Mở cửa các ngày từ Thứ 3 – Chủ Nhật hàng tuần. Buổi sáng từ 7h30 - 12h00. Buổi chiều từ 13h30 - 16h30
Thư mục Quảng Ninh qua báo chí

Thư mục: “Quảng Ninh qua báo chí Trung Ương” tháng 7+8/2016

Ngày 14-09-2016 Lượt xem: 128

Quảng Ninh nằm ở địa đầu phía đông bắc Việt Nam, là tỉnh miền núi, trung du nằm ở vùng duyên hải Bắc Bộ với hơn 80% đất đai là đồi núi. Trong đó, có hơn hai nghìn hòn đảo nổi trên mặt biển, là vùng đất lịch sử lâu đời. Ở khu vực Vịnh Hạ Long đã khảo cổ được di chỉ của người tiền sử từ 3000 - 1500 năm TCN. Là một trọng điểm kinh tế, một đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía bắc đồng thời là một trong bốn trung tâm du lịch lớn của Việt Nam với di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long đã hai lần được UNESCO công nhận về giá trị thẩm mĩ và địa chất, địa mạo.

       Con người và xã hội Quảng Ninh là nơi hội tụ, giao thoa, sự thống nhất trong đa dạng của nền văn minh sông Hồng, có truyền thống cách mạng của giai cấp công nhân Vùng Mỏ với “di sản” tinh thần vô giá “kỷ luật và đồng tâm”. Đây là điều kiện thuận lợi xây dựng khối đoàn kết, tạo sức mạnh tổng hợp để vượt qua mọi khó khăn, thách thức; góp phần xây dựng, bảo vệ Tổ quốc trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

       Để cập nhật thông tin mới nhất về tỉnh Quảng Ninh. Bắt đấu từ tháng 8 năm 2014. Thư viện tỉnh Quảng Ninh biên soạn thư mục: “ Quảng Ninh qua báo chí Trung ương “ theo định kỳ 2 tháng 1 số, các bài báo được cập nhật trên các trang thông tin điện tử và được sắp xếp theo các chủ đề: Chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế…

     Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc Thư mục: “Quảng Ninh qua báo chí Trung ương” tháng 7 + 8/2016.

Hải Bắc. Quảng Ninh: Chủ nhà bè nguy cơ mất trắng vì chính quyền trốn bồi thường?//http://www.tapchigiaothong.vn .-2016 .-Ngày 08 tháng 07.

Tạp chí GTVT - Nhiều nhà bè của người dân trên Vịnh Hạ Long có chứng nhận nguồn gốc, được hội đồng thẩm định của UBND TP Hạ Long xét duyệt và lập phương án bồi thường, hỗ trợ di dời. Nhưng sau nhiều năm, chủ nhà bè vẫn chưa được nhận tiền đền bù và mòn mỏi chờ đợi trong vô vọng.

Có hay không việc chính quyền TP Hạ Long né tránh bồi thường?

Theo đơn thư phản án của ông Dương Cao Thường, chủ nhà bè Hải Sâm tại phường Bãi Cháy, TP Hạ Long và các tài liệu liên quan do PV thu thập được, ngày 21/3/2008, UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành Quyết định số: 819/QĐ-UBND về việc "phê duyệt đề án sắp xếp, quản lý, di chuyển nhà bè trên Vịnh Hạ Long”. Đề án trên được giao cho UBND TP Hạ Long tổ chức thực hiện.

Căn cứ nhiệm vụ được giao, UBND TP Hạ Long đã xây dựng tờ trình số 123/TTr – UBND về phương án di dời nhà bè. Sau khi phương án trên được UBND tỉnh phê duyệt, ngày 27/6/2013 UBND TP Hạ Long đã ban hành QĐ số 1517/QĐ-UBND “Về việc ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ di chuyển và tái định cư cho các nhà bè trên Vịnh Hạ Long”.

Điều 2 của QĐ số 1517/QĐ-UBND xác định đối tượng được hưởng bồi thường, hỗ trợ phải là: Nhà bè được hình thành trước 21/3/2008 và chủ sở hữu phải là người có hộ khẩu thường trú tại TP Hạ Long.

Đối chiếu với các điều kiện trên, nhà bè Hải Sâm được đóng năm 2003 và chủ sở hữu là ông Dương Cao Thường có hộ khẩu thường trú tại phường Bãi Cháy, nên thuộc diện phải di dời và được hưởng bồi thường, hỗ trợ. Vì vậy, ngày 7/12/2012, hội đồng xét duyệt nguồn gốc đất đai của UBND phường Bãi Cháy đã tổ chức xét duyệt, xác nhận nhà bè Hải Sâm đủ điều kiện được bồi thường, hỗ trợ.

Căn cứ vào bản chứng nhận nhà bè số 03/UBND của UBND phường Bãi Cháy, ngày 24/10/2013 Hội đồng bồi thường UBND TP Hạ Long đã họp thẩm định và xét duyệt cho nhà bè Hải Sâm. Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Hạ Long đã tổ chức kiểm đếm, lập phương án và áp giá bồi thường. Ông Thường đã đồng ý với phương án đã lập và chờ đợi việc chi trả tiền bồi thường từ UBND TP Hạ Long.

Sau nhiều năm, ông Thường vẫn chưa được nhận tiền, ngược lại còn đứng trước nguy cơ bị mất trắng vì một số lý do vô lý mà theo ông đó là các “chiêu bài” do chính quyền TP Hạ Long cố tình áp dụng để né tránh việc bồi thường.

Đi ngược với chính sách do chính mình ban hành?

Ông Thường cho biết: Sau thời gian dài không nhận được tiền bồi thường với lý do thành phố hết kinh phí. Đến đầu tháng 4/2016, ông đã làm đơn và đề nghị UBND TP Hạ Long trả lời bằng văn bản. Tại công văn  số 2031/UBND ngày 04/05/2016 do ông Hồ Ngọc Hoài – Chánh văn phòng ký trả lời với nội dung: Nhà bè Hải Sâm không được bồi thường vì: “…Căn cứ thông báo số 343/TB – UBND ngày 11/10/2012 của UBNDTP Hạ Long về việc di dời đối với nhà bè trên Vịnh Hạ Long trong đó nêu rõ: Đối với các nhà bè kinh doanh đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép, được tiếp tục hoạt động theo quy định của giấy phép, nhưng thời gian không quá ngày 31/5/2014”.

PV đã nhiều lần liên hệ gặp lãnh đạo UBND TP Hạ Long để tìm hiểu, nhưng do bận công việc, lãnh đạo TP Hạ Long chưa bố trí được thời gian tiếp xúc báo chí. Theo thông tin mà PV nắm bắt được, sau khi UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành QĐ số  819/QĐ-UBND “Về việc phê duyệt đề án sắp xếp, quản lý, di chuyển nhà bè trên Vịnh Hạ Long” và phân cấp cho UBND TP Hạ Long thực hiện, UBND TP Hạ Long đã xây dựng kế hoạch số 129/KH – BCĐ ngày 03/10/2012 về lộ trình di dời nhà bè trên Vịnh Hạ Long. Theo đó thì TP Hạ Long tập trung di dời các nhà bè của ngư dân sinh sống và nuôi trồng thủy hải sản không có đăng ký kinh doanh. Còn các nhà bè có giấy phép đăng ký kinh doanh chưa phải di dời ngay, mà được tiếp tục hoạt động theo quy định của giấy phép, nhưng thời gian không quá ngày 31/5/2014.

Như vậy thì thông báo số 343/TB – UBND của UBND TP Hạ Long chỉ là văn bản mang tính hướng dẫn về lộ trình di dời nhà bè, chứ nó không phải thông báo được ban hành để thay thế QĐ số 1517/QĐ-UBND.

Xét về mốc thời gian thì thông báo số 343/TB – UBND được ban hành năm 2012, còn QĐ số 1517/QĐ-UBND được ban hành năm 2013. Do đó một văn bản ban hành trước không thể thay thế một văn bản ra đời sau đó được.  Xét về giá trị pháp lý của hai văn bản trên thì Thông báo 343/TB – UBND chỉ là văn bản mang tính hướng dẫn, nên có giá trị pháp lý thấp hơn. Còn QĐ số 1517/QĐ-UBND mang tính áp dụng, điều chỉnh nên có giá trị pháp lý cao hơn.

Như vậy UBND TP Hạ Long đã áp dụng thông báo 343/TB – UBND để thay thế cho việc áp dụng QĐ số 1517/QĐ-UBND trong việc bồi thường, hỗ trợ di dời nhà bè trên Vịnh Hạ Long có trái với quy định pháp luật và đi ngược lại với chính sách do chính mình ban hành?

Theo đề nghị giải tỏa các nhà hàng nổi, thuyền bè neo đậu trên đất dự án đã được giao, trong đó có nhà bè Hải Sâm. Cùng với sự cam kết hỗ trợ về kinh phí của của công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội tại công văn số 222/GALEXIMCO – HN. UBND TP Hạ Long đã nhanh chóng ra văn bản số 1059/UBND ngày 17/3/2016 chỉ đạo cho Đội TTXD&TTĐT phối hợp với UBND phường Bãi Cháy phải kiểm tra, giải tỏa và phải thực hiện xong trước ngày 30/03/2016.

Nhận được sự chỉ đạo, đội TTXD&TTĐT  TP Hạ Long lập tức xuống kiểm tra và tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao, du lịch và quảng cáo đối ông Dương Cao Thường về hành vi “Lấn chiếm đất danh lam thắng cảnh" theo điểm b, khoản 5 điều 23 NĐ 158/2013 của Chính phủ. Sau đó là các quyết định khắc phục hâu quả số 199/QĐ-KPHQ và quyết định cưỡng chế số 306/QĐCC-UBND liên tiếp được ban hành.

