/ Linh Khang// http://www.baoxaydung.com.vn.- 2016.- Ngày 14 tháng 03

Theo quy hoạch, sân bay Quảng Ninh được xây dựng tại xã Đoàn Kết, huyện Vân Đồn với diện tích đất sử dụng khoảng 290 hécta. Tập đoàn Sun Group được chọn làm chủ đầu tư dự án này, theo hình thức BOT.

Sân bay có quy mô một đường cất hạ cánh, sân đỗ máy bay tối thiểu cho 4 chiếc Boeing 777 lẫn Airbus 321. Tổng mức đầu tư của dự án gần 7.500 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng và thiết bị là 5.257 tỷ đồng, giải phóng mặt bằng là 734 tỷ đồng. Dự án được đầu tư theo hình thức BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) với thời gian hoàn vốn là 45 năm.

Theo tính toán, dự báo đến năm 2020, lưu lượng hành khách qua CHK Quảng Ninh hoàn toàn có thể đạt 2 triệu khách/năm và tăng lên 5 triệu khách vào năm 2030.

Đến nay tỉnh Quảng Ninh triển khai một số dự án hạ tầng giao thông kết nối để vào sân bay. Về giải phóng mặt bằng, đã hoàn thành kiểm đếm 100% số hộ và tổ chức nằm trong diện giải phóng mặt bằng, đã chi trả tiền cho 256/263 hộ có đất nông nghiệp và 50/257 hộ có đất ở. Tổng diện tích đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng đạt trên 220ha, trong đó đã cơ bản hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng phần đường băng và đường lăn với diện tích gần 70ha. Dự kiến trong quý I/2016 bàn giao toàn bộ mặt bằng của dự án cho chủ đầu tư, phấn đấu mục tiêu đến cuối năm 2017 sân bay Vân Đồn sẽ có chuyến bay đầu tiên.

7. Hoàng Phan. 85 ngày làm 11 km đường bê tông nối 3 xã miền núi/ Hoàng Phan// http://thanhnien.vn.- 2016.- Ngày 14 tháng 03

Trong 85 ngày đêm liên tục, thanh niên Quảng Ninh cùng nhau thi công hoàn thành 11 km đường giao thông nối liền 3 xã miền núi tại H.Tiên Yên.

Công trình thanh niên đặc biệt này được khánh thành và đưa vào sử dụng trong chiều ngày hôm qua 13.3 tại huyện Tiên Yên, Quảng Ninh. Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn, anh Nguyễn Đắc Vinh đã cắt băng khánh thành và biểu dương thanh niên tình nguyện.

Đường bê tông có tên gọi là Đại Phong, chiều rộng nền 5 m, kinh phí đầu tư hơn 14 tỉ đồng, được hoàn thành nhờ sự đóng góp ngày công của trên 2.000 thanh niên tình nguyện, cán bộ chiến sĩ trong lực lượng vũ trang và người dân địa phương.

Để hoàn thành 11 km trong 85 ngày đêm, thanh niên tình nguyện và người dân địa phương chia nhau làm việc liên tục theo 4 ca/ngày.

Trong lễ khánh thành, đường bê tông Đại Phong kết nối thông thương của người dân 3 xã miền núi huyện Tiên Yên, gồm: Đại Dực, Phong Dụ và Đại Thành đã được gắn biển công trình thanh niên chào mừng kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

Dịp này, UBND H.Tiên Yên (Quảng Ninh) và Ban Bí thư T.Ư Đoàn đã tặng bằng khen tuyên dương các tập thể, cá nhân có đóng góp tiêu biểu trong quá trình tham gia thi công đường Đại Phong.

8. Văn Đức. Quảng Ninh gắn các mục tiêu với sản xuất nông nghiệp trình độ cao/ Văn Đức//http://nongnghiep.vn.- 2016.- Ngày 15 tháng 03

Xây dựng nông thôn mới gắn với việc sản xuất nông nghiệp trình độ cao là mục tiêu của tỉnh Quảng Ninh được nêu ra tại hội nghị thường kỳ ngày 9/3 của Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới tỉnh này.

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Văn Đọc cho rằng, xây dựng nông thôn mới phải thường xuyên, liên tục và bền vững, coi người dân là chủ thể, đảm bảo chất lượng, chắc chắn, làm đến đâu được đến đó. Tỉnh phấn đấu đến năm 2020 sẽ đạt chuẩn nông thôn mới.

Giai đoạn 2016 - 2020, Quảng Ninh triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp. Đồng thời, tổ chức lại sản xuất, chuyển đổi từ mô hình kinh tế hộ gia đình sang mô hình kinh tế doanh nghiệp, kinh tế hợp tác, liên kết sản xuất chặt chẽ giữa nông hộ với doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà khoa học và hệ thống quản lý nhà nước bằng các dự án sản xuất tập trung quy mô vừa và lớn.

Ngoài ra, đẩy mạnh các hình thức thúc đẩy nhanh quá trình tích tụ ruộng đất và khuyến khích đầu tư hiệu quả. Để chương trình xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn tới đạt được hiệu quả cao nhất, Quảng Ninh sẽ tiếp tục thực hiện chủ trương nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí xây dựng hạ tầng cơ sở, nhân dân phải tham gia đóng góp ngày công; sản xuất thì cần phát triển tập trung có sự lồng ghép theo cơ cấu nông nghiệp, tích tụ đất, xây dựng và phát triển thương hiệu, huy động được nhiều doanh nghiệp tham gia, qua đó góp phần nâng cao đời sống, giảm nghèo bền vững cho người dân.

Cùng với việc khuyến khích doanh nghiệp vào đầu tư phát triển sản xuất; hỗ trợ cho các xã khó khăn bằng nhiều hình thức, chương trình cụ thể; trong đó, phát huy vai trò làm chủ của người dân, tỉnh sẽ tập trung rà soát lại các quy hoạch, vệ sinh môi trường nông thôn, thiết chế văn hóa; tìm mọi biện pháp để giảm nghèo bền vững bằng hình thức nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.

Bên cạnh đó, nhân rộng những mô hình sản xuất đạt hiệu quả, đảm bảo đủ cung cấp cho thị trường những sản phẩm có chất lượng, giá trị cao; xây dựng, phát triển những sản phẩm chủ lực, tránh đầu tư phát triển nhiều sản phẩm mà không đạt hiệu quả, mất thương hiệu; huy động mọi nguồn lực đầu tư cho 22 xã nghèo của tỉnh.

9. Vũ Phong Cầm. Cứu các cụ Tùng trên “Non thiêng Yên Tử”/ Vũ Phong Cầm// http://www.baoxaydung.com.vn.- 2016.- Ngày 22 tháng 03

Ông Vũ Hồng Thanh - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh vừa đến thăm khu Di tích Yên Tử, có ý kiến yêu cầu các cơ quan chức năng khẩn trương cứu loài cây quí xích tùng đang có nguy cơ bệnh trọng. Giống cây xích tùng Yên Tử ngàn xưa để lại 241 cây trên dưới 700 tuổi (được tôn kính là “cụ” Tùng thần mộc). Từ năm 2010 đến nay, 18 “cụ” đã chết. Các “cụ” còn lại rất cần được bảo vệ.

Thực trạng đáng quan tâm.

Rừng Yên Tử được Thủ tướng Chính phủ công nhân là rừng Quốc gia vào tháng 9 năm 2011, với diện tích 2.783ha. Yên Tử có 830 loài thực vật, trong đó 38 loài cây được ghi vào sách đỏ Việt Nam. Gồm ngành dương xỉ, ngành hạt trần và ngành hạt kín. Các loại cây như: gụ, lau, vàng kiêng, thông tra, thông tra lá ngắn, tùng la hán, dổi xanh, dổi đỏ, sến mật, đinh thối, vù hương... Trong đó xích tùng là cây đã gắn bó với Thái Thượng hoàng, Phật hoàng Trần Nhân Tông và Thiền phái Trúc Lâm có niên đại trên 700 năm, là cây thiêng quí giá nhất (còn gọi là Hoàng đàn giả). Xích tùng phân bố tập trung ở khu vực am Dược, chùa Hoa Yên, chùa Vân Tiêu, Bảo Sái, Hòn Ngọc, Tháp Tổ; đường Tùng, dốc Thác Vàng, Thác Bạc.

Thời điểm rừng Yên Tử được công nhận là rừng Quốc gia, có 237 cây xích tùng. Từ đó đến nay, 18 cây đã chết, 132 cây đang lâm bệnh nặng, với các chứng bệnh: thân, gốc bị mục ruỗng một phần, cụt ngọn, thân nghiêng, sâu rừng ăn lá, nhiều cây rễ nổi bị phong hóa... Riêng đường Tùng cổ thụ có 69 cây thì 7 cây đã chết đứng, 51 cây bị mục ruỗng thân, gốc. Hàng năm, 2 triệu lượt người giẫm đạp và sâu bệnh như bệnh xỉ mủ, phân hoại dần phần thân gỗ, nấm thân, khô cành. Cây quí này khả năng tái sinh kém và có nguy cơ tuyệt chủng.

Theo ý kiến của ông Vũ Hồng Thanh - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh về việc cứu rừng xích tùng. Chúng tôi đã gặp lãnh đạo thành phố Uông Bí tìm hiểu kĩ vấn đề này và được biết, thành phố Uông Bí đã có dự án “Chăm sóc, bảo tồn loài cây xích tùng cổ ở Yên Tử, giai đoạn 2016-2020.”

Các giải pháp cụ thể

Đầu tư chăm sóc 237 cây xích tùng cổ hiện có, trồng thay thế 50 cây, trong đó có 18 cây xích tùng đã bị chết gần đây. Trồng bổ sung tái tạo lại đường Tùng cổ, theo cách phục dựng nguyên bản cây trồng đối xứng hoặc so le theo hàng. Trồng bổ sung vào các vị trí cây phân tán đã chết. Đề xuất với cơ quan thẩm quyền trồng mới tại một số điểm phù hợp cảnh quan.

Về cứu chữa số cây bạo bệnh: Cắt bỏ các cành đã chết khô, không để tự rơi rụng xuống dưới hoặc để mục trên cây, tránh tạo hang ổ cho các loài sâu bệnh ẩn trú. Cắt tỉa những cành bị sâu bệnh hại, những cành còn tươi nhưng bị tổn thương ở những vị trí chịu lực, có nguy cơ gãy rụng khi có gió bão. Trung bình mỗi cCắt tỉa cành cây lân cận chờm tán, khiến xích tùng cớm nắng. Cắt bỏ dây leo, tầm gửi đeo bám xích tùng, thu dỡ cây lân cận đổ đè lên thân cành xích tùng...nhằm ưu tiên không gian dinh dưỡng để xích tùng phát triển.

Những cây tùng thân đã bị rỗng ruột, dùng dụng cụ chuyên dụng: soi, nạo, lấy ra hết phần gỗ đã bị mủn mục, xông hơi thuốc tiêu diệt các mầm mống nấm hoại sinh và côn trùng gây hại (mối, rệp, bọ cánh cứng....) ẩn trong các khe rãnh lòng thân cây. Xử lý bề mặt trong thân gỗ bằng thuốc chống nấm, chống thấm nước, hạn chế sự xâm thực môi trường độc hại.

Cây có hiện tượng mục gốc, mục dọc thân, bị mối mọt thì dùng thuốc diệt mối Termido, hoặc dùng máy diệt côn trùng và đặt bẫy bả diệt mối thông dụng quanh gốc.

Những cây (hoặc cành) bị nghiêng có nguy cơ gẫy, đổ được chống đỡ bằng cột chống, cáp kéo. Những vật gia cường này được ngụy trang khéo cho phù hợp với cảnh quan môi trường tự nhiên.

Cây bị bọ cánh cứng (xén tóc, mọt, vòi voi...) gây hại, được dùng các chế phẩm hoá học bảo vệ thực vật (bao gồm thuốc trừ, thuốc bảo vệ và thuốc điều trị…) phòng trừ sâu rừng hại cây.

Dự án còn đầu tư xây dựng 1 vườn ươm giống cây xích tùng, diện tích 2ha, có nhà lưới rộng 300m2 (khung thép, hệ thống tưới nước tự động). Khu ươm cây rộng 2.000m2, khu dưỡng cây rộng 17.700m2. Vườn ươm cổng cao, rào kín, địa điểm khoảnh 9 tiểu khu 36, cạnh trạm Bảo vệ rừng số 1, gần khu vực Thiền viện Trúc Lâm, nơi đất đai bằng phẳng, tốt tươi, có các đặc điểm tự nhiên phù hợp với điều kiện sinh trưởng của cây xích tùng, lại thuận lợi cho việc bảo vệ và chăm sóc cây con. Dự kiến vườn sẽ ươm 300 cây, được nhân giống từ hạt. Cây nuôi dưỡng trong vườn 5 năm, phát triển tốt mới đánh ra trồng.

Dự án có sưu tầm, tái sinh cây tự nhiên trong các cánh rừng lân cận. Dự kiến sưu tầm, thu gom, nuôi dưỡng khoảng từ 50-60 cây mọc hoang dã đưa về vườn ươm để chăm sóc. Cây lên tươi tốt mới đánh ra trồng. Cách trồng trọt thận trọng và chi tiết tới từng việc to nhỏ. Như đào đánh cây, vận chuyển cây, cuốc hố, trộn đất và phân, lấp đất, đóng cọc tre chèn trống để giữ cho cây khỏi bị nghiêng ngả, đổ gẫy, rào dậu che chắn bảo vệ. Một chế độ chăm bón công phu, như chăm trẻ nhỏ.

Quá trình trồng cũng tiến hành thận trọng, có trồng thí điểm và trồng từng cây một. Cây sống, sinh trưởng tốt mới trồng cây khác, không trồng đại trà. Nếu có dấu hiệu xấu, cây chết, hoặc phát triển kém, ngừng ngay để kiểm tra lại thổ nhưỡng, tiểu vùng khí hậu, thậm chí cả canh giờ di thực.

Khu vực chăm sóc, phụng dưỡng xích tùng cổ, được xác định các trọng điểm gồm: Đường từ chùa Bảo Sái đi chùa Vân Tiêu; từ chùa Vân Tiêu đi chùa Hoa Yên; đường từ chùa Hoa Yên đi thác Ngự Dội; từ chùa Hoa Yên đi ga 3; từ am Diêm đi am Hoa, Bãi Tùng, am Thuốc; đường từ chùa Hoa Yên đi vườn Tháp Tổ; từ vườn Tháp Tổ đi vườn Hòn Ngọc; từ chùa vườn Hòn Ngọc đi am Lò Rèn, từ gầm cáp treo ga 1 đi ga 2. Các khu vực mật độ cây tập trung ở khuôn viên vườn Tháp Tổ, khuôn viên chùa Hoa Yên, khuôn viên chùa Giải Oan, khu vực Đèo Gió, khu trung tâm.

Khu vực trồng mới xích tùng, dựa vào tài liệu khảo cổ, truyền thuyết và phương pháp nội suy, đặt ra giả thuyết về sự phân bố cây xích tùng trong xây dựng chùa tháp, lăng tự thủy tổ thiền phái Trúc Lâm (có tranh thủ ý kiến của các nhà sư trụ trì các thời kỳ). Từ đó xác định số lượng cây, khu vực trồng tập trung và trồng phân tán. Năm đầu trồng phục hồi ngay 50 cây xích tùng bị gẫy đổ, sâu bệnh chết trong vài năm gần đây thực địa đã rõ. Bao gồm: Đường Tùng, am Diêm đi am Hoa, bãi Tùng, am Thuốc (5 cây); đoạn đường chùa vườn Hòn Ngọc đi am Lò Rèn (9 cây); Đoạn ga 3 đi am Diêm (3 cây); chùa Hoa Yên đi thác Ngự Dội (3 cây); chùa Vân Tiêu đi chùa Hoa Yên (7 cây); chùa vườn Hòn Ngọc đi am Lò Rèn (7 cây) ; đoạn chùa Hoa Yên đi thác Ngự Dội (3 cây); vườn Tháp Tổ đi vườn Hòn Ngọc (3 cây); Khu vực am Hoa, Bãi Tùng, am Thuốc (10 cây).

Dự án với số vốn đầu tư: 27.164.056.000 đồng.

Dự án đầu tư chăm sóc, bảo tồn các loài cây xích tùng cổ tại Rừng quốc gia Yên Tử đã có. Nay chưa ai bảo là nhanh hay chậm. Du khách vãn cảnh, lễ chùa đầu xuân Bính Thân gặp các “cụ” thần mộc xích tùng 700 tuổi đổ bệnh, phàm là người Việt đều lo lắng đến sự an nguy của các “cụ”. Ông Vũ Hồng Thanh - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh có ý kiến khẩn trương cứu các “cụ” Tùng cổ ở đất thiêng Yên Tử làm mát dạ người. Dự án này mà được quảng bá rộng, xã hội hóa, chắc chắn cũng sẽ thu hút được nhiều tấm lòng công đức, chung tay cứu 237 “cụ” xích tùng qua cơn “bĩ cực” để non thiêng Yên Tử được trường tồn mãi xanh tươi.ây có khoảng 20 cành to nhỏ cần cắt tỉa.

10. Tân Yên. Bài học 'kéo' người dân làm vào nông thôn mới/ Tân Yên// http://nongnghiep.vn.- 2016.- Ngày 22 tháng 03

Huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) có xuất phát điểm thấp, trên 50% người dân là đồng bào dân tộc, 4/11 xã thuộc vùng 135, trên 80% dân số lao động nông nghiệp... Do vậy, xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địaLàm thế nào để có những con đường mới, những công trình thuỷ lợi đáp ứng yêu cầu phát triển? Câu trả lời, đó là chỉ có huy động nguồn lực xã hội hoá, huy động nhân dân cùng đồng thuận để hiện thực hoá các ý tưởng phát triển. Một lần nữa, vai trò của người đứng đầu, của các đảng viên đã được phát huy. Công tác vận động, tuyên truyền được triển khai tích cực. Trực tiếp lãnh đạo huyện đã xuống xã, xã lại xuống thôn, bản và đến với các hộ dân để nêu rõ quan điểm, lợi ích người thụ hưởng khi triển khai công trình mục tiêu. Cán bộ, đảng viên phải là người tiên phong, đi đầu, làm gương cho quần chúng. Song song với đó là huy động sự vào cuộc của toàn xã hội, các DN, đoàn thể, nhân dân trên địa bàn.

Kết quả, hàng loạt công trình, dự án trên địa bàn đã được thực hiện phần lớn từ nguồn xã hội hoá. Điển hình như thực hiện Dự án đường nội thị khu vực xã Tiên Lãng; Dự án đường Điền Xá - Yên Than; Dự án đường Khe Và - Pạc Sủi… Trung tuần tháng 11/2015, huyện Tiên Yên đã tiến hành khởi công làm tuyến đường bê tông liên xã có tên Đại Phong, nối liền hai xã Đại Dực và Phong Dụ. Tuyến đường có chiều dài 11km, bề rộng 3,5m. Tuyến đường đi qua địa phận hai thôn Khe Vân và Khe Mạ (xã Phong Dụ) và thôn Khe Quang (xã Đại Dực), nối Quốc lộ 18C với các xã Đại Dực, Đại Thành và Phong Dụ của huyện Tiên Yên. Tổng kinh phí thi công tuyến đường ước khoảng 15,5 tỷ đồng. Trong đó, huyện Tiên Yên vận động nhân dân đóng góp 2,8 tỷ đồng từ việc hiến đất. Đoàn Thanh niên huyện Tiên Yên là lực lượng chủ chốt, phối hợp với các lực lượng thanh niên tình nguyện và bà con nhân dân các xã Đại Dực, Phong Dụ đảm nhận thi công. Theo dự toán, tổng mức đầu tư của tuyến đường Đại Phong là 15,5 tỷ đồng, nhưng với sự chung tay góp sức của nhân dân, tự nguyện hiến đất làm đường, kinh phí đã rút đi được gần 3 tỷ đồng. Đáng chú ý nhất trong số các công trình được thực hiện bằng nguồn lực xã hội hoá đó là công tác giải phóng mặt bằng để triển khai xây dựng hồ chứa nước Khe Cát.

Đây là công trình được Bộ NN-PTNT quyết định đầu tư từ năm 2009. Tuy nhiên, do chưa bố trí được vốn, nên gần 6 năm đã không triển khai được. Năm 2015, tỉnh Quảng Ninh đề nghị được đầu tư xây dựng. Để triển khai dự án, cần phải giải phóng mặt bằng 65ha, ảnh hưởng đến 54 hộ dân và 3 tổ chức. Trước nhu cầu cấp thiết, trong thời gian ngắn, huyện đã vận động được các hộ dân đồng tình, ủng hộ, dỡ nhà, hiến đất thực hiện dự án. Đặc biệt có 13 hộ không nằm trong phạm vi giải phóng mặt bằng đã tình nguyện hiến gần 50ha đất SX để bố trí tái định cư cho các hộ dân trong diện phải giải toả. Cán bộ, công chức tại huyện cũng đã tình nguyện ủng hộ 3 ngày lương để hỗ trợ người dân dựng lại nhà, nhanh chóng ổn định cuộc sống. Từ những cách làm mới như vậy, sức lan toả của các công trình, phần việc bằng nguồn lực xã hội hoá tại Tiên Yên rất mạnh mẽ. Nhiều thôn xóm có đường mới rộng rãi, nhiều công trình dân sinh được hoàn thành. Theo ông Trương Công Ngàn, Bí thư Huyện ủy kiêm Chủ tịch UBND huyện Tiên Yên: Việc huy động nguồn lực xã hội hoá để triển khai các công trình hạ tầng đã trở thành phong trào lan toả toàn huyện. Không chỉ làm đường cho thôn mình, các thôn còn sang giúp nhau bê tông hoá đường thôn bạn. Cán bộ, viên chức xã, thôn vào các ngày nghỉ cũng chung tay thực hiện các công trình cùng người dân.

Không chỉ các công trình ở xã, thôn, cách huy động nguồn lực xã hội hoá tại Tiên Yên còn khiến tổng mức đầu tư tại các công trình trọng điểm của huyện đều giảm so với dự toán ban đầu. Cụ thể như: Dự án cải tạo, nâng cấp 3 tuyến đường thị trấn Tiên Yên có tổng dự toán ban đầu là 174 tỷ đồng. Đến nay, sau khi hoàn thành 2 tuyến, quyết toán mới có gần 25 tỷ đồng, tuyến còn lại đi qua phố Long Thành đang triển khai dự toán chưa đầy 2 tỷ đồng; Đường Quế Sơn, xã Đông Ngũ dự toán ban đầu hơn 10 tỷ đồng, nay đã hoàn thành chỉ hết 5 tỷ đồng... Như vậy, 3 tuyến đường thị trấn Tiên Yên sau khi huy động xã hội hoá đã tiết kiệm cho ngân sách hơn 140 tỷ đồng.

11. Quảng Ninh: Khởi công khu giáo dục quốc tế// http://baochinhphu.vn.- 2016.- Ngày 10 tháng 04

Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư PEGASUS - Tập đoàn giáo dục Kinderworld vừa khởi công xây dựng Khu phức hợp giáo dục quốc tế Singapore tại TP. Hạ Long, Quảng Ninh.

Lễ khởi công xây dựng Khu phức hợp giáo dục quốc tế Singapore tại Hạ Long. Ảnh Quangninh.gov.vn Cổng TTĐT Quảng Ninh cho biết, khu phức hợp giáo dục quốc tế Singapore có tổng diện tích 7,1 ha với tổng số vốn đầu tư khoáng 270 tỷ đồng.

Giai đoạn 1 của dự án sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động vào tháng 8/2016 bao gồm các hạng mục: Trường mẫu giáo Quốc tế Singapore, Trung tâm nghiên cứu giáo dục mầm non và Trường quốc tế Singapore.

Dự kiến, trong giai đoạn 2016-2017, Trường sẽ cung cấp chương trình giáo dục quốc tế và song ngữ từ bậc mầm non đến hết lớp ba cho học sinh Việt Nam và quốc tế tại Quảng Ninh và các tỉnh lân cận.

Nhiều hạng mục cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy và học tập của Trường Quốc tế Singapore bao gồm hội trường đa chức năng, sân bóng đá và khu KTX cho học sinh sẽ được đầu tư xây dựng trong giai đoạn 2, 3 và 4 của dự án.

Phát biểu tại lễ khởi công, đồng chí Nguyễn Đức Long, Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Tỉnh Quảng Ninh luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư đến đầu tư trên địa bàn, nhất là đầu tư trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

Việc khởi công Khu phức hợp giáo dục quốc tế Singapore sẽ đáp ứng nhu cầu giáo dục chất lượng cao trên địa bàn thành phố Hạ Long nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung.

Khi hoàn thành và đi vào hoạt động, ngoài việc cung cấp môi trường giáo dục mang đẳng cấp quốc tế cho người dân của Quảng Ninh, khu vực phía bắc thì trường còn là nơi học tập của những người nước ngoài sinh sống và làm việc tại tỉnh.

Đồng chí đề nghị Tập đoàn tiếp tục nghiên cứu đầu tư dự án Trường Cao đẳng, Đại học Quốc tế Pegasus, Trường Giáo dục Kỹ năng sống Outward Bound Việt Nam và các dự án khác trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Khẳng định chính quyền tỉnh sẽ chỉ đạo cải thiện mạnh mẽ hơn nữa môi trường đầu tư, tạo điều kiện tốt nhất để các doanh nghiệp đến đầu tư tại tỉnh.

Đồng chí cũng đề nghị nhà đầu tư tập trung triển khai dự án, hoàn thành đúng tiến độ cam kết với hạ tầng đồng bộ và trở thành địa điểm tin cậy trong giáo dục và đào tạo đối với người dân trên địa bàn tỉnh và khu vực lân cận./.

12. Trần Ngọc Duy. Chủ tịch Tổng LĐLĐ VN Bùi Văn Cường thị sát hầm mỏ Hà Lầm ở độ sâu âm 300 mét/ Trần Ngọc Duy// http://laodong.com.vn.- 2016.- Ngày 16 tháng 04

Ngày 16.4, nhân hoạt động kỷ niệm 130 năm Ngày Quốc tế Lao động (1.5), Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ VN Bùi Văn Cường; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh- ông Vũ Hồng Thanh và Phó Chủ tịch TLĐLĐVN Nguyễn Văn Ngàng cùng lãnh đạo Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam đã trực tiếp thị sát không khí làm việc tại mỏ than Hà Lầm - ở mức sâu âm 300 mét so mực nước biển.

Tại mức âm 200 mét, chứng kiến tổ đào lò Công trường khai thác 6 (Cty than Hà Lầm) làm việc, Chủ tịch TLĐLĐVN Bùi Văn Cường đã hết sức cảm kích trước sự vất vả, hăng say miệt mài lao động của thợ lò Hà Lầm. Chủ tịch TLĐLĐVN đã tặng quà và thăm hỏi công việc của tốp thợ lò Công trường khai thác 6. Tại đây, lãnh đạo TLĐ đã ân cần hỏi thăm công việc với đại diện CN là anh Trần Quang Vỹ (thợ bậc 6/6)- tổ trưởng tổ sản xuất Công trường khai thác 6 - đồng thời đề nghị TKV chú trọng hơn công tác an toàn lao động và tiếp tục chăm lo hơn nữa đời sống của thợ lò và CN ngành than.

Theo báo cáo từ lãnh đạo Cty than Hà Lầm, năm 2015, đơn vị này đã hoàn thành nhiệm vụ SXKD khi đào lò xây dựng cơ bản đạt 2.010 mét/ 1992 mét theo kế hoạch; sản xuất than đạt 2.180.144 tấn (vượt 101,4 % kế hoạch), tiêu thụ đạt gần 2,1 triệu tấn than; doanh thu gần 2.200 tỉ đồng; thu nhập bình quân của LĐ đạt gần 10,7 triệu đồng/ người/ tháng. Bước sang năm 2016, kế hoạch của Hà Lầm phấn đấu khai thác 2,4 triệu tấn than nguyên khai; đào trên 17.457 mét lò; doanh thu từ than là gần 2.500 tỉ đồng và thu nhập đầu người xấp xỉ tương đương như năm 2015...