Trước sức ép quyết liệt từ phía chính quyền, ông Thường đã phải tự nguyện di dời một số tài sản lên bờ và kéo nhà bè Hải Sâm sang một ví trí neo đậu khác, đồng thời làm đơn kiến nghị chờ các cơ quan ban ngành tỉnh Quảng Ninh xem xét chỉ đạo giải quyết.

Mặt nước nhà bè Hải Sâm sử dụng được UBND TP Hạ Long cho là đất danh lam thắng cảnh.

Theo bà Mai Lan – Đoàn luật sư tỉnh Quảng Ninh: UBND TP Hạ Long có dấu hiệu lạm quyền, cố tình đưa ra cái cớ rất vô lý để “cài” ông Thường trở thành người vi phạm pháp luật. Nhà bè Hải Sâm được đóng từ năm 2003, có giấy phép kinh doanh, đặt đúng vị trí cho phép đặt. Tại bản chứng nhận nhà bè số 03 năm 2013, UBND phường Bãi Cháy đã xác nhận nhà bè không bị cơ quan có thẩm quyền lập biên bản vi phạm, là tài sản hợp pháp và đủ điều kiện bồi thường di dời.

Từ đó cho đến nay, ông Thường vẫn giữ nguyên hiện trạng, không xây dựng, cơi nới và lấn chiếm đất. Nhà bè Hải Sâm chỉ sử dụng mặt nước, không sử dụng mặt đất, vậy sao lại quy kết quy kết ông Thường lấn chiếm đất?

Xét về thẩm quyền theo các điều 80, 81, 82, 83 của Nghị định 158/2013/NĐ – CP quy định về xử lý vi phạm hành chính trong  trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo, thì không có quy định nào cho phép đội TTXD&TTĐT được quyền xử lý trong lĩnh vực này.

Theo ghi nhận của PV, hiện nay trên Vịnh Hạ Long vẫn còn một số nhà bè khác đang neo đậu ở các khu vực  thuộc phường Hồng Hà, Hồng Hải. Các nhà bè này cũng cùng chung tình cảnh với nhà bè Hải Sâm. Họ vẫn đang phải chờ đợi UBND TP Hạ Long trả tiền bồi thường, hỗ trợ. Nhưng sự việc cứ nhùng nhằng như thế này chưa biết khi nào mới giải quyết dứt điểm.

Còn về phía UBND TP Hạ Long cũng đã rất nhiều lần thông báo về mốc thời gian thực hiện xong việc di dời toàn bộ nhà bè trên Vịnh Hạ Long, gần nhất đây nhất là cam kết di dời xong trước 20/5/2016. Nhưng hiện nay vẫn còn nhiều nhà bè vẫn còn án ngữ trên mặt Vịnh, làm xấu cảnh quan Vịnh Hạ Long mà không thể di dời vì lý do gì?

Thiết nghĩ, đã đến lúc UBND tỉnh Quảng Ninh cần sớm có những chỉ đạo rõ ràng cụ thể trong sự việc này và quy trách nhiệm cho người thực hiện. Có như vậy thì đề án sắp xếp, quản lý, di chuyển nhà bè trên Vịnh Hạ Long theo QĐ số  819/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Ninh mới được hoàn thành đồng thời trả lại vẻ đẹp cho Vịnh Hạ Long./.

2.      Quảng Ninh: Đẩy mạnh công tác giám sát, phản biện//http://daidoanket.vn .-2016 .-Ngày 10 tháng 07.

Hàng Việt về nông thôn huyện Thanh Bình (Đồng Tháp)Theo báo cáo đánh giá của Ủy ban MTTQ tỉnh Quảng Ninh, 6 tháng đầu năm, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh đã bám sát chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương MTTQ Việt Nam và Tỉnh ủy, phối hợp với chính quyền, các tổ chức thành viên triển khai hiệu quả chương trình công tác Công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp các tầng lớp nhân dân tiếp tục được MTTQ chú trọng, phát huy.

Đặc biệt đã  triển khai thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, nhất là phát động tham gia ủng hộ 22 xã đặc biệt khó khăn, thực hiện chăm lo Tết cho người nghèo.

Cùng với đó, Ủy ban MTTQ các cấp cũng đã chú trọng đẩy mạnh thực hiện việc giám sát và phản biện xã hội; quan tâm công tác nắm tình hình trong nhân dân, qua đó tích cực cùng với chính quyền tham gia giải quyết các vấn đề nhân dân kiến nghị nhằm hạn chế thấp nhất tình trạng khiếu nại, khiếu kiện vượt cấp... Tại buổi làm việc mới đây với MTTQ tỉnh Quảng Ninh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Đỗ Thị Hoàng đã trao đổi, chia sẻ nhiều giải pháp để phát huy hơn nữa hiệu quả nhiệm vụ công tác MTTQ trong thời gian tới. Đặc biệt là việc đổi mới cách thức thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với yêu cầu thực tiễn cũng như mục tiêu, nhiệm vụ chủ đề công tác năm của tỉnh… Trước mắt có các giải pháp phù hợp để vận động, giúp đỡ 22 xã đặc biệt khó khăn ở vùng sâu vùng xa của tỉnh. 

3.      Chí Kiên. Quảng Ninh là đơn vị hành chính tỉnh loại I//http://baochinhphu.vn.- 2016.- Ngày 13 tháng 07.

 (Chinhphu.vn) - Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định điều chỉnh phân loại đơn vị hành chính tỉnh Quảng Ninh từ loại II lên loại I.

Trong những năm trở lại đây, dù trong bối cảnh nhiều khó khăn nhưng với sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, quyết liệt của hệ thống chính trị tỉnh, kinh tế xã hội Quảng Ninh đã đạt được thành tựu nổi bật. Kinh tế của tỉnh phục hồi và tiếp tục phát triển toàn diện, tốc độ tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức cao so với bình quân chung của cả nước, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng.

Tổng thu ngân sách nhà nước của tỉnh 5 năm qua tăng 116% so với 2010, luôn nằm trong nhóm 5 tỉnh, thành phố có số thu cao nhất cả nước. Đặc biệt, phát triển đô thị luôn được mở rộng và được coi là nhiệm vụ mang tính chiến lược, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển nhanh và bền vững.

4.      Xuân Quảng. MTTQ tỉnh Quảng Ninh triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm//http://daidoanket.vn.- 2016.- Ngày 17 tháng 07.

Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ninh vừa tổ chức hội nghị lần thứ 6 (khóa X) để đánh giá kết quả Chương trình phối hợp và thống nhất hành động 6 tháng đầu năm, triển khai nội dung Chương trình phối hợp và thống nhất hành động 6 tháng cuối năm 2016.

Trong 6 tháng đầu năm, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ninh và các tổ chức thành viên đã bám sát chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương MTTQ Việt Nam, nghị quyết của Tỉnh ủy phối hợp với chính quyền, các ngành chức năng để triển khai tổ chức hiệu quả chương trình công tác.

Các kết quả nổi bật là hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 theo chức năng, nhiệm vụ; bám sát chủ đề công tác năm của tỉnh là “Nâng cao chất lượng quản trị và hành chính công; xây dựng thành phố  du lịch Hạ Long” để tập trung tuyên truyền và triển khai tại cơ sở; tích cực triển khai đề án mô hình cơ quan giúp việc chung khối MTTQ và các đoàn thể; triển khai có hiệu quả cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, nhiệm vụ kinh tế, chính trị của tỉnh…

Đồng thời, Ủy ban MTTQ các cấp và các đoàn thể cũng đã tập trung vận động ủng hộ 22 xã đặc biệt khó khăn với số tiền đăng ký trên 26 tỷ đồng. Các hoạt động hỗ trợ người nghèo được triển khai tích cực, đã vận động và tiếp nhận trên 58 nghìn suất quà tết trị giá 25,8 tỷ đồng, hỗ trợ xây mới và sửa chữa 148 nhà.

MTTQ các cấp và các đoàn thể đã chủ động nắm bắt tình hình, phối hợp cùng chính quyền tham gia giải quyết thỏa đáng những vấn đề bức xúc trong nhân dân cũng như vận động thành công trong công tác giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm của tỉnh…

Trong 6 tháng cuối năm, Ủy ban MTTQ các cấp và các đoàn thể rà soát lại từng nội dung trong chương trình phối hợp hành động, có giải pháp triển khai sát thực tiễn; tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, vận động đoàn viên hội viên thực hiện tốt Nghị quyết 12 của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, chủ đề năm 2016; tập trung triển khai có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước, đặc biệt là cuộc vận động toàn dân xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh, lưu ý các phong trào đều hướng về cơ sở, khu dân cư; triển khai hiệu quả chương trình giám sát và phản biện xã hội; tiếp tục vận động nguồn lực hỗ trợ các 22 xã khó khăn…

5.     Ngọc Thành. Phó Bí thư Quảng Ninh được giới thiệu làm Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế//http://vov.vn.- 2016.- Ngày 22 tháng 07.

VOV.VN - Ông Vũ Hồng Thanh – Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Ninh được giới thiệu giữ chức vụ Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội khoá XIV.

Sáng 22/7, Chủ tịch Quốc hội khoá XIV Nguyễn Thị Kim Ngân thay mặt Ủy ban thường vụ Quốc hội trình bày Tờ trình về dự kiến nhân sự để Quốc hội bầu Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội, Tổng kiểm toán Nhà nước.

Theo đó, ông Hà Ngọc Chiến, Uỷ viên Uỷ ban TVQH được giới thiệu để Quốc hội bầu chức Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội khoá XIV.

Ông Nguyễn Khắc Định, Uỷ viên uỷ ban TVQH khoá XIV được giới thiệu để Quốc hội bầu giữ chức Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Quốc hội khoá XIV.

Bà Lê Thị Nga, Uỷ viên uỷ ban TVQH khoá XIV được giới thiệu để Quốc hội bầu giữ chức Chủ nhiẹm Uỷ ban Tư pháp Quốc hội khoá XIV.

Ông Vũ Hồng Thanh được giới thiệu để Quốc hội bầu giữ chức Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội khoá XIV.

Ông Vũ Hồng Thanh, Uỷ viên uỷ ban TVQH khoá XIV được giới thiệu để Quốc hội bầu giữ chức Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội khoá XIV.

Ông Nguyễn Đức Hải, Uỷ viên uỷ ban TVQH khoá XIV được giới thiệu để bầu giữ chức Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính  Ngân sách của QH khoá XIV.

Ông Võ Trọng Việt, Thượng tướng, Uỷ viên uỷ ban TVQH khoá XIV được giới thiệu để bầu giữ chức  Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội khoá XIV.

Ông Phan Thanh Bình, Uỷ viên uỷ ban TVQH khoá XIV được giới thiệu để bầu giữ chức Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và  Nhi đồng của Quốc hội khoá XIV.

Bà Nguyễn Thuý Anh, Uỷ viên uỷ ban TVQH khoá XIV được giới thiệu để bầu giữ chức Chủ nhiệm Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc hội khoá XIV.

Ông Phan Xuân Dũng, Uỷ viên uỷ ban TVQH khoá XIV được giới thiệu để bầu giữ chức Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Công nhệ và Môi trường của Quốc hội khoá XIV.

Ông Nguyễn Văn Giàu, Uỷ viên uỷ ban TVQH khoá XIV được giới thiệu để bầu giữ chức Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội khoá XIV.

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cũng giới thiệu ông Nguyễn Hạnh Phúc, Uỷ viên Uỷ ban TVQH khoá XIV,  Tổng thư ký QH khoá XIII, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội để bầu giữ chức vụ Tổng thư ký Quốc hội khoá XIV.

Chức danh Tổng kiểm toán Nhà nước được Uỷ ban TVQH giới thiệu ông Hồ Đức Phớc để Quốc hội bầu.

Cuối buổi làm việc sáng nay, các đại biểu thảo luận tại đoàn về dự kiến nhân sự như nội dung Tờ trình của Uỷ ban TVQH.

Chiều nay, đại biểu Quốc hội sẽ bỏ phiếu kín bầu các chức danh trên. Kết quả kiểm phiếu cũng sẽ được công bố ngay sau đó./.

6.  Quang Hùng. Hải quan Quảng Ninh: Gặp khó trong xử lý các vụ án hình//http://www.baohaiquan.vn.- 2016.- Ngày 23 tháng 07.

 (HQ Online)- Cán bộ, công chức thường xuyên luân chuyển và làm các công việc không liên quan đến nghiệp vụ điều tra hình sự nên khi được giao nhiệm vụ điều tra, xác minh vụ án thường phải vừa làm, vừa học, do đó tiến hành các biện pháp điều tra hình sự còn lúng túng, dẫn đến hiệu quả chưa cao.

Theo Cục Hải quan Quảng Ninh, để tránh bị xử lý hình sự, các đối tượng buôn lậu thường xé lẻ hàng hóa thuê người mang vác qua các khu vực biên giới. Ở mỗi công đoạn vận chuyển, các đối tượng thường xuyên cắt cử người canh gác, cảnh giới các di biến động của lực lượng chống buôn lậu nên công tác bắt giữ gặp nhiều khó khăn. Đồng thời, trong nhiều trường hợp lực lượng bắt giữ số lượng lớn hàng hóa tập kết tại khu vực đường biên, đối tượng tham gia vận chuyển chỉ khai nhận một lượng nhỏ hàng hóa bị bắt quả tang đang mang vác, không khai ra chủ hàng gây khó khăn cho công tác điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ xử lý hình sự. Không những thế, một số trường hợp buôn lậu có liên quan yếu tố nước ngoài thông qua hoạt động tạm nhập, tái xuất, kho ngoại quan, khi phát hiện có hàng cấm (như động vật hoang dã), việc xác minh, điều tra, thu thập chứng cứ tại nước ngoài hầu như không thể thực hiện được. Để kết luận sự móc nối, cố ý buôn bán hàng cấm giữa các đối tượng thực hiện dịch vụ trong và ngoài nước là khó khăn, nhiều khi không thể chứng minh được.

Tại Hải quan Quảng Ninh, từ năm 2005 đến năm 2015, đơn vị đã phát hiện, bắt giữ và khởi tố 27 vụ về các tội buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa , tiền tệ qua biên giới (quy định tại điều 153, 154 Bộ luật Hình sự). Trong quá trình thực hiện, đơn vị luôn chấp hành đúng các quy định của pháp luật từ việc lập hồ sơ ban đầu, thực hiện bài bản các hoạt động tố tụng khởi tố vụ án, lấy lời khai khám xét, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến các vụ án. Các vụ việc vi phạm có dấu hiệu hình sự đều được đơn vị thực hiện khởi tố theo đúng quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự và đều trao đổi thông tin vụ việc ngay từ đầu với Viện Kiểm sát nhân dân để xem xét dấu hiệu hình sự và thống nhất hướng xử lý. Do vậy, ở một số vụ án bắt giữ quả tang, ít nghiêm trọng, Hải quan Quảng Ninh đã tiến hành toàn bộ quá trình khởi tố, điều tra, kết luận và chuyển hồ sơ sang Viện Kiểm sát nhân dân để truy tố theo quy định.

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình thực hiện các hoạt động khởi tố, điều tra hình sự, khó khăn lớn nhất mà Cục Hải quan Quảng Ninh gặp phải là lực lượng cán bộ chuyên sâu làm công tác này. Hàng năm đơn vị đã cử cán bộ tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ điều tra do Tổng cục Hải quan phối hợp với Học viện Cảnh sát nhân dân tổ chức. Sau mỗi khóa đào tạo cán bộ, công chức được trang bị thêm nhiều kiến thức chuyên sâu về Bộ Luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, nghiệp vụ điều tra. Tuy nhiên, số lượng và chất lượng cán bộ, công chức được đào tạo vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Vì vậy, việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can, kết luận điều tra vụ án thuộc thẩm quyền để chuyển Viện Kiểm sát nhân dân truy tố vẫn chưa nhiều, hầu hết chỉ dừng lại ở việc khởi tố và chuyển giao ngay cho cơ quan cảnh sát điều tra của lực lượng Công an các cấp. Bên cạnh đó, cán bộ, công chức thường xuyên luân chuyển và làm các công việc không liên quan đến nghiệp vụ điều tra hình sự nên khi được giao nhiệm vụ điều tra, xác minh vụ án thường phải vừa làm, vừa học, do đó tiến hành các biện pháp điều tra hình sự còn lúng túng, dẫn đến hiệu quả chưa cao. Một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 và Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004 cũng còn có sự bất cập, do đó cũng gây khó khăn cho hoạt động xử lý vụ án hình sự của cơ quan Hải quan.

Cục Hải quan Quảng Ninh đề xuất Tổng cục Hải quan quan tâm, tăng cường tổ chức các lớp đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ điều tra, xác minh vụ án hình sự. Đồng thời, kiện toàn, cấp thẻ Cán bộ Điều tra cho những công chức Hải quan đủ điều kiện để làm công tác điều tra hình sự trong lĩnh vực Hải quan.

7. Quảng Ninh: Tuyên dương 20 Chủ tịch Công đoàn cơ sở xuất sắc tiêu biểu//http://laodong.com.vn.-2016.- Ngày 26 tháng 07.

Phó Chủ tịch thường trực tỉnh Quảng Ninh (bên trái) và Chủ tịch LĐLĐ Quảng Ninh Trần Danh Chúc trao tặng “Giải thưởng 28.7” cho những dơn vị xuất sắc tiêu biểu.

Ngày 26.7, LĐLĐ tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức hội nghị quán triệt triển khai Nghị quyết Đại hội XII của Đảng; trao tặng “Giải thưởng 28.7” cho Chủ tịch CĐCS xuất sắc tiêu biểu.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Ngọc Anh -  Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - đã quán triệt NQ Đại hội XII của Đảng; Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15.5.2016 của Bộ Chính trị khóa XII. Mục tiêu tổng quát của NQ Đại hội XII là: Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh; phát huy sức mạnh toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa; phát triển kinh tế nhanh, bền vững; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa;chủ động và tích cực hội nhập quốc tế để phát triển đất nước; nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới... Theo ông Trần Danh Chức- Chủ tịch LĐLĐ Quảng Ninh: Để triển khai hành động thực hiện NQ Đại hội XII của Đảng và NQ XIV của Đảng bộ tỉnh, CĐ phấn đấu thực hiện một số chỉ tiêu như: 90% các đơn vị, doanh nghiệp đã đi vào hoạt động và có từ 20 lao động trở lên thành lập được tổ chức CĐCS; phát triển mới ít nhất 50.000 đoàn viên; có ít nhất 95% CĐCS khu vực nhà nước, 60% trở lên CĐCS khu vực ngoài nhà nước đạt tiêu chuẩn “Công đoàn cơ sở vững mạnh”; hàng năm có ít nhất 7.000 CNVCLĐ trẻ được học các bài chính trị cơ bản và được tuyên truyền phổ biến về chính sách, pháp luật lao động và luật Công đoàn; mỗi năm bình quân giới thiệu ít nhất 3.000 đoàn viên công đoàn ưu tú cho Đảng xem xét, bồi dưỡng, kết nạp... Nhân kỷ niệm 87 năm Ngày thành lập CĐ Việt Nam, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh và LĐLĐ đã trao tặng “Giải thưởng 28.7” cho 20 Chủ tịch CĐCS xuất sắc tiêu biểu và chia tay các đồng chí cán bộ CĐ chuyên trách về nghỉ theo chế độ.