Đánh giá về sản xuất của Cty than Hà Lầm, ông Lê Minh Chuẩn- Chủ tịch Hội đồng thành viên của TKV- nhận xét: Hà Lầm có lò chợ cơ giới hóa hiện đại nhất ngành than, với sản lượng hàng năm có thể đạt trên 500.000 tấn. Đây là một trong 8 quy trình cơ giới hóa đồng bộ, hiện đạt hóa toàn diện trong khâu sản xuất hầm lò của TKV. Theo ông Chuẩn, việc cơ giới hóa sản xuất sẽ giúp mỏ an toàn trong lao động, giảm từ 40-45% lao động trực tiếp.

Phát biểu trước lãnh đạo TKV và Cty than Hà Lầm, Chủ tịch TLĐLĐVN Bùi Văn Cường đã chúc mừng kết quả SXKD của Hà Lầm. Theo Chủ tịch TLĐLĐVN, các chỉ số doanh thu, chỉ tiêu sản xuất, chăm lo đời sống NLĐ là rất tốt; trong khi Hà Lầm đang áp dụng đổi mới công nghệ để nâng cao năng suất, giảm giá thành, chi phí sản xuất hòn than...

Chủ tịch TLĐLĐVN cũng đề nghị đơn vị cần công khai việc cơ giới hóa có lộ trình để bố trí LĐ phù hợp; ATLĐ cần chú trọng hơn nữa; đổi mới quản trị, nâng cao sản xuất, giảm giá thành sản phẩm; quan tâm hơn đến đời sống như phúc lợi, tiền lương, an toàn cho NLĐ...

Trước đó (15.4), tại TP. Hạ Long Chủ tịch TLĐLĐVN Bùi Văn Cường cùng lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh tham dự lễ phát động "Tháng Công nhân" năm 2016 và trao tặng phần thưởng cho những công nhân tiêu biểu, các đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 – 2016.

Đây là chuyến thăm và làm việc với công nhân mỏ đầu tiên trên cương vị tân Chủ tịch Tổng LĐLĐVN, sau khi đồng chí Bùi Văn Cường- Ủy viên BCH TƯ Đảng, Bí thư Đảng đoàn Tổng LĐLĐ VN, Ủy viên BCH, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN - trúng cử với kết quả 100% số phiếu bầu vào chức danh Chủ tịch Tổng LĐLĐVN khóa XI - vào ngày 14.4.

 

 

VĂN HÓA

13. TP. Hạ Long: Đa dạng hoá các sản phẩm du lịch/ http://www.dulichvn.org.vn.- 2016. – Ngày 07 tháng 03

Hạ Long là điểm du lịch nổi bật của Quảng Ninh cũng như cả nước với hàng loạt các di sản, cảnh quan nổi tiếng. Đặc biệt thương hiệu du lịch Hạ Long cũng gắn liền với Vịnh Hạ Long từng được UNESCO công nhận là di sản thế giới và lọt vào danh sách 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới.

Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều chuyên gia và khách du lịch thì sản phẩm du lịch Hạ Long còn nghèo nàn, đơn điệu, chưa xứng với nguồn tài nguyên du lịch phong phú sẵn có; nhiều tour du lịch chưa phát huy hết giá trị của danh thắng thuộc hàng nổi tiếng của ngành du lịch Việt Nam. Chính vì vậy, Hạ Long chưa giữ chân được du khách khi đến tham quan, doanh thu từ du lịch còn chưa cao. Nhận thức được điểm yếu này, trong thời gian qua, Hạ Long đã có nhiều nỗ lực để phát triển các sản phẩm du lịch.

Thành phố đã dành nguồn lực thoả đáng từ nguồn ngân sách để ưu tiên hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng giao thông nội thị, hạ tầng du lịch tại các khu, điểm du lịch. Bằng việc nâng cấp đường bộ, các bến xe, bến tàu, tạo thuận lợi cho khách du lịch đến thành phố bằng cả đường bộ và đường biển, Hạ Long đã mở rộng không gian du lịch đưa khách đến tất cả các điểm du lịch trên Vịnh Hạ Long và các khu vực khác trên địa bàn. Đồng thời, mở rộng không gian về các hướng, như hướng Đông Nam ra Vịnh Hạ Long, bổ sung các điểm du lịch Đầu Bê, Hang Trai, Cống Đỏ; hướng Đông Bắc kết nối với khu du lịch Bái Tử Long và Vân Đồn, hướng Tây Nam bổ sung khu vực hồ Yên Lập… Cùng với đó, các loại hình du lịch cũng được phát triển như: Du lịch tham quan để đến với các hòn đảo và hang động của Vịnh Hạ Long; du lịch sinh thái để tìm hiểu các hệ sinh thái biển và ven biển; du lịch văn hoá để đến với núi Bài Thơ, chùa Long Tiên, đền Trần Quốc Nghiễn, chùa Lôi Âm…; du lịch đô thị để đến với các phố TP Hạ Long, các cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại, các bảo tàng, nhà văn hoá…; du lịch nghỉ dưỡng giải trí như đua dù, lướt ván… để đến với các công viên du lịch Hoàng Gia, Tuần Châu, đảo du lịch Ti Tốp… Nhờ những nỗ lực đó, tháng 9-2015, UBND tỉnh đã có Quyết định số 2685/QĐ-UBND công nhận thêm 3 tuyến và 12 điểm du lịch trên địa bàn TP Hạ Long.

Cùng với đó, Hạ Long cũng tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để các nhà đầu tư, các doanh nghiệp phát triển các sản phẩm du lịch. Đồng thời, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển loại hình và sản phẩm du lịch nhằm phát huy tài nguyên du lịch nổi trội của Vịnh Hạ Long, di tích lịch sử văn hoá núi Bài Thơ, du lịch biển, tổ chức các sự kiện du lịch lớn. Thời gian gần đây, hàng loạt các dự án lớn về du lịch đã và đang được triển khai trên địa bàn như: Vinpearl Hạ Long, Công viên Đại Dương, khách sạn Sheraton Ha Long Bay… Trong đó, Vinpearl Hạ Long Bay Resort - khu nghỉ dưỡng biển 5 sao lớn nhất đã được khai trương vào tháng 10-2015 với 384 phòng nghỉ sang trọng, được trang bị đầy đủ tiện nghi như: TV LCD, truyền hình kỹ thuật số, mạng internet không dây tốc độ cao, điện thoại, điều hoà, minibar, két bảo mật v.v.. Đồng thời, có bể bơi trong nhà, câu lạc bộ vui chơi cho trẻ em, phòng tập thể dục thể thao, phòng tắm hơi, khu vực spa, làm đẹp, nhà hàng, phòng họp hội nghị v.v.. Với cảnh quan đẹp, dịch vụ chất lượng cao, hiện nay Vinpearl Hạ Long Bay Resort đang là một điểm du lịch hấp dẫn trên địa bàn TP Hạ Long. Đến nay, trên địa bàn thành phố có 595 cơ sở lưu trú du lịch, trong đó có trên 100 khách sạn được xếp hạng từ 1-5 sao; 30 điểm mua sắm, nhà hàng đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch và hàng loạt khu vui chơi giải trí được chú trọng đầu tư phát triển như: Casino Hoàng Gia, sân khấu biểu diễn cá heo, hải cẩu, sư tử và công viên nhạc nước Tuần Châu, Trung tâm thương mại và giải trí Marine Plaza, Big C, Vincom Hạ Long… Ngoài ra, với 500 tàu du lịch hoạt động trên Vịnh Hạ Long, trong đó có 169 tàu lưu trú nghỉ đêm trên Vịnh đạt tiêu chuẩn phục vụ du khách đã khiến hoạt động du lịch tại TP Hạ Long sôi động cả trên bờ và trên Vịnh, tạo ấn tượng sâu sắc với du khách, đặc biệt là khách du lịch quốc tế.

Hiện nay, Hạ Long cũng đang tiếp tục nâng cao chất lượng và hoàn thiện các điểm đến, các sản phẩm du lịch. Cùng với đó, tập trung xây dựng các đề án phát triển du lịch ở phía Hòn Gai, phát triển thương hiệu các sản phẩm ẩm thực địa phương, kết nối du lịch Hạ Long với các địa bàn du lịch trọng điểm trong tỉnh và trong nước. Đặc biệt là kết nối các điểm du lịch trên đất liền và trên Vịnh Hạ Long để tạo thành các sản phẩm du lịch đặc trưng có bản sắc riêng như: Kết nối điểm du lịch Trung tâm văn hoá nổi Cửa Vạn và khu vực Vông Viêng với khu tái định cư Cái Xà Cong, phường Hà Phong để tạo điều kiện cho du khách tìm hiểu về cuộc sống hiện tại của người dân làng chài sau khi ổn định trên bờ; phát triển và khai thác có hiệu quả các sản phẩm du lịch ở khu vực trung tâm và phía Đông thành phố. Cùng với đó, phối hợp thực hiện kết nối các công ty lữ hành, doanh nghiệp du lịch, các địa phương để hình thành, phát triển, xâu chuỗi các tour, tuyến, chuỗi sản phẩm du lịch độc đáo…

14. Vũ Phong Cầm. Chùa Ba Vàng – Văn hóa cửa thiền/ Vũ Phong Cầm// http://www.baoxaydung.com.vn.- 2016.- Ngày 11 tháng 03

Chùa Ba Vàng (TP Uông Bí, Quảng Ninh) giỗ sư tổ và khai hội vào ngày mùng 8 tháng Giêng hàng năm. Chùa còn có tên là Bảo Quang Tự, nằm trong hệ thống chùa tháp Thiền phái Trúc Lâm (thế kỷ XIII-XV), xây dựng trên dãy núi Ba Vàng ở độ cao 340m.

Năm 1988, chùa được trùng tu bằng gỗ. Đến năm 1993 thì chùa Ba Vàng được xây dựng bằng xi măng sắt thép với diện tích 55m2. Tháng 1/2011, chùa được xây dựng với quy mô lớn hơn, có các hạng mục: Đại Hùng Bảo Điện (4.500m2), lầu chuông (112m2), lầu trống (112m2), hành lang La Hán (200m2), nhà bảo tàng (700m2)…

Chùa Ba Vàng không chỉ là điểm hành hương tâm linh của các Tăng ni, Phật tử mà còn là một trong những điểm thu hút nhiều du khách tới tham quan. Năm 2015, nhà chùa đã đón được trên 855.000 lượt khách vãng cảnh.

Hội xuân Bính Thân, bên cạnh nghi lễ truyền thống được tổ chức long trọng, chùa Ba Vàng còn có các hoạt động như: Chương trình biểu diễn nghệ thuật chào xuân, lễ dâng hương, thả bóng bay cầu “Quốc thái dân an-vũ điều phong thuận”...

UBND TP Uông Bí kết hợp với Nhà sư chủ trì quản lý lễ hội và môi trường kinh doanh du lịch, niêm yết giá tại các khách sạn, nhà hàng, tổ chức trông giữ xe miễn phí. Khách thập phương đến tham quan, hành lễ được ăn cơm chay, uống nước lọc, nước trà xanh không mất tiền và được miễn phí một số tuyến xe buýt. Công tác an ninh trật tự tốt, không có tình trạng ăn xin, đeo bám, chèo kéo khách; không có hiện tượng đổi tiền lẻ hưởng chênh lệch giá. Trong khuôn viên nhà chùa không được mở hàng quán, đảm bảo môi trường cảnh quan cửa thiền.

Chùa Ba Vàng tiêu biểu cho nếp sống văn hóa du lịch tâm linh, văn minh cửa Phật, tiếng lành đồn xa, du khách tấp nập tìm đến. Hai tháng đầu xuân năm nay, nhà chùa đã đón trên 50 vạn lượt khách trẩy hội du xuân.

15. Lễ hội Đền Cửa Ông 2016: Nét văn minh ngày hội được nâng cao//http://www.baoxaydung.com.vn.- 2016.- Ngày 13 tháng 03

Lễ hội Đền Cửa Ông lần thứ XI (TP Cẩm Phả - tỉnh Quảng Ninh) đã được diễn ra trong 3 ngày hội chính từ 10-12/3/2016 (tức 2-4/2 Âm lịch). Lễ hội năm nay được tổ chức với quy mô lớn, thu hút hàng vạn lượt khách tham quan, chiêm bái và để lại nhiều ấn tượng đẹp về nét văn minh ngày hội.

Đền Cửa Ông là một trong những di tích lịch sử - văn hóa nhà Trần nổi tiếng vùng Đông Bắc, được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1989. Đền có 3 khu: đền Hạ, đền Trung và đền Thượng, tạo thành quần thể kiến trúc hình chân vạc trông ra vịnh Bái Tử Long hùng vĩ.

Đền Cửa Ông là đền duy nhất thờ chủ thần chính là Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng - người có công giữ yên bờ cõi phía Đông Bắc Tổ quốc cách đây hơn 600 năm, cùng đầy đủ gia thất Trần Hưng Đạo và các cận thần của ông.

Lễ hội được tổ chức hai năm một lần, vào năm chẵn có quy mô lớn thu hút hàng vạn lượt khách tham quan, chiêm bái của nhân dân địa phương và du khách trên cả nước đổ về. Lễ hội Đền Cửa Ông gồm 2 phần: phần lễ gồm nghi lễ dâng hương tưởng nhớ Đức Ông Trần Quốc Tảng và các nhân thần thờ tại khu di tích, lễ rước kiệu Đức Ông vi hành khu an ngự và dừng chân tại khuôn viên tượng đài. Tại đây diễn ra màn trống hội, dâng hoa, múa rồng và diễn vở thần tích về Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng nhằm nhắc nhở người dân đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, được đông đảo người dân và du khách tập trung theo dõi.

Phần hội năm nay được mở rộng với việc tổ chức hơn 10 trò chơi dân gian như thi đấu cờ người, hát quan họ, thi đua thuyền, bịt mắt đập niêu, đánh trống, chọi gà, thi đẩy gậy, kéo co… Các phần thi hội thu hút được rất đông người dân khu phố tham gia, cổ vũ náo nhiệt suốt 3 ngày hội.

Hội Đền Cửa Ông năm 2016: Cải tạo cảnh quan, cải thiện văn minh

Hội Đền Cửa Ông năm 2016 chào đón du khách thập phương bằng nhiều thay đổi trong cảnh quan và cách quản lý hoạt động lễ hội. Từ đầu năm 2015, dự án cải tạo, mở rộng Khu di tích đền Cửa Ông với mức đầu tư hơn 600 tỷ đồng từ vốn ngân sách và xã hội hóa đã được chính quyền thành phố tập trung thi công để kịp hoàn thành một số hạng mục quan trọng trước mùa lễ hội. Khu di tích năm nay được chỉnh trang, tu sửa các hạng mục đền Thượng, đền Hạ, mở rộng quảng trường, sân đền, bãi đỗ xe, trồng thêm nhiều cây xanh…

Chị Trần Mai Hương (Thủy Nguyên, Hải Phòng) chia sẻ: “2 năm trước, mấy chị em tôi cũng có về hội đền mà năm nay quay lại thấy khác quá. Khu vực đường vào đền được mở rộng, sửa sang rộng rãi, khang trang. Cảnh quan đền được trùng tu lại quy củ, gọn gàng. Thật sự thấy đền năm nay rất đẹp.”

Hội Đền Cửa Ông năm nay cũng được du khách đánh giá cao về công tác an ninh và quản lý trong quá trình diễn ra hội rước. Nghi lễ rước kiệu Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng vi hành khu an ngự diễn ra trật tự, quy củ và văn minh hơn. Không còn cảnh chen lấn, xô đẩy để được chui kiệu hay thi nhau ném tiền lên các giá khi kiệu đi qua như những năm trước, người dân địa phương và du khách đứng xem 2 bên đường hoặc diễu hành theo hàng khá nghiêm túc, quy củ.

Bên cạnh đó, hai bên đường năm nay cũng xuất hiện thêm nhiều bàn lễ vật được sửa soạn chu đáo của các hộ gia đình hoặc các khu phố, làm tăng thêm sự thành kính và không khí của nghi lễ linh thiêng. Cô Lê Thu Huyền (người dân khu 7- phường Cửa Ông) chia sẻ: “Khu phố nhà tôi mỗi nhà gọi nhau chung tiền, chung sức làm mâm lễ vật đón xa giá Đức Ông, vừa là thể hiện lòng thành kính của mình, cũng là tăng tình đoàn kết, không khí xóm giềng trong ngày hội địa phương.”

Suốt 3 ngày hội chính, quanh khu vực đền gần như không thấy rác hay túi nilon, vỏ chai; bên cạnh đó cũng không còn hiện tượng khấn thuê hay tổ chức đánh bạc. Giao thông, buôn bán tràn lan ngoài vỉa hè như những năm trước cũng được kiểm soát bởi sự tích cực của các lực lượng làm công tác giao thông, trật tự, tạo môi trường an toàn và trong lành nhất để du khách yên tâm thưởng ngoạn, chiêm bái.

16. Xuân Quảng. Quảng Ninh xây chùa trên đảo tiền tiêu//http://daidoanket.vn.- 2016.- Ngày 14 tháng 03

Sáng nay, ngày 14/ 3, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh tổ chức lễ động thổ xây dựng chùa trên huyện đảo Cô Tô (Quảng Ninh).

Chùa được xây dựng tại khu đồi Đài Truyền hình thuộc khu 1, thị trấn Cô Tô, huyện Cô Tô.

Trên tổng diện tích quy hoạch hơn 3ha, Dự án có tổng mức đầu tư trên 104 tỷ đồng, từ nguồn vốn xã hội hóa kêu gọi công đức của phật tử, nhân dân và các nhà hảo tâm, được giao cho Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh làm chủ đầu tư. Dự án chia thành nhiều giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 dự kiến hoàn thành vào năm 2017.

Huyện Cô Tô là một quần đảo gồm khoảng 50 đảo nằm ở phía đông của tỉnh Quảng Ninh với diện tích 46,2 km, có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng - an ninh. Đây là nơi duy nhất được Bác Hồ đồng ý cho dựng tượng của mình khi Người ra thăm đảo vào ngày 9/5/1961.

Chùa trên đảo Cô Tô sẽ là cột mốc văn hóa khẳng định chủ quyền quốc gia và cũng là nơi địa phương tổ chức các sự kiện văn hóa du lịch và lễ hội truyền thống cho nhân dân trong huyện và du khách thập phương.

17. Trúc Linh. Hấp dẫn du lịch sinh thái làng quê ở Quảng Yên, Quảng Ninh/ Trúc Linh//http://www.dulichvn.org.vn.- 2016.- Ngày 15 tháng 03

Quảng Yên được biết đến là một địa phương có nhiều tiềm năng du lịch với những cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp; đa dạng những phong tục tập quán truyền thống của người Việt vùng đồng bằng Bắc bộ với nhiều lễ hội và các làng nghề truyền thống độc đáo. Nơi đây còn có nhiều loài thuỷ hải sản đặc trưng, tạo nên nguồn ẩm thực đa dạng. Những nét đặc sắc về lịch sử - văn hóa, mảnh đất và con người ấy đã được Quảng Yên khai thác và phát triển loại hình du lịch sinh thái làng quê.

Theo giới thiệu của Phòng Văn hóa - Thông tin, TX Quảng Yên chúng tôi đến phường Phong Cốc, một trong những điểm đến đặc sắc trong tuyến du lịch làng quê Quảng Yên. Chỉ cho chúng tôi dòng sông từ khu vực cầu Miếu đến Bến sông cửa đình Cốc, ông Nguyễn Huy Bảo, cán bộ văn hóa phường Phong Cốc cho biết: Đến với Phong Cốc, khách du lịch sẽ được đi thuyền nan trên dòng sông này trong thời gian 45 phút. Ngồi trên thuyền, du khách sẽ được chiêm ngưỡng phong cảnh làng mạc, ruộng đồng, khám phá sinh hoạt của người dân trên đảo Hà Nam ở hai bên sông. Cùng với đó, du khách còn được tham quan Đình Cốc, ngôi đình cổ lớn nhất Việt Nam. Tại đây, chúng tôi sẽ giới thiệu lịch sử xây dựng và giá trị nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc độc đáo của kiến trúc đình làng Việt Nam thế kỷ XVIII đến du khách. Thêm nữa, họ còn được nghe các nghệ nhân địa phương hát đúm, hò biển, trình diễn Ba giá đồng... Đặc biệt, du khách còn giao lưu với người dân xung quanh đình, thưởng thức bánh gio, một loại bánh đặc sản quê hương của người dân đảo Hà Nam. Cũng trong tuyến du lịch sinh thái làng quê Quảng Yên, các du khách còn được ghé qua phường Nam Hòa, Phong Hải để tham quan các gia đình làm nghề truyền thống đan lờ, đó, làm thuyền nan, thuyền gỗ...

Đến nay, Quảng Yên đã đưa vào khai thác 3 tuyến và 11 điểm du lịch để kết nối thành nhiều tour phục vụ các đối tượng khách, đặc biệt là khách ở thị trường khách Châu Âu đến Quảng Ninh bằng tàu biển và khách du lịch nội địa. Từ khi đưa sản phẩm du lịch này vào khai thác (tháng 10-2013) đến nay, Quảng Yên đã đón 120 đoàn khách quốc tế với tổng số 1.586 lượt khách... Sản phẩm du lịch sinh thái làng quê Quảng Yên đã để lại nhiều ấn tượng trong mỗi du khách và sự quan tâm của các công ty lữ hành. Bà Vũ Thị Hồng Quyên, Giám đốc Chi nhánh Saigontourist Quảng Ninh, chia sẻ: Quảng Yên là điểm đến du lịch tiềm năng, hội tụ tinh hoa văn hóa, ẩm thực, cảnh quan thiên nhiên đặc sắc. Khi được trực tiếp đi thuyền nan tham quan rừng ngập mặn tại đảo Hà Nam, được thưởng thức ẩm thực của địa phương, tôi có ấn tượng rất mạnh mẽ. Công ty quyết tâm khai thác, giới thiệu tiềm năng vẻ đẹp của Quảng Yên tới du khách. Khi địa phương có đầy đủ điều kiện cơ sở hạ tầng vật chất, phía công ty sẽ tiếp tục giới thiệu nhiều dòng khách tới địa phương. Để thu hút khách du lịch tới tham quan, trải nghiệm nhiều hơn, thiết nghĩ, thị xã cần chú trọng phát triển hệ thống hạ tầng du lịch phù hợp; có lộ trình du lịch trải nghiệm tham quan rừng ngập mặn trong vòng 45 phút bằng thuyền nan, phát triển và giữ gìn tốt cảnh quan, cũng như hệ động thực vật ở các rừng ngập mặn tại các khu vực này. Đồng thời, phát triển không gian mở để du khách thưởng thức các nét văn hóa đặc trưng của địa phương...

Những kết quả bước đầu đáng ghi nhận trong phát triển du lịch thời gian qua chính là nhờ sự quan tâm, chỉ đạo của tỉnh, sự vào cuộc tích cực của lãnh đạo thị xã và chính quyền địa phương ở các điểm tham quan du lịch, đồng thời có sự tham gia của cộng đồng dân cư... Anh Ngô Đình Dũng, Phó Trưởng Phòng VHTT TX Quảng Yên cho biết: Những năm qua, UBND thị xã đã cấp kinh phí đầu tư một số tuyến điểm tham quan du lịch như: Hỗ trợ kinh phí trang bị thuyền nan, cải tạo nâng cấp bến thủy đón trả khách khu vực đình Cốc... Bên cạnh đó, thị xã đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ, định hướng cho các hộ gia đình ở các làng nghề tham gia hoạt động du lịch, làm các sản phẩm lưu niệm bán cho du khách và tạo điều kiện cho các làng nghề mở rộng sản xuất, gắn sản xuất với phát triển du lịch... Để nâng cao nhận thức, văn hóa ứng xử của người dân khi làm du lịch, từ trước khi đón đoàn khách quốc tế đầu tiên, thị xã đã phối hợp với Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch mở lớp tập huấn du lịch cộng đồng cho nhiều người dân ở các điểm tham quan. Bên cạnh đó, TX Quảng Yên cũng đã phối hợp và liên kết với Công ty TNHH Một thành viên dịch vụ lữ hành Saigontourist quảng bá, giới thiệu các sản phẩm du lịch: “Làng quê Quảng Yên” và “Dấu ấn Bạch Đằng Giang” trên các hãng tàu biển quốc tế...

Thời gian tới, địa phương tiếp tục triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả để thúc đẩy phát triển du lịch Quảng Yên nói chung, loại hình du lịch sinh thái làng quê nói riêng.

18. Quảng Ninh: Tổng kết 7 năm thực hiện Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa"//http://www.dulichvn.org.vn.- 2016.- Ngày 17 tháng 03

Ngày 15/3, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức Hội nghị tổng kết 7 năm thực hiện Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa thị xã Móng Cái giai đoạn 2008 - 2015 và những năm tiếp theo”.

Theo đó, trong giai đoạn 2008 - 2015, việc bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa của thành phố đã đạt được những kết quả tích cực. Đối với Di sản văn hóa vật thể, thành phố đã triển khai lập hồ sơ khoa học xếp hạng 10/9 di tích (trong đó có 5 di tích được xếp hạng cấp tỉnh); 17 công trình, địa điểm được kiểm kê và hoàn thiện hồ sơ đề nghị tỉnh công nhận (trong đó có 12 công trình, địa điểm được phê duyệt vào danh mục di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng tỉnh Quảng Ninh); 12/9 di tích được triển khai thực hiện công tác tu bổ, tôn tạo; đồng thời sưu tầm tư liệu Hán Nôm, xác minh nguồn gốc, giá trị của 7 di tích; 44/43 di tích được triển khai công tác khoanh vùng, lập bia bảo tồn, lưu giữ tư liệu, tăng 13% so với chỉ tiêu Đề án.

Đối với các di sản văn hóa phi vật thể, công tác quản lý, duy trì 16 lễ hội trên địa bàn được chú trọng như lễ hội đình Trà Cổ, lễ hội đình Bầu, lễ hội đình Vạn Ninh; bảo tồn và phát huy giá trị các loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian như thành lập CLB hát Nhà tơ, hát Cửa đình, CLB hát Đối cổ; đã triển khai kiểm kê, hoàn thiện hồ sơ lưu giữ tư liệu đối với 40/36 di sản văn hóa phi vật thể… Thành phố cũng đã có 13 thành viên của các CLB được công nhận danh hiệu Nghệ nhân dân gian.

Giai đoạn 2016 - 2021, để bảo tồn và phát huy giá trị của các Di sản văn hóa gắn với phát triển kinh tế du lịch, thành phố Móng Cái tiếp tục triển khai xây dựng kế hoạch bảo tồn, phát huy giá trị Di sản văn hóa tập trung triển khai công tác lập hồ sơ khoa học xếp hạng 6 di tích (2 di tích cấp Quốc gia và 4 di tích xếp hạng cấp tỉnh); thực hiện tu bổ, tôn tạo 9 di tích; khoanh vùng lập bia 9 di chỉ khảo cổ; kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của BQL di tích, danh thắng 17 xã, phường trên địa bàn; tăng cường việc bảo tồn và phát huy loại hình Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Hát nhà tơ; phục dựng các lễ hội truyền thống.

19. Xuân Quảng. Cô Tô - huyện đảo nông thôn mới đầu tiên của cả nước/ Xuân Quảng//http://daidoanket.vn.- 2016.- Ngày 18 tháng 03

Hôm nay, 18/3, tại Khu lưu niệm Bác Hồ trên đảo Cô Tô (Quảng Ninh), huyện Cô Tô tổ chức lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) và các quy hoạch chiến lược đến năm 2020, định hướng đến 2030.

Huyện đảo Cô Tô là địa phương thứ 2 của tỉnh Quảng Ninh được công nhận hoàn thành chương trình xây dựng NTM. Còn với cả nước, Cô Tô là huyện đảo đầu tiên trong số 12 huyện đảo trên toàn quốc cán đích.