8. Đ. Hùng, V. Thịnh. Nhiều tập thể, cá nhân thuộc lực lượng CAND được khen thưởng//http://cand.com.vn.- 2016.- Ngày 08 tháng 08.

Sáng 8-8, đồng chí Ngô Hoàng Ngân, Bí thư Thành ủy Móng Cái và đồng chí Dương Văn Cơ - Chủ tịch UBND TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh tới thăm, động viên và trao thưởng 50 triệu đồng cho CBCS Phòng Cảnh sát PCCC số 1, Cảnh sát PCCC&CNCH Quảng Ninh do những nỗ lực trong việc dập tắt vụ cháy tại cửa hàng xăng dầu Ka Long tối 7-8.

Tại Phòng Cảnh sát PCCC số 1, các đồng chí lãnh đạo TP Móng Cái nhiệt liệt biểu dương tinh thần dũng cảm, quyết tâm của CBCS Phòng Cảnh sát PCCC số 1 trong vụ dập tắt đám cháy xảy ra tại cửa hàng xăng dầu Ka Long.

Trước đó, khoảng 18h ngày 7/8/2016, Phòng Cảnh sát PCCC số 1 nhận tin báo cháy tại cửa hàng xăng dầu Ka Long, khu 5 Phường Ka Long, TP Móng Cái. Đơn vị huy động tối đa lực lượng, phương tiện, áp dụng kỹ thuật - chiến thuật chữa cháy hiệu quả cao.

Mặc dù đám cháy lớn, nguy hiểm do xuất phát từ xe bồn chứa gần 22.000 lít dầu và cháy trên nền hầm hai bể chứa nhiên liệu của cây xăng nhưng CBCS đơn vị dũng cảm chiến đấu, phối hợp đồng bộ thống nhất với các lực lượng xử lý vụ việc thành công. Tinh thần của CBCS Phòng Cảnh sát PCCC số 1 được nhân dân TP Móng Cái ghi nhận.

Cùng ngày, Đại tá Nguyễn Văn Coỏng, Phó Giám đốc Công an TP Hải Phòng đã khen thưởng Công an phường Kênh Dương và Công an quận Lê Chân về thành tích bắt ổ nhóm tàng trữ và sử dụng ma túy đá.

Hồi 16h35 ngày 6-8, Công an phường Kênh Dương phát hiện tại số nhà 85 Trại Lẻ, phường Kênh Dương có nhiều thanh niên tụ tập nghi sử dụng ma túy đá. Công an phường phối hợp với đội CSĐT tội phạm về ma túy, Công an Quận tiến hành kiểm tra đột xuất.

Tại đây phát hiện 6 đối tượng, cả nam và nữ đang phê đá, trong đó thu giữ của Trần Thu Thủy, 32 tuổi,  ĐKTT số 22/221 Hai Bà Trưng, phường Cát Dài, quận Lê Chân 1 túi vải trong đựng 276,04 gam ma túy đá.

Cùng ngày Đại tá Nguyễn Văn Coỏng cùng lãnh đạo UBND quận Ngô Quyền đã khen thưởng Công an quận Ngô Quyền về thành tích phá ở trộm cắp và tiêu thụ xe máy bắt 4 đối tượng, gây ra 7 vụ trộm cắp, xe máy, thu 6 xe tang vật trả cho người dân vào ngày 8-8.

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình kiểm tra công tác cải cách hành chính tại Quảng Ninh

9.      Toàn cảnh buổi làm việcToàn cảnh buổi làm việc//http://giaoducthoidai.vn.- 2016.- Ngày 10 tháng 08.

GD&TĐ - Ngày 10/8, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình, Trưởng Ban chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ và đoàn công tác đã thăm, làm việc về công tác cải cách hành chính (CCHC) tại tỉnh Quảng Ninh.

Phó Thủ tướng đã thăm Trung tâm hành chính công TP. Uông Bí và Trung tâm Hành chính công tỉnh Quảng Ninh. Trong 7 tháng qua, Trung tâm Hành chính công tỉnh Quảng Ninh đã tiếp hơn 40.000 lượt công dân, tiếp nhận 24.747 hồ sơ, có 97% hồ sơ được giải quyết trước và đúng hạn, cắt giảm 40% thời gian giải quyết so với quy định. Kết quả khảo sát cho thấy 98,3% người dân và doanh nghiệp hài lòng về thủ tục hành chính tại đây.

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình biểu dương và đánh giá cao sự mạnh dạn, quyết liệt, đổi mới trong công tác CCHC của tỉnh Quảng Ninh thời gian qua. Đây cũng là địa phương có nhiều sáng kiến trong CCHC và đang triển khai dần xuống cấp xã, phường. Bộ máy qua rà soát, sắp xếp ngày càng tinh gọn và xác định rõ trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức. Việc ứng dụng công nghệ thông tin được quan tâm đẩy mạnh. Đặc biệt, mô hình Trung tâm hành chính công của tỉnh và 14 trung tâm cấp huyện đã mang lại hiệu quả cụ thể, thiết thực.

Nêu ra những hạn chế mà tỉnh Quảng Ninh cần nỗ lực khắc phục trong thời gian tới, Phó Thủ tướng nhấn mạnh CCHC phải hướng tới mục tiêu tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh. Xây dựng cơ chế để người dân tiến hành thủ tục nhanh gọn, đúng pháp luật, như người dân có thể thuê người làm dịch vụ các thủ tục hành chính hoặc người dân tiếp cận cơ quan nhà nước để tự thực hiện thủ tục một cách nhanh chóng, thuận lợi và từng bước qua mạng internet. Quá trình thực hiện thủ tục hành chính phải thực sự công khai, đơn giản.

Về hoạt động của các Trung tâm hành chính công, Phó Thủ tướng nhấn mạnh cần triển khai nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện mô hình.

Đối với tổ chức, bộ máy, cần tiếp tục rà soát, sắp xếp theo hướng tinh gọn, hiệu quả, tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu, kịp thời đề xuất, báo cáo những vấn đề phát sinh. Bộ Nội vụ cần bám sát, theo dõi quá trình này để góp ý kiến kịp thời với địa phương cũng như báo cáo cấp có thẩm quyền về các vấn đề nảy sinh.

Bên cạnh đó, cần nâng cao phẩm chất, hiệu quả làm việc, kỷ luật, kỷ cương hành chính của cán bộ, công chức. Đặc biệt, thực hiện nghiêm túc, triệt để Nghị quyết 39-NQ/TW của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế. Việc thi tuyển công chức phải nghiêm túc như tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là “tuyển người tài, không tuyển người nhà”, thi tuyển nâng ngạch công chức phải thực sự khách quan, minh bạch, đáp ứng được yêu cầu đặt ra của vị trí việc làm từng cơ quan, đơn vị.

Tỉnh Quảng Ninh cần tăng cường công tác theo dõi, đánh giá công tác CCHC của các cơ quan đơn vị, đánh giá chính xác về sự hài lòng của người dân trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính vì đây là mục tiêu cao nhất của công tác này.

Về các đề xuất, kiến nghị của tỉnh, Phó Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, tiếp thu và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

10.Thanh Quang. Quảng Ninh: Lấy sự hài lòng của người dân làm mục tiêu phục vụ//http://baochinhphu.vn.-2016.-Ngày 19 tháng 08.

 (Chinhphu.vn) – Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu tỉnh Quảng Ninh theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện cải cách hành chính của các cơ quan, đơn vị; khảo sát, đo lường mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước, lấy sự hài lòng của người dân, tổ chức làm mục tiêu phục vụ của các cơ quan.

Đồng thời, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, đặc biệt là ở những ngành, lĩnh vực dễ xảy vi phạm gây ra tác động xấu đến môi trường và an toàn, trật tự xã hội.

Đó là một trong những nội dung tại Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình tại buổi làm việc với UBND tỉnh Quảng Ninh ngày 10 tháng 8 năm 2016.

Nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng một nền hành chính hiệu quả, Chính phủ liêm chính, kiến tạo và phục vụ, Phó Thủ tướng yêu cầu thời gian tới tỉnh Quảng Ninh cần quan tâm chỉ đạo tiếp tục triển khai Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 4/2/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016-2020 một cách đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương. Đề ra những giải pháp phù hợp để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020, Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020.

Đồng thời, đẩy mạnh cải cách, đơn giản hóa và công khai thủ tục hành chính, nhất là các thủ tục hành chính liên quan trực tiếp đến người dân và doanh nghiệp, tập trung vào nhóm các thủ tục hành chính liên quan đến khởi sự doanh nghiệp, các thủ tục hành chính trong các lĩnh vực đầu tư, xây dựng, du lịch, đất đai, hạ tầng kỹ thuật đô thị, lưu thông hàng hóa, tiêu dùng và hội nhập quốc tế. Gắn cải cách thủ tục hành chính với đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu xây dựng Chính phủ điện tử theo Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ.