Sau 22 năm thành lập (1994-2016), Cô Tô đã không ngừng nỗ lực thực hiện tốt lời di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người ra thăm đảo ngày 9/5/1961 và căn dặn “Thủ đô Hà Nội tuy cách xa các đảo, nhưng Đảng và Chính phủ luôn quan tâm đến đồng bào các đảo và mong đồng bào đoàn kết cố gắng và tiến bộ”.

Bằng sự quyết tâm, sáng tạo, đoàn kết, cố gắng nỗ lực của nhân dân và Đảng bộ, chính quyền huyện Cô Tô, đến nay huyện đã hoàn thành 100% các chỉ tiêu, tiêu chí trong chương trình xây dựng NTM.

Hiện Cô Tô đang tiếp tục phát huy lợi thế từ Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá Bắc vịnh Bắc Bộ để hình thành trung tâm du lịch cao cấp với hệ thống dịch vụ, nhà nghỉ, khách sạn đẳng cấp quốc tế.

Từ nền tảng của NTM, trong một tương lai không xa, Cô Tô - huyện đảo tiền tiêu, pháo đài vững chắc tuyến Đông Bắc Tổ quốc sẽ trở thành đô thị sinh thái biển thông minh, hiện đại.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh yêu cầu tỉnh Quảng Ninh và huyện Cô Tô tiếp tục xác định xây dựng NTM là nhiệm vụ trọng tâm của toàn tỉnh, từng ngành, từng cấp; đưa nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới vào nội dung đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị và bình xét hàng năm; thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế, phát triển công nghiệp và dịch vụ theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, bền vững; đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa trên cơ sở ứng dụng tiến bộ KHKT, tăng cường hợp tác, liên kết, gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ và hình thành thương hiệu sản phẩm, thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng NTM bền vững trên cơ sở phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập người dân.

Nhân dịp này, Thủ tướng Chính phủ và UBND tỉnh đã tặng bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong xây dựng NTM; tỉnh Quảng Ninh tặng huyện Cô Tô một công trình trị giá 10 tỷ đồng.

20. Dấu ấn Tiên Yên qua văn học nghệ thuật//http://www.baohaiquan.vn.- 2016.- Ngày 18 tháng 03

Tiên Yên (Quảng Ninh) được thiên nhiên ưu đãi cảnh đẹp thơ mộng, với bãi biển đẹp, rừng ngập mặn, rừng nguyên sinh có thể phát triển thành điểm du lịch sinh thái, du lịch khám phá và nghỉ dưỡng. Bên cạnh vẻ đẹp tự nhiên, Tiên Yên vẫn còn giữ được nét văn hoá bản địa đặc sắc của 13 dân tộc cùng sinh sống như: Dao, Tày, Sán Chỉ, Sán Dìu... Chính cảnh đẹp và con người nơi đây đã trở thành nguồn cảm hứng để các nghệ sĩ trong và ngoài huyện sáng tác ra nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật (VHNT) chất lượng.

Từ năm 2012, Hội VHNT Tiên Yên đã chú ý tập hợp hội viên và phát động sáng tác VHNT theo chủ đề trọng tâm của năm thông qua Lễ khai bút đầu xuân. Năm 2013 và năm 2015, Hội đã tham mưu với UBND huyện tổ chức thành công Hội trại sáng tác VHNT tổng hợp tại địa phương, bao gồm các văn nghệ sĩ của Trung ương, tỉnh và huyện đi thực tế sáng tác tại tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn. Kết quả sau 2 lần hội trại, đã có hơn 185 tác phẩm thơ, văn, ảnh, âm nhạc, mĩ thuật có chất lượng phản ánh về mảnh đất, con người Tiên Yên. Các tác phẩm ra đời qua các trại sáng tác với nhiều nội dung phong phú, có nhiều tác phẩm ca ngợi những vùng đất, khiến người nghe người đọc đều mong muốn có một lần đến. Đáng kể phải kể đến tác phẩm “Hòn Ngò một vùng cổ tích” của tác giả Hoài Giang viết về đảo Hòn Ngò ở thôn Hà Tràng Đông, xã Đông Hải. Trong tác phẩm này, tác giả đã bộc lộ rất nhiều cung bậc cảm xúc. Đó là: “Chúng tôi thốt lên kinh ngạc trước hình thù của những khối đá đang dần nhô lên khỏi mặt nước, những vỉa đá như những ngón tay rồng sắc nhọn đang bám chặt vào đất. Lại có khối đá như đầu một con rồng đang đau đáu nhìn về đất liền. Rồi những chú sư tử, khỉ, voi, rùa... bằng đá như đang nhảy múa đùa giỡn trước mặt chúng tôi”. Cuối năm 2014, các nhà khảo cổ Viện Khảo cổ học Việt Nam đã tiến hành khai quật lần thứ 2 di chỉ Hòn Ngò (lần thứ nhất vào năm 1998). Kết quả đã thu được tổng số hiện vật phát hiện trong hố khai quật cũng như sưu tầm trên bề mặt là 1.084 tiêu bản gồm: Công cụ cuội ghè đẽo, rìu đá và đồ gốm. Các hiện vật chứng minh sự có mặt của con người nơi đây từ thời tiền sử và khoảng thế kỷ 13-19.

Tác giả Hoài Giang còn có tác phẩm “Ngôi đình bản người Tày” viết về ngôi đình ở thôn Đông Đình, xã Phong Dụ. Đây là thôn nhỏ của xã nhiều năm trong diện 135 Phong Dụ nhưng lại rất phát triển văn hoá văn nghệ. Năm nay, thôn Đông Đình lại được huyện Tiên Yên và xã Phong Dụ chọn làm điểm để tổ chức Lễ hội Văn hoá dân tộc Tày vào dịp sau Tết Nguyên đán. Nơi đây, các làn điệu Then mượt mà do người dân trong thôn biểu diễn cũng như các món ẩm thực mang đầy nét riêng của người Tày rất nhiều người hưởng ứng. Hay như tác phẩm “Rừng ngập mặn Đồng Rui đang hồi sinh” - tác phẩm ảnh của tác giả Cấn Đình Loan, cho người ta thấy một cảnh yên bình của cuộc sống đời thường, hình ảnh nhỏ bé của đôi vợ chồng dân chài giữa cái mênh mông biển nước, nhưng lại gợi cho người ta thấy cái vững chãi của cuộc sống nơi màu xanh no ấm của rừng ngập mặn. Hay tác phẩm “Đồng Rui - Mới quen mà đã nhớ” của nhà văn Lê Thị Bích Hồng cũng viết về rừng ngập mặn và con người Đồng Rui, khiến ta thấy yêu thêm thiên nhiên và cảnh đẹp nơi đây. Xã Đồng Rui có diện tích rừng ngập mặn khoảng 2.800ha. Đây là môi trường sống của các loài cây ngập mặn sú, vẹt, đước, mắm… và nhiều loài động vật như chim, cò, kỳ đã, rái cá, cá, tôm, sá sùng… Trong tương lai rừng ngập mặn Đồng Rui sẽ trở thành điểm du lịch sinh thái. Lang thang trên chiếc thuyền độc mộc trong rừng ta đến được mũi Lòng Vàng rộng khoảng 20ha, có bãi biển cát vàng mịn dài khoảng 3km. Khám phá Đồng Rui du khách còn có dịp tham quan mô hình và thưởng thức trứng vịt biển là sản phẩm OCOP của xã và của huyện Tiên Yên…

Còn nhiều nữa những tác phẩm từ các trại sáng tác của Hội VHNT Tiên Yên trong mấy năm qua. Các tác phẩm thơ: Mũi Chùa quê mẹ (Hoàng Việt Tài), Đồng Châu (Minh Đức). Tác phẩm ảnh có Đón bình minh nơi cửa biển, Phong cảnh sông quê (Khắc Đạm), toàn cảnh Mũi Chùa (Cấn Đình Loan). Tác phẩm hội hoạ có Cảng Mũi Chùa, Cây si Thác Miếu (Vũ Quý)… Đó là những bức tranh toàn cảnh quê hương Tiên Yên qua các tác phẩm văn học nghệ thuật, khiến những ai đã từng xem, nghe, đọc đều muốn được một lần đến rồi đắm mình trong thực tế.

21. Độc đáo Cô Tô Garden (Quảng Ninh)// http://www.dulichvn.org.vn.- 2016.- Ngày 21 tháng 03

Cách trung tâm thị trấn Cô Tô (Quảng Ninh) khoảng chừng 7km, nằm ở một vị trí khá thuận lợi giữa hai bãi tắm đẹp nhất Cô Tô là Hồng Vàn và Vàn Chảy, khu nghỉ dưỡng Cô Tô Garden thuộc thôn Nam Đồng, xã Đồng Tiến là sự lựa chọn nghỉ dưỡng của khá nhiều du khách khi đến du lịch tại huyện đảo Cô Tô.

Năm 2015, Cô Tô Garden được đưa vào hoạt động, gồm 28 phòng nghỉ, được thiết kế vô cùng độc đáo. Các phòng nghỉ được làm hoàn toàn bằng gỗ, với hình dáng toa tàu bắt mắt. Mỗi phòng nghỉ đều được thiết kế giống nhau, hoàn toàn khép kín, bên trong được trang bị giường ngủ, điều hoà, quạt mát và các vật dụng cá nhân cần thiết. Điều đáng nói, Cô Tô Garden có một không gian yên tĩnh, thoáng mát, gần gũi với thiên nhiên. Ngay cạnh khu nghỉ dưỡng là cánh rừng nguyên sinh hoà cùng tiếng chim hót líu lo, tạo cho nơi đây một khung cảnh vừa hoang sơ, vừa thư thái tinh thần.

Không chỉ vậy, xung quanh khu vực này còn được trồng rất nhiều các loại hoa, đặc biệt là loài hoa tường vi. Ở đây, có khoảng 400 cây tường vi. Loài hoa này nở rộ vào mùa hè, từ khoảng tháng 5 cho đến tháng 7, hoa có vẻ đẹp mong manh, cánh hoa màu đỏ nhạt tạo nên một cảnh quan vô cùng lãng mạn. Đến đây, vào mùa hoa tường vi nở, du khách có thể đắm chìm trong không gian lãng mạn, thư giãn, ngắm hoa và có những bức hình lưu niệm tuyệt đẹp với nơi này.

Nếu du khách là nhóm các bạn trẻ đam mê thể thao, ngay cạnh khu nhà gỗ có một sân bóng đá mi ni để du khách có thể chơi bóng đá, cầu lông... vào các buổi sáng và buổi chiều.

Điều khá thú vị, khi đến nghỉ nbgơi ở Cô Tô Garden, du khách sẽ được ưu đãi với khá nhiều dịch vụ du lịch. Trong đó, tại đây có khoảng 30 chiếc xe đạp địa hình miễn phí để du khách có thể tự đạp xe khám phá cảnh đẹp trên đảo. Thú vị hơn, khoảng cách từ Cô Tô Garden đến các địa danh du lịch nổi tiếng của Cô Tô như: Rừng chõi nguyên sinh, bãi biển Hồng Vàn, Vàn Chảy, bến tàu đi Cô Tô con khá gần, nên rất thuận tiện cho du khách nghỉ dưỡng tại đây. Nếu ngại đạp xe, du khách có thể thuê xe máy hoặc xe điện đi dạo quanh đảo. Ở Cô Tô Garden có hơn 10 chiếc xe máy cúp 50 rất thời trang để phục vụ các bạn trẻ (với giá thuê 200.000 đồng/ngày), ngoài ra còn 5 chiếc xe điện để phục vụ du khách đi lại. Anh Vũ Văn Hữu, chủ khu du lịch Cô Tô Garden cho biết, du khách đặt phòng nghỉ tại đây sẽ được đưa đón miễn phí bằng xe điện từ cầu cảng đi lên Cô Tô Garden và ngược lại. Hiện được biết, giá thuê phòng vào ngày bình thường là 800.000 đồng/phòng. Ngoài ra, Cô Tô Garden còn phục vụ nhu cầu ăn uống của du khách với giá cả hấp dẫn...

Nếu bạn muốn trải nghiệm một chuyến đi du lịch dễ chịu, thực sự mang tính chất nghỉ ngơi, thư giãn, tránh xa sự ồn ào của phố thị, sự đông đúc của du khách thì Cô Tô Garden là sự lựa chọn thích hợp của bạn. Với một không gian khác lạ, sáng tạo, gần gũi với thiên nhiên, nhưng Cô Tô Garden vẫn mang phong cách hiện đại với đầy đủ tiện nghi, kết hợp với khung cảnh hoang sơ, thanh bình, phù hợp để du khách thư giãn, ngắm cảnh./

22. Chiêm ngưỡng vẽ đẹp hoàng hôn Cô Tô – Quảng Ninh//http://www.dulichvn.org.vn.- 2016.- Ngày 23 tháng 03

Khi đến với du lịch đảo Cô Tô, bạn sẽ cảm nhận được như mình đang đến một thiên đường thực sự với cát trắng, nắng vàng, biển và trời xanh, sóng nhè nhẹ… tất cả đều còn rất hoang sơ, tự nhiên khiến cho bạn có cảm giác thư giãn, quên đi mọi mệt mỏi âu lo trong cuộc sống.

Bạn sẽ có nhiều trải nghiệm thú vị tại đảo Cô Tô, nhưng ngắm hoàng hôn trên biển vẫn là tuyệt nhất.

Khi hoàng hôn buông xuống trên biển, cả đảo Cô Tô xinh đẹp sẽ tràn ngập một cánh vàng lấp lánh, khác hẳn với ánh sáng trong veo lúc bình minh sáng sớm. Đảo có nhiều nơi để ngắm hoàng hôn như bãi Hồng Vàn, Vàn Chải hoặc ngọn hải đăng Cô Tô,… đều là điểm ngắm lý tưởng.

Nếu bạn không có phương tiện đi lại thì bãi biển gần trung tâm thị trấn vẫn là lý tưởng nhất. Bạn có thể đi bộ ra đây sải bước trên bãi cát dài hay tản bộ trên con đường tình yêu ngay sát biển và ngồi đó đợi hoàng hôn buông xuống.