Rà soát, sắp xếp hệ thống tổ chức gắn với trách nhiệm người đứng đầu

Quảng Ninh cần tiếp tục rà soát, sắp xếp hệ thống tổ chức các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập của địa phương gắn với việc xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát và trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền.

Phối hợp với Bộ Nội vụ, các cơ quan liên quan tiến hành sơ kết việc triển khai hoạt động của Trung tâm hành chính công Tỉnh, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định; từ kinh nghiệm thực tiễn đổi mới, cải cách hành chính của địa phương, tổng kết và có những đề xuất vào việc xây dựng Đề án của Trung ương về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Phó Thủ tướng đồng ý về nguyên tắc chủ trương thực hiện thí điểm mô hình Trung tâm hành chính công cấp huyện và giao UBND tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện thí điểm.

Đẩy mạnh cải cách công vụ, công chức

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Quảng Ninh đẩy mạnh cải cách công vụ, công chức, xây dựng cơ cấu công chức, viên chức theo vị trí việc làm. Thực hiện tinh giản biên chế theo Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17 tháng 4 năm 2015 của Bộ Chính trị và Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ. Nâng cao chất lượng, hiệu quả và tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ.

Thực hiện nghiêm quy định của Chính phủ về thi tuyển công chức, viên chức, bảo đảm khách quan, trung thực, bình đẳng, tạo cơ hội để người giỏi vào làm việc tại cơ quan hành chính nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập, tránh tiêu cực, vi phạm.

KINH TẾ

11.  Nguyễn Hùng. Bí thư Quảng Ninh yêu cầu chấm dứt vận chuyển than trên đường bộ//http://laodong.com.vn.- 2016.- Ngày 19 tháng 07.

Nhằm tiếp tục chấn chỉnh hoạt động khai thác, kinh doanh than, trong buổi làm việc với các cơ quan liên quan chiều 18.7, ông Nguyễn Văn Đọc – Bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh – yêu cầu, ngay trong năm 2016 phải chấm dứt hoạt động vận chuyển than trên tuyến QL 18, QL10, đường 188.

Với các hợp đồng bắt buộc phải chạy bằng đường bộ trong thời gian từ nay đến cuối năm, ngành than chỉ đạo các đơn vị chỉ thực hiện vận chuyển than trên QL18 vào ngày 1 và 15 hàng tháng và chạy vào ban ngày; đồng thời công khai số lượng, biển hiệu xe để nhân dân giám sát.

Đối với hoạt động của các cảng bến tiêu thụ than, tiếp tục rà soát tiến hành thu hồi trong năm 2016.

Theo báo cáo của các đơn vị liên quan, dù tình hình khai thác, kinh doanh, vận chuyển than thời gian qua đã có chuyển biến tích cực, nhưng vẫn còn tình trạng doanh nghiệp ngoài ngành than lợi dụng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để kinh doanh than; vẫn có nguồn than đáng kể không có nguồn gốc hợp pháp được lưu thông; quản lý cảng bến chưa chặt chẽ; tình trạng vận chuyển than không hợp pháp trên quốc lộ, tỉnh lộ có dấu hiệu gia tăng.

Cũng trong ngày hôm qua (18.7), tiếp nhận phản ánh của nhân dân và các cơ quan báo chí về tình trạng khai thác cát trái phép, Bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Văn Đọc cùng Ban Nội chính tỉnh ủy Quảng Ninh đã đi kiểm tra đột xuất tình hình khai thác cát tại khu vực đảo Tuần Châu, TP.Hạ Long.

Tại thời điểm kiểm tra, có gần 50 tàu đang hút cát trái phép. Hầu hết các tàu này đều không có số hiệu và xuống cấp nghiêm trọng, không đảm bảo an toàn giao thông hàng hải, gây ảnh hưởng tới môi trường vịnh Hạ Long, phá hủy hệ sinh thái khu vực, gây mất an ninh trật tự và thất thoát tài nguyên khoáng sản quốc gia.

Hiện, không chỉ có ở khu vực đảo Tuần Châu, mà tại huyện Vân Đồn, tình hình khai thác cát cũng diễn biến hết sức phức tạp. Đặc biệt, việc khai thác cát ồ ạt ở Vân Đồn không chỉ khiến nhà nước mất đi nguồn tài nguyên khoáng sản, mà còn khiến ngư dân mất đi những vùng nuôi trồng thủy sản lớn.

Ngay sau cuộc kiểm tra đột xuất, Bí thư tỉnh ủy QN Nguyễn Văn Đọc đã yêu cầu ngay trong ngày 18.7, đình chỉ không thời hạn việc khai thác cát, nạo vét luồng lạch tại khu vực Tuần Châu; các đơn vị, địa phương rà soát thủ tục cấp phép khai thác mỏ cát không để lợi dụng việc nạo vét luồng trục lợi, lợi dụng việc được cấp phép tiếp tay cho hoạt động khai thác trái phép, tiến hành hậu kiểm đối với các dự án đã được cấp phép.

 Ông Đọc cũng đặc biệt lưu ý kiểm tra lại tất cả các dự án khai thác cát tại Vân Đồn đã được cấp phép, nếu không đảm bảo điều kiện về phương tiện, máy móc, tiến hành thu hồi vì đây là khu vực có trữ lượng cát lớn, chất lượng tốt và có liên quan đến việc nuôi trồng thủy sản của nhân dân trong vùng và cảnh quan thiên nhiên.

Việc khai thác cát trái phép ồ ạt không chỉ phá hủy hệ sinh thái khu vực, gây mất an ninh trật tự và thất thoát tài nguyên khoáng sản quốc gia.

12.  Quang Hùng. Quảng Ninh: Khởi tố 261 vụ buôn lậu//http://www.baohaiquan.vn.- 2016.- Ngày 20 tháng 07.

 (HQ Online)- 6 tháng đầu năm 2016, các lực lượng chức năng của tỉnh Quảng Ninh phát hiện, bắt giữ, điều tra, xử lý 737 vụ, 819 đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Lực lượng chức năng đã phát hiện xử lý nhiều vụ vận chuyển trái phép hàng hóa trên tuyến Quốc lộ 18, đoạn từ TP. Móng Cái qua khu vực Km15-Bến tầu Dân Tiến. Ảnh: Trong số này, các lực lượng đã khởi tố 261 vụ, 375 bị can;  xử lý hành chính 476 vụ, 444 đối tượng.

Lực lượng chức năng đã thu giữ 6.519 tấn than; hơn 65.000 sản phẩm mỹ phẩm các loại; 33,69 kg ma túy tổng hợp....

Trị giá hàng hoá tịch thu đạt 17,363 tỷ, phạt vi phạm hành chính 7,076 tỷ (tăng 78,6% so với cùng kỳ 2015).

Theo Ban chỉ đạo 389 tỉnh Quảng Ninh, thời gian qua, tình hình vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới vẫn diễn ra nhỏ lẻ và diễn biến phức tạp với thủ đoạn ngày càng tinh vi.

Nguyên nhân là do cơ chế chính sách vẫn còn bất cập, đời sống cư dân biên giới còn gặp nhiều khó khăn, tạo điều kiện để các đối tượng lợi dụng cư dân vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

Trên tuyến biên giới đường bộ, tình hình buôn bán, vận chuyển trái phép động vật hoang dã và sản phẩm động vật hoang dã diễn biến phức tạp, được tổ chức thành đường dây với thủ đoạn tinh vi, khi bị phát hiện bắt giữ các đối tượng chống trả quyết liệt, không chấp hành yêu cầu của lực lượng kiểm tra.

Nổi lên trên tuyến biển, hoạt động hàng xuất lậu là than, quặng diễn ra phức tạp. Các đối tượng sử dụng tàu có trọng tải lớn dùng hóa đơn, chứng từ vận chuyển nội địa, khi đi qua khu vực giáp ranh, nếu có cơ hội thì chuyển hướng để xuất lậu sang Trung Quốc.

13.  Hoàng Dương. Quảng Ninh: Đẩy nhanh tiến độ thi công dự án đường cao tốc Hạ Long- Vân Đồn//http://congluan.vn.- 2016.- Ngày 25 tháng 07.

(CLO) Để sớm tạo trục kết nối Hạ Long – Vân Đồn, UBND tỉnh Quảng Ninh đã tiến hành kiểm điểm, rà soát các hạng mục của tuyến đường. Cùng với đó lãnh đạo UBND tỉnh cũng yêu cầu các đơn vị chức năng liên quan đẩy nhanh tiến độ thi công tuyến cao tốc trọng điểm này.

Đường cao tốc Hạ Long – Vân Đồn có tổng chiều dài khoảng 59,7km, điểm đầu tại Km0+000 tại nút giao Minh Khai giữa cao tốc Hạ Long – Vân Đồn và Quốc lộ 18, thuộc phường Đại Yên, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh; điểm cuối tại Km59+456 – giao với tuyến đường trục chính nối các khu chức năng chính Khu kinh tế Vân Đồn, thuộc xã Đoàn Kết, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Đây là đường cao tốc loại A có tốc độ thiết kế 100 km/h, chiều rộng nền đường 24,5m.

Mới đây,  Chủ tịch UBND 4 địa phương Hạ Long, Hoành Bồ, Cẩm Phả, Vân Đồn báo cáo tiến độ triển khai công tác giải phóng mặt bằng dự án. Đến thời điểm hiện tại công tác giải phóng mặt bằng được triển khai quyết liệt trên toàn tuyến, tuy nhiên so với yêu cầu, một số khu vực còn tồn tại những vướng mắc, ảnh hưởng đến tiến độ công tác GPMB, chậm bàn giao cho chủ đầu tư. Để đảm bảo tiến độ dự án, các địa phương cam kết đến trước 15 tháng 8 sẽ bàn giao cơ bản mặt bằng để triển khai dự án (riêng Hoành bồ đến trước 30-9-2016 sẽ bàn giao toàn bộ mặt bằng thi công dự án).

Tại cuộc họp ông Nguyễn Đức Long, Chủ tịch UBND tỉnh nêu rõ quan điểm, quyết tâm của tỉnh trong việc triển khai thi công các dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn tỉnh. Đồng chí khẳng định, sau hơn một năm triển khai dự án đường cao tốc Hạ Long- Vân Đồn và nâng cấp Quốc lộ 18A, với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, nhà đầu tư và các nhà thầu, dự án đã được đồng bộ triển khai.

Dự án khi hoàn thành sẽ kết nối đường cao tốc Hạ Long- Hải Phòng với sân bay Vân Đồn, là tiền đề để tiếp tục triển khai đường cao tốc Vân Đồn- Móng Cái, góp phần đảm hạ tầng giao thông trong tỉnh đồng bộ, hiện đại. Trong quá trình triển khai thực hiện dự án có nhiều khó khăn, vướng mắc phát sinh, tuy nhiên trên tinh thần trách nhiệm và phối hợp cao nhất, nhiều vướng mắc đã được giải quyết kịp thời, nhằm đảm bảo tiến độ thi công và chất lượng công trình.

Sau khi nghe các ngành, các địa phương, chủ đầu tư và các nhà thầu báo cáo tiến độ thi công dự án, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh biểu dương và đánh giá cao sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền địa phương và người dân trong vùng triển khai dự án. Để đảm bảo tiến độ thực hiện dự án, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị chủ đầu tư phát động đợt thi đua triển khai dự án, trước 31-12-2016 sẽ hoàn thành Dự án nâng cấp, mở rộng đường 18A đi Mông Dương; trước 31-12-2017 sẽ hoàn thành Dự án đường Cao tốc Hạ Long – Vân Đồn. Tỉnh Quảng Ninh và Nhà đầu tư sẽ có cơ chế động viên, khen thưởng phù hợp.

Để thực hiện điều đó, trước 15-8 các địa phương phải bàn giao toàn bộ mặt bằng cho nhà đầu tư triển khai thi công (riêng Hoành Bồ trước 30-9-2016); đến 31-12-2016 phải hoàn thành phần nền, móng đường Cao tốc Hạ Long- Vân Đồn. Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh lưu ý chính quyền địa phương không để các vấn đề khó khăn, vướng mắc ảnh hưởng đến công tác giải phóng mặt bằng. Đối với những trường hợp cần thiết, phải cưỡng chế giải phóng mặt bằng, bảo vệ thi công.

Tại cuộc họp Đại diện nhà thầu- Công ty BOT Mông Dương đã cam kết thực hiện dự án theo đúng tiến độ UBND tỉnh yêu cầu.

14.  Thế Lữ. Quảng Ninh nhảy vọt tăng trưởng 6 tháng đầu năm//http://www.thanhtra.com.vn.- 2016.- ngày 26 tháng 07.

 (Thanh tra)- 6 tháng đầu năm 2016, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh Quảng Ninh đạt 9,2% (quý I tăng 8,1%, quý II tăng 10,2%). Đây là kết quả cao nhất so với cùng kỳ nhiều năm gần đây.

Quảng Ninh nhảy vọt tăng trưởng 6 tháng đầu năm Cầu Bạch Đằng đưa vào sử dụng sẽ rút ngắn thời gian gần 2 giờ từ Hà Nội đi Quảng Ninh, tạo điều kiện tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh hấp dẫn đầu tư hơn, phát triển hơn. Ảnh: TL

Mục tiêu của năm 2016, Quảng Ninh phấn đấu thu bằng và vượt so với dự toán Trung ương giao và Nghị quyết của HĐND tỉnh. Cụ thể: Thu nội địa phấn đấu vượt 22.300 tỷ đồng, thu thuế xuất nhập khẩu, phấn đấu thu vượt 12.000 tỷ đồng. Ngay từ những tháng đầu năm, UBND tỉnh đã khẩn trương triển khai, chỉ đạo quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm đảm bảo tăng trưởng nguồn thu. Với sự nỗ lực của toàn tỉnh, 6 tháng đầu năm 2016, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt 9,2%, là mức tăng cao nhất trong những năm gần đây; sản xuất công nghiệp tăng 6,16%; nông nghiệp phát triển ổn định; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 11,3%; doanh thu từ khách du lịch tăng 12%; doanh thu vận tải tăng 14,4% cùng kỳ.

Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt tiến độ dự toán, trong đó thu nội địa tăng cao so với cùng kỳ năm 2015. Cùng với đó, chi ngân sách được quản lý chặt chẽ, điều hành chủ động, linh hoạt theo hướng tiết kiệm chi thường xuyên để tập trung cho đầu tư phát triển. Trong 6 tháng, tổng chi ngân sách địa phương ước đạt 7.478 tỷ đồng, đạt 42% dự toán năm; tỷ trọng chi đầu tư phát triển đạt xấp xỉ 55% trong tổng chi ngân sách toàn tỉnh. Môi trường đầu tư, kinh doanh trên địa bàn tiếp tục được cải thiện, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2015 đứng vị trí thứ 3 trong 63 tỉnh, thành cả nước, tăng 2 bậc so với năm 2014.

Trong 6 tháng, tỉnh đã cấp mới, điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư cho 27 dự án (trong nước và nước ngoài) với tổng mức đầu tư là 13.885 tỷ đồng, bằng 49,5% so cùng kỳ. Tính đến tháng 6/2016, tổng số doanh nghiệp đăng ký trong tỉnh là 11.257 doanh nghiệp, vốn đăng ký là 129.618 tỷ đồng...

Bên cạnh đó, công tác giải phóng mặt bằng, chuẩn bị đầu tư, triển khai thi công các dự án, công trình trọng điểm được đẩy nhanh tiến độ, đạt kết quả tích cực. Quản lý Nhà nước về quy hoạch, đất đai, đô thị, bảo vệ tài nguyên và môi trường được tăng cường. An sinh xã hội được đặc biệt quan tâm, đời sống nhân dân được cải thiện. Chất lượng y tế, giáo dục và đào tạo được nâng lên.

Để đạt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, khắc phục hạn chế trong thời gian tới, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Long chỉ đạo tất cả các cấp, ngành, địa phương cần nỗ lực hơn nữa trong thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm. Đồng thời, triển khai quyết liệt các biện pháp chống thất thu ngân sách, chuyển giá, trốn thuế, kiểm soát chặt chẽ việc hoàn thuế; tăng cường kiểm tra, thanh tra, thu hồi nợ đọng thuế. Đối với chi ngân sách, phải điều hành linh hoạt, thực hiện đúng nguyên tắc.

Các sở, ngành, địa phương tập trung thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của UBND tỉnh về việc chấn chỉnh công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản; đẩy nhanh việc giải ngân vốn đầu tư công, nhất là đối với các công trình xây dựng cơ bản. Đồng thời, triển khai kế hoạch của UBND tỉnh về chương trình hành động cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh. Theo đó, thực hiện đồng bộ các giải pháp duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); cải thiện chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) và chỉ số hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS).

Với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, Quảng Ninh đang giữ vị trí đứng trong nhóm đầu các tỉnh, thành phố vùng trọng điểm Bắc Bộ. Đồng thời là địa phương đi đầu trong cả nước về đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh”.

15.  Tuấn Hương. Lượng than nhập khẩu tăng mạnh//http://cand.com.vn.- 2016.- Ngày 26 tháng 07.

Cục Hải quan Quảng Ninh cho biết, tổng lượng than nhập khẩu qua địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến giữa tháng 7-2016 là 2,67 triệu tấn, trị giá 151 triệu USD, tăng 3,3 % về số lượng và tăng 2,1% về trị giá so cùng kỳ năm 2015.

Nguyên nhân của lượng than nhập khẩu tăng mạnh do trong năm 2016, nhiều nhà máy nhiệt điện than trên địa bàn tỉnh đi vào vận hành, dẫn đến nhu cầu đối với mặt hàng than tăng cao.

Bên cạnh đó, sản xuất trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu, nên các doanh nghiệp phải nhập khẩu bổ sung từ nước ngoài (Trung Quốc, Nga, Úc…), sau đó phối trộn với than chất lượng thấp hơn trong nước để bán cho các nhà máy nhiệt điện.

Mặt khác, nguồn than cám sản xuất trong nước giá thành cao hơn giá nhập khẩu nên một số doanh nghiệp chuyển sang nhập khẩu than để cung cấp cho công nghiệp luyện kim và nhiệt điện, xi măng.

16.  Tlinh. Quảng Ninh: 40 doanh nghiệp nợ thuế hơn 107 tỷ đồng//http://www.baohaiquan.vn.- 2016.- Ngày 27 tháng 07.

(HQ Online)- Cục Thuế Quảng Ninh vừa công khai danh sách các đơn vị, doanh nghiệp có số tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp còn nợ lớn, kéo dài với số tiền trên 107 tỷ đồng.