Bây giờ là mùa hè nên nếu bạn đến đây sẽ thấy mặt trời lặn khá muộn, bắt đầu từ sau 17h30 bầu trời và mặt biển sẽ dần dần chuyển từ xanh sang hồng rồi mới sang vàng. Cả mặt biển phản chiếu ánh mặt trời cuối ngày tạo thành những vẩy bạc lấp lánh, cảnh tượng đó đẹp vô cùng.

Đây cũng là lúc bạn có cơ hội tìm hiều về cuộc sống của ngư dân trên đảo Cô Tô. Khác với không khí khẩn trương của buổi sáng, các tàu thuyền có vẻ rảnh rang hơn trôi từ từ vào bờ biển hay neo đậu ở gần bờ. Đây cũng là một cảnh đặc trưng của Cô Tô nếu bạn có một chiếc máy ảnh xịn chắc hẳn sẽ không chịu bỏ qua khoảnh khắc này./.

23. Di tích lịch sử Bạch Đằng (Quảng Ninh): Dấu tích chiến công lẫy lừng//http://www.dulichvn.org.vn.- 2016.- Ngày 15 tháng 03

Nằm trên địa bàn thị xã Quảng Yên, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, Di tích lịch sử Bạch Đằng là địa điểm ghi dấu sự kiện quân và dân nhà Trần đã lập nên chiến thắng lẫy lừng - Chiến thắng Bạch Đằng đánh tan quân Nguyên Mông ngày 09/4 (8/3 - Âm lịch) năm 1288

Trải qua những thăng trầm của lịch sử, dấu tích của trận chiến Bạch Đằng năm 1288 vẫn còn hiện hữu qua những di tích tiêu biểu

Bãi cọc Yên Giang: nằm ở cửa sông Chanh, dài khoảng 118m, rộng 20m. Đa phần những cọc được tìm thấy ở khu vực này đều được làm từ thân cây lim hoặc táu, còn để nguyên vỏ. Chiều dài thân cọc từ 2,6m đến 2,8m, phần cọc được đẽo nhọn để cắm xuống lòng sông dài từ 0,5m đến 1m. Hiện nay, bãi cọc Yên Giang đã được khoanh vùng bảo vệ, xây kè xung quanh, dựng bia giới thiệu di tích.

Bãi cọc đồng Vạn Muối: nằm ở cửa sông Rút. Trong quá trình canh tác, đào ao thả cá, nhân dân đã phát hiện được nhiều cọc gỗ cắm đứng và cắm xiên trong khu vực đồng Vạn Muối. Một số cọc đã được đưa về trưng bày tại Bảo tàng Bạch Đằng, Bảo tàng Hải quân, Bảo tàng Hải Phòng. Hiện nay, bãi cọc nằm trong khu vực đầm nuôi thủy sản và ruộng canh tác của phường Nam Hòa.

Bãi cọc đồng Má Ngựa: nằm ở cửa sông Kênh, cách bãi cọc đồng Vạn Muối khoảng 1km về hướng Nam, thuộc khu Hưng Học, phường Nam Hòa, thị xã Quảng Yên. Bãi cọc có quy mô khoảng 2100m2, trải dài 70m theo chiều Đông - Tây và rộng 30m theo chiều Bắc - Nam. Mật độ phân bố và độ sâu của cọc không đồng đều.

Đền Trần Hưng Đạo: đây là địa điểm lưu niệm vị anh hùng dân tộc, thiên tài quân sự Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Đền tọa lạc trên một doi đất cổ, có tổng diện tích trên 5000m2, với các hạng mục, như đền chính, nhà bia, nhà soạn lễ và một số hạng mục phụ trợ (đường vào, nghi môn, trụ biểu, sân vườn, hệ thống điện chiếu sáng, tường bao....). Hiện nay, trong đền còn lưu giữ được 9 đạo sắc phong của các vua triều Nguyễn phong cho Trần Hưng Đạo và một số hiện vật khác.

Miếu Vua Bà: nằm sát đền Trần Hưng Đạo, thuộc khu vực trung tâm của Khu di tích. Tương truyền, đây là miếu thờ bà bán hàng nước, người đã chỉ dẫn cho Trần Hưng Đạo biết lịch triều con nước, địa thế lòng sông Bạch Đằng và chiến thuật hỏa công để Trần Hưng Đạo xây dựng trận địa cọc đánh giặc Nguyên Mông. Sau chiến thắng Bạch Đằng năm 1288, Trần Hưng Đạo đã tâu với vua Trần, sắc phong cho bà bán hàng nước là “Vua Bà” và lập đền thờ Bà ngay trên nền quán nước.

Bến đò rừng: là nơi Trần Hưng Đạo chọn làm địa điểm phát hỏa làm hiệu lệnh cho quân sĩ mai phục ở hai bên sông Bạch Đằng đồng loạt tấn công giặc Nguyên Mông. Hiện nay, bến đò cổ đang được khôi phục, với chiều rộng là 120m, chiều dài hơn 300m. Đầu bến là một tòa phương đình, gồm 2 tầng, 8 mái, đầu đao uốn cong hình rồng. Sát mặt bến nước có tòa khán đình, với kiến trúc 1 tầng mái, vì kèo gỗ lim, có 4 đầu đao ở 4 góc mái.

Đình Yên Giang: là nơi thờ Thành hoàng làng Yên Giang. Vào các dịp lễ lớn của làng, dân làng thường rước tượng Trần Hưng Đạo từ đền Trần Hưng Đạo về đây để tế lễ. Đình được dựng trên gò đất cao, xung quanh là ruộng đồng. Hiện nay, trong đình vẫn lưu giữ được nhiều hiện vật quý hiếm, có niên đại từ thời Nguyễn, như bia đá, hoành phi, câu đối, sắc phong.

Đền Trung Cốc: nằm trên một gò đất cao. Tương truyền, khi đi thị sát địa hình để chuẩn bị cho trận đánh, Trần Hưng Đạo và Phạm Ngũ Lão đã bị mắc thuyền ở đây. Sau chiến thắng Bạch Đằng năm 1288, để ghi nhớ sự kiện này, những người dân chài ở đây đã lập đền thờ Trần Hưng Đạo và Phạm Ngũ Lão. Trong đền còn phối thờ Yết Kiêu, Dã Tượng và hai người con gái của Trần Hưng Đạo là Đệ nhất Quyên Thanh công chúa và Đệ nhị Đại Hoàng công chúa.

Đình Trung Bản: là nơi thờ Trần Hưng Đạo, gồm các hạng mục: tả vu, hữu vu, nghi môn trụ biểu, cuốn thư trấn môn, nhà khách, nhà phụ trợ, sân vườn, tường bao... Trong đình hiện còn lưu giữ được nhiều di vật, cổ vật giá trị, có niên đại vào khoảng cuối thời Hậu Lê, đầu thời Nguyễn, như bộ kiệu bành bát cống, quán tẩy, bia đá, sắc phong...

Đình Đền Công: là nơi thờ những người đã hy sinh trong trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 1288. Kiến trúc của đình khá đơn giản, gồm ba gian, hai chái, chiều dài hơn 17m, chiều rộng hơn 5m. Nền đình cao hơn sân 1m, có năm bậc thềm đá và hai lan can đá chạm rồng chầu hai bên.

Ngoài một số di sản văn hóa vật thể tiêu biểu kể trên, trong khu vực di tích hiện nay còn lưu giữ được nhiều di sản văn hóa phi vật thể có giá trị. Lễ hội Bạch Đằng được tổ chức bắt đầu từ ngày mồng Sáu và kết thúc vào ngày mồng Chín tháng Ba (Âm lịch) hằng năm. Ngoài những nghi lễ thông thường, trong hội còn có các trò diễn, trò chơi dân gian, như hát đúm, chơi cờ người, tổ tôm điếm, đánh đu, đấu vật, chọi gà, đua thuyền... thu hút được sự quan tâm đặc biệt của người dân trong vùng và du khách thập phương./.

24. Nguyễn Hoa. Nét mới của Canaval Hạ Long 2016//http://baochinhphu.vn.- 2016.- Ngày 23 tháng 03

Theo tin từ UBND tỉnh Quảng Ninh, Tuần Du lịch Hạ Long - Quảng Ninh 2016 sẽ diễn ra khoảng 10 ngày, từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 5/2016.

Nét mới của Canaval Hạ Long 2016 là chương trình nghệ thuật Canaval Hạ Long 2016 với Đêm nhạc hội Canaval 2016, mang chủ đề “Hạ Long Thành phố Du lịch - Văn minh - Thân thiện”. Chương trình dự kiến diễn ra ngày 29/4, tại Quảng trường 30/10 (TP Hạ Long).

Chương trình gồm lễ khai mạc, chương trình biểu diễn nghệ thuật do các nghệ sĩ, ca sĩ, diễn viên, hoạt náo viên chuyên nghiệp biểu diễn. Sự khác biệt của Canaval 2016 so với Canaval những năm trước là thể hiện nghệ thuật bằng âm nhạc và ánh sáng nghệ thuật xuyên suốt, tạo cho du khách và người dân Quảng Ninh một đêm nhạc sôi động, bùng nổ.

UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết, Tuần Du lịch Hạ Long - Quảng Ninh 2016 sẽ diễn ra khoảng 10 ngày, từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 5/2016; các hoạt động hưởng ứng diễn ra từ ngày 17/3/2016 đến cuối tháng 5/2016.

25. Quảng Ninh: Công bố 4 tuyến và 14 điểm du lịch tại Đông Triều//http://www.dulichvn.org.vn.- 2016.- Ngày 28 tháng 03

Ngày 26/3/2016, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ninh phối hợp với UBND thị xã Đông Triều đã công bố các tuyến du lịch địa bàn thị xã.

Thị xã Đông Triều hiện có trên 121 di tích lịch sử cách mạng và danh thắng. Đây là một trong những địa phương có số lượng di tích lớn nhất tỉnh Quảng Ninh. Con đường phát triển du lịch ở Đông Triều là sự liên kết giữa các di tích lịch sử, văn hoá ở các địa phương, vùng miền trong tỉnh và khu vực, giúp cho du khách có góc nhìn toàn diện, sâu sắc hơn về các di tích, di sản, từng bước xây dựng Đông Triều trở thành một trong 4 trung tâm du lịch của tỉnh Quảng Ninh

Đông Triều là Thị xã ở phía tây của tỉnh Quảng Ninh, là cửa ngõ nối tỉnh Quảng Ninh với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Đông Triều có 22 di tích đã được xếp hạng, trong đó có 1 Di tích Quốc gia đặc biệt; 4 di tích cấp Quốc gia, 17 di tích cấp tỉnh. Các di tích này không chỉ là di sản văn hoá mà còn là nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của thị xã Đông Triều và tỉnh Quảng Ninh.

Thị xã Đông Triều đã công bố 14 điểm du lịch và 04 tuyến du lịch được UBND tỉnh Quảng Ninh công nhận. Trong đó 4 tuyến du lịch là: Tuyến du lịch tâm linh di tích nhà Trần; Tuyến du lịch tâm linh kết hợp sinh thái; tuyến du lịch khám phá miền quê Đông Triều và Tuyến du lịch Đệ tứ Chiến khu Đông Triều. Các điểm du lịch gồm: điểm du lịch đền An Sinh; điểm du lịch đền Thái (xã An Sinh); điểm du lịch chùa Quỳnh Lâm (xã Tràng An); điểm du lịch chùa, am Ngọa Vân; điểm du lịch chùa Hồ Thiên (xã Bình Khê); điểm du lịch địa điểm lịch sử Trung tâm chiến khu Đông Triều (chùa Bắc Mã), (xã Bình Dương); điểm du lịch Cụm di tích lịch sử cách mạng khu mỏ Mạo Khê (phường Mạo Khê); điểm du lịch Làng quê Yên Đức (xã Yên Đức); điểm du lịch hồ Khe Chè (xã An Sinh); điểm du lịch Công viên Hà Lan (phường Mạo Khê); điểm du lịch Trung tâm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP Quảng Ninh (phường Mạo Khê); điểm du lịch Công ty Cổ phần Thành Đồng (xã Bình Dương); điểm du lịch Công ty Cổ phần Thái Sơn 88 (xã Yên Thọ) và điểm du lịch Chi nhánh Công ty TNHH Quang Vinh (phường Mạo Khê).

Tại buổi công bố và tọa đàm phát triển tuyến, điểm, sản phẩm du lịch Đông Triều, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam Nguyễn Văn Tuấn đề nghị, trong thời gian tới, thị xã Đông Triều cần khắc phục ngay những vấn đề về cơ sở hạ tầng, đặc biệt cần lắp đặt các biển báo hệ thống chỉ dẫn các tuyến, điểm du lịch; tổ chức đào tạo hướng dẫn viên, thuyết minh viên tại các điểm…

Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam Nguyễn Văn Tuấn cũng đề nghị, thị xã Đông Triều cần tiếp thu ý kiến đóng góp của các đại biểu trong buổi tọa đàm và có những chương trình hành động cụ thể để phát triển các điểm và tuyến du lịch, từ đó tạo nên sự gắn kết với du lịch các vùng miền trong tỉnh và khu vực./.

26. Minh Quân. Du lịch di sản: Không thể tận thu/ Minh Quân//http://daidoanket.vn.- 2016.- Ngày 28 tháng 03

UBND tỉnh Quảng Ninh vừa ban hành Quyết định về việc công nhận 4 tuyến du lịch và 14 điểm du lịch trên địa bàn thị xã Đông Triều, chiếm đa số trong các điểm đến là những di tích lịch sử, tâm linh. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực thì việc phát triển du lịch di sản cũng đang đặt ra nhiều nỗi lo, bởi việc khai thác di sản hiện chưa đi liền với công tác bảo tồn.