Trong danh sách mà Cục Thuế Quảng Ninh công bố có một số doanh nghiệp có số nợ lớn như: Công ty TNHH Quan Minh (nợ trên 13,655 tỷ đồng); Công ty CP đầu tư phát triển hạ tầng (nợ trên 10,914 tỷ đồng); Chi nhánh Công ty CP sản xuất kinh doanh XNK Prosimex tại Quảng Ninh (nợ trên 7 tỷ đồng); Chi nhánh Công ty CP SOMECO Sông Đà tại Quảng Ninh (nợ trên 5 tỷ đồng); Công ty CP Thảo Minh (nợ trên 3,7 tỷ đồng); Công ty TNHH Thương mại XNK Thế Phương (nợ trên 3,1 tỷ đồng)…

Theo đánh giá của Cục Thuế Quảng Ninh, việc công khai danh sách doanh nghiệp nợ thuế đã có những tác dụng nhất định, giúp giải quyết khó khăn trong việc thu hồi nợ đọng. Điển hình vào cuối năm 2015, sau khi Cục thuế Quảng Ninh công khai danh sách 35 đơn vị nợ thuế với số tiền 306 tỷ đồng, nhiều doanh nghiệp đã ngay lập tức nộp tiền nợ thuế vào ngân sách với tổng số 277 tỷ đồng.

Thực tế cho thấy việc công khai danh sách doanh nghiệp nợ đọng thuế là giải pháp đúng và hiệu quả mà nhiều Cục Thuế tại các thành phố lớn đã áp dụng như TP. Hà Nội, TP. HCM. Đã có không ít các doanh nghiệp trong danh sách công khai nợ thuế cũng như các doanh nghiệp nằm ngoài danh sách sau khi việc công bố được thực hiện đã chủ động nộp ngay số thuế còn nợ vào ngân sách nhà nước hoặc có công văn, liên hệ trực tiếp với cơ quan thuế cam kết tiến độ nộp nợ tiền sử dụng đất, nợ thuế.

Tại Hà Nội, từ đầu năm 2016 đến nay, Cục thuế TP Hà Nội đã đăng công khai 7 đợt với 951 doanh nghiệp, dự án nợ thuế, phí và tiền sử dụng đất tương ứng số tiền hơn 1.906 tỉ đồng.

Cùng với đó, Cục thuế TP HCM đã công bố danh sách 54 doanh nghiệp còn nợ tiền thuế đợt 1-2016 với tổng số tiền gần 548 tỉ đồng, trong đó chủ yếu rơi vào doanh nghiệp ngành xây dựng, địa ốc.

17.  Trường Giang. Ông Vũ Hồng Thanh thôi giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh//http://vov.vn/.- Năm 2016.- Ngày 03 tháng 8

 Ông Vũ Hồng Thanh thôi giữ chức Phó Bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh để thực hiện nhiệm vụ Quốc hội giao là Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.

Sáng nay (3/8), tại Quảng Ninh, Tỉnh ủy Quảng Ninh tổ chức Hội nghị triển khai quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ đối với ông Vũ Hồng Thanh, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội, Phó Bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh.

Đến dự và chỉ đạo Hội nghị có ông Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban tổ chức Trung ương.

Tại hội nghị, Trưởng Ban tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính trao quyết định của Bộ Chính trị phân công ông Vũ Hồng Thanh thôi tham gia Ban Chấp hành đảng bộ, thôi giữ chức Phó Bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh để thực hiện nhiệm vụ do Quốc hội giao.

Trước đó, ông Vũ Hồng Thanh đã được Quốc hội khóa XIV bầu giữ chức Ủy viên Ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.

Phát biểu chúc mừng tại hội nghị, ông Phạm Minh Chính đánh giá cao hoạt động của đảng bộ Quảng Ninh, địa phương đã bồi dưỡng, đóng góp nhiều cán bộ cấp cao cho Trung ương Đảng.

Thay mặt Bộ Chính trị, Trưởng Ban tổ chức Trung ương mong muốn ông Vũ Hồng Thanh sẽ tiếp tục phấn đấu, hoàn thành nhiệm vụ mới được giao phó. Tỉnh ủy Quảng Ninh tiếp tục kiện toàn đội ngũ cán bộ trong nhiệm kỳ mới.

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh cảm ơn sự quan tâm sâu sắc, định hướng đúng đắn và sự giúp đỡ chí tình của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ban Tổ chức Trung ương đối với công tác cán bộ của địa phương, đồng thời khẳng định quyết tâm tiếp tục đào tạo và bồi dưỡng những cán bộ trẻ, có phẩm chất và năng lực tốt, để kế thừa, đáp ứng sự tin tưởng của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân giao phó./.

18.  Linh Khang. Quảng Ninh: Triển khai nhiệm vụ trọng tâm cho cán bộ chủ chốt cơ sở//http://www.baoxaydung.com.vn/.- Năm 2016.- Ngày 04 tháng 8

Từ ngày 02 - 04/8/2016, tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị bồi dưỡng, triển khai nhiệm vụ trọng tâm đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở

Đây là lần đầu tiên tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị bồi dưỡng với quymô lớn dành cho các đối tượng là Bí thư, Chủ tịch HĐND, UBND cấp huyện, thị xã, thành phố và 186 cán bộ chủ chốt của xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh. Ông Nguyễn Văn Đọc, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh chủ trì hội nghị.

Hội nghị quán triệt quan điểm, mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ, giải pháp chỉ đạo của tỉnh đối với một số chủ trương lớn đã và đang triển khai thực hiện. Đồng thời, thống nhất nhận thức và hành động trong triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020, trong triển khai Đề án 25 về đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng; thực hiện tinh giản bộ máy biên chế và triển khai nhiệm vụ giải pháp trọng tâm nâng cao chất lượng quản trị hành chính công tỉnh Quảng Ninh trong năm 2016 và những năm tiếp theo.

Các đại biểu được chia thành 03 tổ để tham gia thảo luận, trao đổi, liên hệ và gắn nội dung đã được tiếp thu với giải quyết những vấn đề cụ thể mà thực tiễn của chính địa phương đang đặt ra, từ đó đi đến thống nhất trong hành động, triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ, cụ thể, sáng tạo hơn nữa các mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp đã đề ra.

Trong khuôn khổ hội nghị, các đại biểu tham dự các hoạt động tham quan thực tế, học tập kinh nghiệm theo các tuyến: Hạ Long - Vân Đồn - Cẩm Phả; Hạ Long - Quảng Yên; Hạ Long - Đông Triều./.

19.  Mai Nguyễn. 11 giếng nước bỗng đầy dầu ở Vân Đồn: Do rò rỉ từ téc xăng dầu//http://laodong.com.vn.-2016.- Ngày 02 tháng 08

Nước được múc từ giếng lên bốc cháy khi gặp lửa cho thấy dầu chiếm tỉ lệ rất lớn trong giếng nước

Tối qua (1.8), các hộ dân ở xóm 3, thông Đông Thinh, xã Đông Xá, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh bỗng dưng tá hỏa khi 11 giếng nước ngọt trong nhà biến thành những giếng dầu. Nhiều người múc nước lên và đốt, lửa bốc cháy ngay tại chỗ.

Theo người dân xóm 3, phát hiện có mùi xăng dầu, ra kiểm tra giếng và múc lên thì nước đã biến thành một màu đen xì. Một số người múc nước lên đốt thử và lửa bốc cháy ngay tại chỗ. Theo người dân, điều đó cho thấy dầu đã chiếm một tỉ lệ rất lớn trong giếng nước.

Theo ông Hoàng Trí Dũng – Bí thư xã Đông Xá, qua bước đầu kiểm tra, nguyên nhân một loạt giếng nước ngọt của người dân bị nhiễm dầu là do sự rò rỉ dầu từ téc xăng của một cửa hàng kinh doanh xăng bên cạnh.

“Chúng tôi đã báo cáo lên UBND tỉnh Quảng Ninh, UBND huyện Vân Đồn để có biện pháp xử lý” – ông Dũng cho biết.

20.  Linh Khang. Quảng Ninh hưởng ứng giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng//http://www.baoxaydung.com.vn.-2016.- Ngày 04 tháng 08.

(Xây dựng) - Ngày3/8, tỉnh Quảng Ninh tổ chức lễ phát động hưởng ứng Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) với sự tham dự của đông đảo đại diện các cơ quan báo chí địa phương và Trung ương thường trú tại Quảng Ninh.

Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng được tổ chức nhằm vinh danh các tác phẩm báo chí xuất sắc viết, sáng tác về xây dựng Đảng; động viên, khuyến khích, tạo động lực thúc đẩy ngày càng có nhiều tác phẩm báo chí xuất sắc về xây dựng Đảng, nâng cao chất lượng tuyên truyền công tác xây dựng Đảng, góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống... Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng được Ban Tổ chức Trung ương phối hợp với Tạp chí Cộng sản và Đài Truyền hình Việt Nam phát động đúng dịp kỷ niệm 126 năm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5/2016.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Cao Tường Huy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Ninh kêu gọi toàn thể các cơ quan, đơn vị, cơ quan báo chí, nhân dân trên địa bàn tích cực hưởng ứng, tham gia cung cấp thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, tăng cường nghiên cứu, viết bài tuyên truyền về công tác xây dựng Đảng để tham gia giải thực sự có chất lượng, hiệu quả.