Cụ thể 3 trong 4 tuyến du lịch mới vừa được công bố tại thị xã Đông Triều (tỉnh Quảng Ninh) đều gắn kết tới những điểm đến là những di tích lịch sử, tâm linh. Trong đó, “Tuyến du lịch tâm linh di tích nhà Trần” gồm hành trình Đền An Sinh; Đền Thái; Chùa Am Ngọa Vân; Chùa Hồ Thiên. “Tuyến du lịch tâm linh kết hợp sinh thái” gồm Đền An Sinh; Đền Thái; Hồ Khe Chè. “Tuyến du lịch Đệ tứ chiến khu Đông Triều” gồm trung tâm chiến khu Đông Triều (chùa Bắc Mã); Đình - chùa Hổ Lao; Đền An Biên; Cụm di tích lịch sử cách mạng mỏ than Mạo Khê; Chợ Mạo Khê.

Đây cũng là những “mắt xích” tạo nên tuyến liên kết không gian văn hóa giữa các điểm di tích lịch sử, văn hóa, tâm linh liên quan đến lịch sử thời Trần chạy theo thung lũng và trên triền núi từ Kinh đô Phật giáo Yên Tử (TP. Uông Bí) sang chùa Hồ Thiên, Ngoa Vân, Quỳnh Lâm (Đông Triều) kéo dài sang di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc thị xã Chí Linh (Hải Dương) và còn đường Tây Yên Tử đi sang chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang).

Để chứng tỏ sự đầu tư của địa phương cho phát triển du lịch tâm linh, ông Hà Hải Dương- Phó Bí thư thị ủy, Chủ tịch UBND thị xã Đông Triều cho hay: “Nhằm nâng cao chất lượng các tuyến du lịch, thị xã Đông Triều cũng tiến hành trùng tu, tôn tạo Đền An Sinh, Chùa Ngọa Vân, Đền Thái, Chùa Non Đông... Mở tuyến đường lên di tích chùa Ngọa Vân dài 10 km với tổng mức đầu tư hơn 70 tỷ đồng bằng nguồn vốn xã hội hóa; tuyến cáp treo lên chùa Ngọa Vân với kinh phí đầu tư trên 1.000 tỷ đồng đã chính thức hoàn thành giai đoạn I…”

Trên thực tế, việc đưa vào sử dụng hệ thống cáp treo lên chùa Ngọa Vân cùng với việc lần đầu tiên Lễ hội chùa Ngọa Vân được tổ chức vào đầu năm 2016 đã và đang khiến những người làm quản lý “vừa mừng, vừa lo”. Bằng việc rút ngắn thời gian hành hương lên chùa Ngọa Long từ 4 giờ xuống còn 10 phút bằng việc di chuyển cáp treo thì chỉ ngay trong mùa lễ hội được lần đầu tiên chùa Ngọa Vân đã rơi vào tình trạng quá tải khi thu hút hàng nghìn du khách thập phương.

Nơi được cho là Thánh địa của Phật giáo, mảnh đất linh thiêng Phật hoàng Trần Nhân Tông tu hành và hóa Phật sau hàng trăm năm bình yên, thanh tịnh đã trở nên ồn ào, quá tải. Chưa kể, do không có chuẩn bị kỹ lưỡng ngay trong những ngay khai hội chùa Ngọa Long đã xảy ra tình trạng chen lấn, xô đẩy tại khu vực cáp treo hết sức phản.

Bên cạnh đó, công trình cáp treo dù đang trong giai đoạn hoàn thiện cũng đã nảy sinh nhiều bật cập. Đơn cử như hệ thống các công trình nhà vệ sinh công cộng dường như bị bỏ quên. Vấn đề vệ sinh môi trường cũng chưa được thực sự quan tâm đúng mức trước những phát sinh về lượng khách...

Đây cũng không phải là bài học “mới” cho Quảng Ninh khi trước di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long cũng đã nhiều lần phải kêu cứu bởi những tác nhân xấu từ du lịch. Đơn cử, như hệ thống động Thiên Đường, hang Sửng Sốt đã nhiều lần bị lên án bởi sự thiếu ý thức của chính các du khách khi hồn nhiên vẽ bậy lên cảnh quan chung.

Ngoài ra, một số khu du lịch biển, bãi tắm đẹp gần các khu dân cư như Bãi Cháy, Trà Cổ trong công tác vệ sinh môi trường vẫn còn nhiều bất cập, chưa thực sự được quan tâm một cách thường xuyên. Trong đó, các hoạt động dịch vụ du lịch trên bờ chưa được quản lý chặt chẽ, rác thải chưa được thu gom, xử lý triệt để, dẫn tới tình trạng ô nhiễm môi trường.

Nhiều chỗ, nhiều nơi, vẫn còn tình trạng nước thải xả trực tiếp xuống biển. Đặc biệt, tại một số bãi tắm ven bờ, gần khu dân cư, nhà hàng, khách sạn thì tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng đáng lo ngại. Khách nước ngoài trước thường vẫn tắm ở bãi tắm Bãi Cháy, thì nay hầu như vắng bóng…

Có thể thấy, bên cạnh những phát triển mạnh mẽ về du lịch của Quảng Ninh trong suốt nhiều năm qua thực tế vẫn hiện hữu khá nhiều nỗi lo. Trong đó, nguyên nhân chính vẫn là tính ăn “xổi” trong cách làm du lịch của nhiều đơn vị địa phương. Việc tận thu, thậm chí “ăn theo” di sản trong du lịch đã vô tình biến các điểm đến tâm linh, di sản thành “miếng bánh” để các công ty ăn chia.

Như GS. Ngô Đức Thịnh- Ủy viên Hội đồng Di sản quốc gia từng phải thốt lên: “Di sản văn hóa ở Việt Nam đang được khai thác để phục vụ du lịch một cách quá đà, thiếu tính bền vững. Du lịch biến một số loại hình văn hóa thành hàng hóa đơn thuần vì mục đích kinh tế. Chủ yếu, người dân cũng như các nhà quản lý nghĩ di sản phải gắn với phát triển du lịch, phát triển du lịch phải nâng cấp di sản, có quy mô hoành tráng. Mục đích kinh tế đã gây nên những tác động khiến di sản ngày càng méo mó”.

27. Quảng Ninh công nhận tuyến, điểm du lịch trên địa bàn huyện Ba Chẽ//http://www.dulichvn.org.vn.- 2016.- Ngày 29 tháng 03

Ngày 28/3, UBND tỉnh Quảng Ninh có Quyết định số 851/QĐ-UBND công nhận 2 tuyến du lịch và 3 điểm du lịch trên địa bàn huyện Ba Chẽ.

Theo đó, 2 tuyến du lịch gồm: Tuyến du lịch tâm linh (các điểm du lịch di tích lịch sử Miếu Ông - Miếu Bà; chợ Trung tâm Ba Chẽ; các điểm phụ trợ di tích Lò Sứ cổ; dòng sông Cổ Ngựa). Tuyến du lịch tổng hợp (các điểm du lịch chợ Trung tâm Ba Chẽ; di tích lịch sử - văn hóa căn cứ địa cách mạng Hải Chi (Đình Làng Dạ; các điểm phụ trợ: Trung tâm tổ chức hoạt động văn hóa các dân tộc (Quảng trường 04-10; thác Khe Lạnh; thác Khe Lùng; trang trại Trà Hoa Vàng).

Các điểm du lịch gồm: điểm du lịch Di tích lịch sử Miếu Ồng - Miếu Bà (xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ); điểm du lịch chợ Trung tâm Ba Chẽ (thị trấn Ba Chẽ); điểm du lịch Di tích lịch sử - văn hóa căn cứ địa cách mạng Hải Chi (Đình Làng Dạ), xã Thanh Lâm, huyện Ba Chẽ.

Theo Quyết định, UBND tỉnh giao UBND huyện Ba Chẽ xây dựng phương án quản lý, khai thác, phương án thuyết minh; tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo theo quy định hiện hành. Giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định, phê duyệt phương án quản lý, khai thác, thuyết minh, thực hiện quản lý Nhà nước đối với các tuyến, điểm du lịch trên, đồng thời chủ trì, phối hợp với UBND huyện Ba Chẽ tổ chức công bố tuyến, điểm du lịch đảm bảo quy định hiện hành./.

28. Trải nghiệm Cao Xiêm (Quảng Ninh)// http://www.dulichvn.org.vn.- 2016.- Ngày 30 tháng 03

Cao Xiêm – ngọn núi cao 1.429 mét so với mực nước biển. Đây được coi như “nóc nhà” của Quảng Ninh. Để chinh phục ngọn núi nhiều kỳ thú này du khách phải trải qua chặng đường dài khoảng 15km (cả đi và về) với những cung bậc cảm xúc kỳ lạ khi chiêm ngưỡng những cánh rừng thông bát ngát vi vu, bãi cỏ mênh mông lưng chừng núi, một thế giới mờ mờ ảo ảo mây quyện quanh mỗi bước đi...

Theo Quốc lộ 18C từ Tiên Yên vào Bình Liêu, khi đến bản Mạ Trạt hoặc dốc Cô Tiên ở xã Vô Ngại chúng ta nhìn thấy một ngọn núi sừng sững, cao nhất - đó là núi Cao Xiêm. Theo người dân Bình Liêu, ở khắp các thôn, bản từ Húc Động, Vô Ngại, Tình Húc, Lục Hồn, Đồng Tâm đến Hoành Mô đều có thể quan sát thấy đỉnh Cao Xiêm. Thế nhưng, số người đã từng đặt chân lên đỉnh núi này thì chưa nhiều. Có lẽ vì vậy mà Cao Xiêm còn khá xa lạ và kỳ bí.

Theo tài liệu xưa, độ cao của núi Cao Xiêm là 1.330 mét so với mực nước biển. Ngày nay, bằng công nghệ đo đạc bản đồ hiện đại, đã xác định Cao Xiêm cao 1.429 mét so với mực nước biển. Với độ cao này, Cao Xiêm được coi như “nóc nhà” của Quảng Ninh.

Để chinh phục Cao Xiêm, chúng ta có thể xuất phát từ 3 địa điểm: Bản Cao Thắng (xã Lục Hồn), bản Lục Ngù (xã Húc Động) và bản Ngàn Mèo (xã Lục Hồn).

Hành trình lên đỉnh Cao Xiêm, chúng ta được chiêm ngưỡng những bản làng của các dân tộc thiểu số huyện Bình Liêu, ở đó mỗi ngôi nhà đều có những kiến trúc rất riêng, rất đặc biệt của các dân tộc anh em. Theo lối mòn, chúng ta đi xuyên qua những cánh rừng thông bát ngát, thi thoảng lại gặp những chùm hoa mua, những vạt hoa sở nở trắng rừng. Trong làn gió mát vu vi xen qua những rặng thông xanh mướt chúng ta cảm nhận được mùi hương quế, hoa hồi thoang thoảng khiến bao mệt mỏi cứ thế mà tan biến.

Vượt qua những cánh rừng thông bạt ngàn với nhiều triền dốc, chúng ta như lạc vào một thảo nguyên xanh mướt, không khí trong lành đến kỳ lạ. Ở đây, giờ không còn là cánh rừng ngút ngàn, thay vào đó là những “cánh đồng” cỏ tự nhiên bằng phẳng xa tắp. Trên thảo nguyên xanh này, chúng ta có thể thoả sức cắm trại, vui chơi hoà mình vào thiên nhiên, núi rừng Bình Liêu. Đây cũng là thời điểm, mọi người có thể nghỉ ngơi sau ½ chặng đường chinh phục Cao Xiêm.

Tiếp tục cuộc hành trình, chúng ta vượt dốc đi xuyên qua một cánh rừng thông chừng 2km. Khi những cây thông cuối cùng xuất cũng là lúc chúng ta cảm nhận được một thế giới vô cùng khác biệt, đó là những áng mây, sương mù bắt đầu quyện vào mỗi bước chân. Giờ đây, chúng ta bước vào một “thế giới” khác, mờ mờ ảo ảo, thật huyền bí. Theo người dân địa phương, thì vào những ngày có sương mù, chỉ cần đi cách nhau hơn chục mét là người sau đã không thể nhìn thấy người đi phía trước. Vì vậy khi chinh phục Cao Xiêm vào ngày mù trời mọi người cần bám sát nhau để không bị lạc đường.

“Chặng đường mù” – nói như người dân bản địa, là quãng đường gian nan nhất để chinh phục đỉnh Cao Xiêm. Chúng ta sẽ phải vượt qua 1/3 chặng đường còn lại với những triền núi có độ dốc lớn, men theo con đường mòn quanh co, uốn lượn qua những tảng đá với mọi hình thù. Ở trên núi, với mây, sương mù dày đặc, ta cảm nhận được cái lành lạnh của mùa đông, sự ướt át của mưa, sự trong lành của núi rừng, cùng với những làn gió từ biển thổi vào khiến mệt mỏi tan biến.

Trên đỉnh Cao Xiêm, hiện vẫn còn những hầm hào, những con đường được mở lên núi sót lại. Nơi đây, ngày xưa từng được cắm một ngọn cờ thể hiện chủ quyền của nước Việt Nam. Cũng chính vì vậy, người Sán Chỉ (Bình Liêu) còn gọi núi Cao Xiêm là “Kèo Kăm Khây” (núi Cắm Cờ), người Tày gọi là “Khau Cẳm cờ”…

Cao Xiêm là đỉnh núi án ngữ giữa biên giới và biển trời Đông Bắc Quảng Ninh. Vào những ngày nắng ráo, từ đỉnh Cao Xiêm, chúng ta có thể bao quát cả một vùng rộng lớn từ Tiên Yên đến Hải Hà, Đầm Hà… Theo người dân nơi đây, phía Đông đỉnh núi hướng tầm nhìn vượt huyện Hải Hà, Đầm Hà ra Vịnh Bắc Bộ. Phía Tây có thể nhìn vượt qua những dãy núi cao biên giới Việt Nam – Trung Quốc. Sườn Nam hướng tầm nhìn xuống thung lũng Bình Liêu và xa hơn là núi đồi thấp khu vực Tiên Yên. Còn sườn Bắc hướng tầm nhìn đến dãy núi "anh em" là Cao Ly và xa hơn là vùng núi Quảng Nam Châu hùng vĩ.

Hãy đến với Cao Xiêm - Đỉnh núi Cột cờ để cảm nhận được hồn thiêng sông núi, nơi gặp gỡ đất trời vùng Đông Bắc Tổ quốc.

29. Thanh Xuân. Sẵn sàng cho Tuần Du lịch Hạ Long-Quảng Ninh 2016/Thanh Xuân//http://baochinhphu.vn.- 2016.- Ngày 04 tháng 04

Hằng năm cứ đến cuối tháng 4, đầu tháng 5, Quảng Ninh lại tổ chức Tuần Du lịch Hạ Long - Quảng Ninh, sự kiện văn hoá, thể thao và du lịch sôi động, chào đón một mùa hè du lịch năm 2016 của địa phương.

Carnaval Hạ Long 2015. Ảnh: Báo Quảng Ninh Năm nay, Tuần Du lịch được tổ chức trong khoảng 10 ngày (vào cuối tháng 4, đầu tháng 5) với nhiều hoạt động vui chơi, giải trí, thể thao, ở khắp các địa phương trong tỉnh.

Để chuẩn bị cho sự kiện này, cùng với TP. Hạ Long, các trung tâm du lịch lớn của tỉnh đều lên kế hoạch tổ chức khoảng 40 hoạt động hưởng ứng tại địa phương.

TP. Móng Cái sẽ tổ chức phố ẩm thực, phố đi bộ phường, khai trương xe ô tô điện phục vụ khách du lịch; công bố tuyến du lịch nghỉ dưỡng đảo Vĩnh Thực, Vĩnh Trung…

Huyện đảo Cô Tô tổ chức lễ hội văn hoá - du lịch Cô Tô chào đón mùa du lịch hè 2016…

Tại thành phố du lịch Hạ Long sẽ có nhiều hoạt động hấp dẫn, như: Hội thi Người đẹp Hạ Long, cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam, triển lãm mỹ thuật và ảnh nghệ thuật ngoài trời, lễ hội âm nhạc mùa hè, lễ hội phố đi bộ, lễ hội đền Đức ông Trần Quốc Nghiễn, tuần lễ du lịch và mua sắm, chương trình nghệ thuật chào hè, đại nhạc hội và disco bãi biển…

Bên cạnh đó, nhiều hoạt động thể thao cũng được tổ chức, như: Giải bóng chuyền nữ bãi biển quốc tế Tuần Châu 2016, giải cầu lông Cúp truyền hình Quảng Ninh, giải quần vợt Quảng Ninh, giải thể thao dân tộc TP. Uông Bí, giải bơi vượt sông…

Điểm nhấn trong Tuần Du lịch Hạ Long - Quảng Ninh 2016 là chương trình nghệ thuật Carnaval Hạ Long với đêm nhạc hội Canaval có chủ đề “Hạ Long - Thành phố du lịch - văn minh - thân thiện”, dự kiến diễn ra vào ngày 29/4.

Hiện công tác chuẩn bị cho sự kiện văn hóa-du lịch này đang được thực hiện theo kế hoạch.

TP. Hạ Long đang đẩy mạnh tiến độ công tác chỉnh trang đô thị, vệ sinh môi trường, làm đẹp các tuyến đường du lịch; có phương án về điểm, bãi trông giữ xe, hệ thống nhà vệ sinh công cộng di động phục vụ du khách; phương án đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn.

Các địa phương và trung tâm du lịch của tỉnh đã lên kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng, sẵn sàng cho Tuần Du lịch Hạ Long - Quảng Ninh 2016.

30. Hội nghị hợp tác phát triển du lịch ASEAN// http://www.dulichvn.org.vn.- 2016.- Ngày 06 tháng 04

Ngày 4/4/2016, Hội nghị hợp tác phát triển du lịch ASEAN đã chính thức diễn ra tại tỉnh Quảng Ninh với sự tham dự của trên 70 đại biểu quốc tế đến từ các Cơ quan du lịch các quốc gia, tổ chức quốc tế trong khối ASEAN.

Trong hai ngày 4-5/4 đã diễn ra các Hội thảo chuyên đề “Cơ hội, tiềm năng, khó khăn, thách thức trong việc triển khai Thỏa thuận về nghề du lịch trong ASEAN - Bài học của một số nước”; và “Nâng cao khả năng cạnh tranh du lịch ASEAN”.

Trong khuôn khổ hội nghị, tối ngày 4/4, Tổng cục Du lịch Việt Nam đã tổ chức buổi tiệc chào mừng các đại biểu đến Việt Nam tham dự hội nghị. Tại đây, Phó Tổng cục trưởng Hà Văn Siêu đã bày tỏ sự vui mừng chào đón các đại biểu và hy vọng những sáng kiến tại hội nghị lần này sẽ sớm được triển khai thông qua các chương trình, dự án hợp tác cụ thể trong hoạt động xúc tiến quảng bá; tạo điều kiện đi lại; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; hợp tác đầu tư du lịch..., góp phần thúc đẩy giao lưu văn hóa, hiểu biết lẫn nhau, củng cố tình hữu nghị, hợp tác toàn diện giữa các nước thành viên ASEAN.

Tại buổi tiệc, các đại biểu đã cùng thưởng thức những điệu múa, làn điệu dân ca mang đậm nét văn hoá truyền thống đặc sắc của Việt Nam, một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của du lịch Việt Nam đối với du khách quốc tế.

Theo kế hoạch, ngày 6/4, các đại biểu sẽ tiếp tục thảo luận tại các Hội thảo “Phát triển toàn diện và bền vững du lịch ASEAN”, “Đánh giá, giám sát nguồn lực du lịch ASEAN” và tham quan thực tế tại Vịnh Hạ Long trong ngày 7/4.

31. Khai hội truyền thống Bạch Đằng ở TX. Quảng Yên (Quảng Ninh)// http://www.dulichvn.org.vn.- 2016.- Ngày 14 tháng 04

Sáng 13/4, tại Trung tâm Di tích quốc gia đặc biệt đền Trần Hưng Đạo, miếu Vua Bà, thuộc phường Yên Giang, TX Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra Lễ hội truyền thống Bạch Đằng, kỷ niệm 728 năm chiến thắng Bạch Đằng (1288-2016).

Đây là lễ hội truyền thống được tổ chức thường niên do nhân dân địa phương tổ chức, có sự tham gia của các đoàn rước, đoàn tế lễ đến từ các xã, phường của TX Quảng Yên, một số địa phương trong tỉnh và huyện Thủy Nguyên (TP Hải Phòng). Lễ hội năm nay là hoạt động hưởng ứng và chào mừng Tuần Du lịch Hạ Long - Quảng Ninh 2016, chào mừng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, nhiệm kỳ 2016 - 2021.

Lễ hội truyền thống Bạch Đằng được tổ chức trong ba ngày, từ 13-15/4/2016 (tức mồng 7, 8, 9 tháng 3 âm lịch) với nhiều hoạt động phong phú tập trung chính ở khu vực trung tâm lễ hội: Đền Trần Hưng Đạo, miếu Vua Bà, đình Yên Giang (phường Yên Giang) và các điểm di tích thuộc cụm di tích lịch sử Bạch Đằng.

Trong 3 ngày diễn ra lễ hội nhân dân và du khách thập phương sẽ được tham gia nhiều hoạt động phong phú. Cụ thể, phần Lễ diễn ra ngày 13/4 gồm các hoạt động như: khai mạc lễ hội, tế Yết ở đình Yên Giang; rước tượng Đức Thánh Trần Hưng Đạo về đình Yên Giang. Ngày 14/4 diễn ra chính hội “Giỗ trận”; rước tượng Đức Thánh Trần từ đình Yên Giang về đền Trần Hưng Đạo; nghi lễ dâng hương. Ngày 15/4 diễn ra lễ tế “Giã hội” tại đền Trần Hưng Đạo, miếu Vua Bà. Về phần Hội gồm nhiều hoạt động vui chơi, văn hóa, thể thao với các trò chơi dân gian truyền thống như: chọi gà, kéo co, cờ thẻ...

Lễ hội truyền thống Bạch Đằng năm nay có quy mô lớn với hơn 40 đoàn rước đến từ các địa phương trong thị xã và một số tỉnh bạn, đoàn rước kéo dài gần 3km với khoảng 10.000 lượt du khách về tham dự.

32. Hiệu quả của mô hình xã hội hóa công trình văn hóa tâm linh// http://thanhtra.com.vn.- 2016.- Ngày 18 tháng 04

Sau gần 3 năm thực hiện Quyết định 1742 ngày 12/7/2013 của UBND tỉnh Quảng Ninh giao cho Ban Trị sự Phật giáo tỉnh làm chủ đầu tư các hạng mục công trình văn hóa tại Danh thắng Yên Tử, khu di tích nhà Trần Đông Triều, Khu di tích lịch sử chiến thắng Bạch Đằng, bằng nguồn vốn xã hội hóa lên đến hàng trăm tỷ đồng, đến nay các công trình sau khi được trùng tu, tôn tạo đã phát huy giá trị văn hóa, trở thành điểm du lịch tâm linh, thắng cảnh thu hút hàng triệu lượt khách du lịch, tạo nguồn thu ngân sách.

Các công trình mà UBND tỉnh Quảng Ninh giao cho Ban Quản lý tôn tạo Yên Tử, Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Quảng Ninh làm chủ đầu tư gồm: Chùa Ngọa Vân, chùa Quỳnh Lâm, chùa Trung Tiết, chùa Một Mái, chùa Hoa Yên, các công trình am tháp, mắt Rồng... với tổng số vốn các hạng mục công trình lên đến hàng trăm tỷ đồng bằng nguồn vốn xã hội hóa. Trong đó, chùa Ngọa Vân vừa khánh thành giai đoạn 1 với số vốn trên 90 tỷ đồng; chùa Một Mái trung tu tôn tạo trên 25 tỷ đồng; chùa Hoa Yên trên 80 tỷ đồng; khởi công xây dựng mới chùa Quỳnh trị giá hàng trăm tỷ đồng...

Sau khi hoàn thành các công trình đã thu hút lượng khách du lịch lên đến vài triệu lượt/năm, trong đó phải kể đến khu Danh thắng Yên Tử, chùa Ngọa Vân tại Đông Triều với các điểm nhấn là Chùa Đồng, tượng Phật hoàng và khu am tháp.

Ông Lê Tiến Dũng, Trưởng Ban Quản lý Di tích và Rừng Quốc gia Yên Tử cho biết, nhờ biết phát huy được nguồn vốn xã hội hóa mà Ban Quản lý tôn tạo Yên Tử đã làm nhiều công trình có giá trị về mặt văn hóa tâm linh, tạo điểm nhấn thu hút khách du lịch. Kinh nghiệm của Yên Tử trong việc huy động xã hội hóa, là công khai, minh bạch và sử dụng đồng tiền của các doanh nghiệp, nhà hảo tâm quyên góp đúng mục đích, xây dựng các công trình đảm bảo về chất lượng và cảnh quan. Điều đáng nói, đối với các công trình mang tính tâm linh, thì Ban Trị sự Phật giáo tỉnh làm chủ đầu tư mới phát huy được nguồn lực xã hội hóa có hiệu quả.

Ông Nguyễn Văn Thắng (xã Thượng Yên Công, TP Uông Bí) cả cuộc đời gắn bó với Danh thắng Yên Tử nói: Trước đây, dân chúng tôi chỉ biết đi rừng, đào của mài, cả sắn để có bữa cơm đạm bạc. Từ năm 2006 đến nay, các cấp chính quyền, ban, ngành của tỉnh Quảng Ninh và TP Uông Bí cùng với Ban Trị sự Phật giáo tỉnh đầu tư nâng cấp hạ tầng, huy động nguồn lưc xã hội hóa để làm các công trình tại Yên Tử như: Chùa Đông, tượng Phật hoàng, chùa Hoa Yên, Một Mái, am tháp... Vì vậy, Yên Tử đã thu hút được nhiều du khách đến thăm quan, lễ bái. Từ đó, người dân chúng tôi phát triển được kinh tế gia đình bằng kinh doanh các mặt hàng phục vụ du khách nên cuộc sống nơi đây đã thay da, đổi thịt.

Cùng với các hạng mục đã được triển khai, trước lễ Phật đản năm nay, tại Danh thắng Yên Tử, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh tiếp tục thực hiện chủ đầu tư các công trình hạng mục tâm linh, điển hình là Trung tâm khai hội, cung Trúc Lâm, vườn thiền với số vốn lên đến hàng trăm tỷ đồng bằng nguồn vốn xã hội hóa. Bước đầu số tiền đã được các tổ chức doanh nghiệp cá nhân ủng hộ trên 100 tỷ đồng. Sau khi hoàn thành, công tình sẽ là điểm đến hấp dẫn cho du khách khi hành hương về Yên Tử - Kinh đô Phật giáo của cả nước. GHPGVN tỉnh Quảng Ninh dự kiến sẽ hoàn thành công trình vào kỷ niệm 710 năm ngày Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn.

“Chúng tôi thấy Quyết định 1742 mà tỉnh giao các công trình văn hóa tâm linh tại 3 khu di tích quốc gia đặc biệt tại Quảng Ninh cho Giáo hội làm chủ đầu tư là rất hợp lòng dân. Tới đây, khi chúng tôi triển khai các hạng mục tại Yên Tử, ngoài việc tuân thủ các văn bản quy phạm của Nhà nước về quy hoạch, quản lý di sản, chúng tôi tiếp tục huy động tốt nguồn vốn xã hội hóa để đưa công trình sử dụng đúng mục đích, hiệu quả”, Đại đức Thích Đạo Hiển - Phó trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh nói.

Chỉ trong vài năm nữa, sẽ có thêm nhiều công trình văn hóa đậm tính thuần Việt, điểm dừng chân của du khách khi hành hương về Yên Tử. Nơi đây, sẽ tái hiện cuộc đời hành trạng của Vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông, giới thiệu về những tác phẩm bất hủ của Ngài, tái hiện cuộc sống tu hành của các chư vị Tổ sư thế kỷ thứ 13. Đây là tiền đề để khu Danh thắng Yên Tử trình UNESSCO công nhận di sản văn hóa.

Gọi điện: 0203.6500.163
Facebook Youtube
wiget Chat Zalo