Bà Đỗ Thị Hoàng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy phát động cuộc thi nhấn mạnh: Những năm qua, công tác tuyên truyền về xây dựng Đảng của tỉnh Quảng Ninh được các cơ quan thông tấn báo chí địa phương và Trung ương thường trú trên địa bàn tập trung khai thác trên nhiều góc cạnh. Nhiều tác phẩm báo chí viết về xây dựng Đảng đã để lại dấu ấn. Đặc biệt, nhiều tác phẩm liên quan đến Đề án 25 “Đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng; thực hiện tinh giản bộ máy, biên chế”, việc thi tuyển các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý được khai thác hiệu quả, tham gia dự giải đã đạt nhiều giải thưởng báo chí Trung ương và địa phương. Hiện nay, Quảng Ninh đã và đang tập trung quyết liệt triển khai Đề án 25, các tác phẩm về xây dựng Đảng có thể khai thác sâu sắc về đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng; đổi mới hoạt động của MTTQ và các tổ chức đoàn thể trong huy động nhân dân tham gia xây dựng Đảng… Để có được tác phẩm chất lượng, đòi hỏi tác giả phải tìm tòi, lựa chọn nội dung, chủ đề mới, đồng thời phải là người hiểu thấu đáo, sâu sắc đề tài lựa chọn, từ đó gửi thông điệp về những cách làm sáng tạo, hiệu quả của tỉnh Quảng Ninh đến với bạn đọc và bạn bè trong nước.

21.  Thế Lữ. Quảng Ninh: Đề nghị Thủ tướng cho đầu tư cao tốc Vân Đồn- Móng Cái//http://www.thanhtra.com.vn.-2016.- Ngày 06 tháng 08.

 (Thanh tra) - UBND tỉnh Quảng Ninh vừa có Công văn gửi Thủ tướng Chính phủ, đề nghị tiếp tục giao tỉnh này là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện Dự án Đường cao tốc Vân Đồn- Móng Cái với lý do: Sử dụng vốn ODA sẽ tốn nhiều thời gian, làm giảm hiệu quả sau đầu tư của tuyến cao tốc động lực Hà Nội- Hải Phòng- Hạ Long - Móng Cái.

Trong Văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh Quảng Ninh nhắc lại, để tạo điều kiện chủ động trong việc huy động nguồn vốn đầu tư thực hiện Dự án tuyến đường bộ cao tốc Hạ Long - Móng Cái, năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã giao UBND tỉnh Quảng Ninh là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện đầu tư tuyến cao tốc quan trọng này.

Đoạn đường cao tốc từ Vân Đồn về Hạ Long, dài 59,7 km, đang được thi công và dự kiến hoàn thành vào cuối năm sau.

Về Dự án đoạn cao tốc còn lại Vân Đồn lên cửa khẩu Móng Cái, ngày 26/1/2016, Bộ GTVT có Văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ GTVT thẩm quyền đầu tư và vận động vay vốn ODA Trung Quốc để thực hiện đầu tư, và UBND tỉnh Quảng Ninh đã thống nhất với đề xuất của Bộ GTVT.

Thống nhất đề xuất là vậy, nhưng đến nay, dự án vẫn chưa được triển khai, đặc biệt, nếu tuyến Vân Đồn- Móng Cái chậm đưa vào hoạt động, sẽ gặp trở ngại kết nối đồng bộ, phát huy hiệu quả sau đầu tư của các tuyến cao tốc: Hà Nội- Hải Phòng- Hạ Long- Vân Đồn, thúc đẩy kinh tế vùng nói chung, của tỉnh Quảng Ninh và thành phố Móng Cái nói riêng.

Theo tính toán, đoạn cao tốc Vân Đồn- Móng Cái đưa vào sử dụng từ năm 2020 sẽ góp phần thông toàn tuyến cao tốc Hà Nội- Móng Cái, kết nối khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái, khu kinh tế Vân Đồn, sân bay, cảng biển Quảng Ninh…với Hà Nội và  vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ…

Vừa qua, Bộ trưởng Bộ GTVT Trương Quảng Nghĩa đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Quảng Ninh có sự thống nhất: Sự cần thiết sớm hoàn thành đồng bộ tuyến cao tốc trên đã được quy hoạch, UBND tỉnh Quảng Ninh đề nghị Thủ tướng Chính phủ tiếp tục giao UBND tỉnh Quảng Ninh là cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện dự án đường cao tốc Vân Đồn- Móng Cái.

Đồng tình với đề xuất của UBND tỉnh Quảng Ninh, một chuyên gia kinh tế giao thông vận tải giàu kinh nghiệm chỉ ra: Riêng thủ tục để ký xong hiệp định vay vốn ODA từ Trung Quốc cũng phải mất từ 2,5- 3 năm. Cộng với khoảng thời gian thi công sẽ là phải mất nhiều năm mới hoàn thành cao tốc, như vậy sẽ giảm cơ hội…

Theo tìm hiểu, đã có một số nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm đến Dự án tuyến cao tốc Vân Đồn- Móng Cái. Lãnh đạo UBND tỉnh  Quảng Ninh cho biết: Nếu được Thủ tướng chấp thuận, tuyến cao tốc Vân Đồn- Móng Cái sẽ được xây dựng theo hình thức đối tác công tư PPP. Cụ thể: Nhà nước sẽ giải phóng mặt bằng, làm các công trình phụ trợ…; nhà đầu tư làm đường.

Đây là tuyến đường dài khoảng 91km, tổng mức đầu tư lớn. Nhưng theo dự báo lượng xe qua lại không nhiều bằng các tuyến trọng điểm khác. Do vậy, trước mắt làm đường 4 làn xe hạn chế. Tuy nhiên, hành lang hai bên đường phải mở rộng để tiếp tục mở rộng lên 6 làn hoặc 8 làn ở các giai đoạn tiếp theo.  

Nếu chọn phương án giai đoạn 1 làm đường 4 làn xe hạn chế thì cần chi phí khoảng 16.000 tỉ đồng. Nếu xây dựng 4 làn hoàn chỉnh, cần chi phí từ 18.000-  20.000 tỉ đồng. UBND tỉnh Quảng Ninh rất tự tin nếu được chấp thuận phương án 4 làn xe hạn chế thì khả năng huy động vốn của Quảng Ninh cũng ở trong tầm tay.

 

22.  Quang Hùng. Hải quan Quảng Ninh: Chủ động gỡ khó cho DN để tăng thu//http://www.baohaiquan.vn.- 2016.- Ngày 27 tháng 08.

 (HQ Online)- Đến hết 20-8, Cục Hải quan Quảng Ninh đã thu nộp ngân sách Nhà nước hơn 8.522 tỷ đồng, đạt 71,02% chỉ tiêu giao (12.000 tỷ đồng). Để đạt được mục tiêu này, thời gian qua Hải quan Quảng Ninh đã triển khai nhiều hội nghị tham vấn, chủ động giải đáp khó khăn cho cộng đồng DN.

Thống kê từ Cục Hải quan Quảng Ninh cho thấy, tính riêng tháng 8-2016 (trong kỳ từ 15-7 đến 15-8), đơn vị hoàn thành thủ tục cho 4.639 tờ khai XNK, tăng 7,2%;  kim ngạch XNK đạt 1.374 triệu USD, tăng 52% so với cùng kỳ tháng trước. Theo đó, lũy kế từ đầu năm 2016, đơn vị tiếp nhận, hoàn thành thủ tục hải quan cho 36.748 tờ khai XNK, giảm 1,2%; kim ngạch đạt 8.620,3 triệu USD, tăng 51,5% so với cùng kỳ năm 2015.

Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, Trưởng phòng Thuế Xuất nhập khẩu (Cục Hải quan Quảng Ninh) Nguyễn Duy Đông cho biết, các mặt hàng chủ lực đóng góp vào nguồn thu thuế XNK qua địa bàn gồm: Ô tô, xăng dầu, than, thức ăn chăn nuôi, quặng, đá… Trong tổng số thu ngân sách toàn Cục là 8.522 tỷ đồng, mặt hàng NK chiếm trên 90% (gồm: Ô tô, xăng dầu…), còn lại là các mặt hàng XK (gồm than, quặng, đá…). Trong đó, ô tô NK đã đóng góp số thu lớn về cho ngân sách Nhà nước (chiếm gần 50% tổng thu).

Ông Nguyễn Duy Đông dự báo, những tháng cuối năm, các hãng tàu chở ô tô nhiều khả năng thay đổi tuyến về các cảng thuận lợi hơn sẽ làm ảnh hưởng lớn nguồn thu ngân sách của đơn vị. Bên cạnh đó, số thu từ mặt hàng xăng dầu NK dự kiến sẽ giảm trong 6 tháng cuối năm do Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam sẽ làm thủ tục NK xăng từ Hàn Quốc qua Kho ngoại quan Vân Phong tại Chi cục Hải quan Vân Phong, Cục Hải quan Khánh Hòa để được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định VKFTA. So với năm 2015, mặt hàng xăng dầu NK đóng góp 7.000 tỷ đồng, năm 2016 được dự báo giảm xuống còn từ 2.300 đến 2.400 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Duy Đông cho biết thêm, để đạt được dự toán thu ngân sách năm 2016 là hết sức khó khăn. Do vậy, trong những tháng cuối năm, Hải quan Quảng Ninh tích cực thực hiện các giải pháp truyền thống bằng việc tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng DN tham gia hoạt động XNK (cải cách thủ tục hành chính); nâng cao hoạt động kiểm tra, giám sát hải quan góp phần thu đúng, thu đủ thuế vào ngân sách Nhà nước… Cùng với đó, song song với các hội nghị đối thoại Hải quan-DN, đơn vị mời một số DN có kim ngạch hàng hóa, đóng góp số thu ngân sách lớn cùng với các cơ quan quản lý cảng, cửa khẩu tham các hội nghị tham vấn ngay tại trụ sở Chi cục Hải quan đóng trên cảng, cửa khẩu đường bộ. Với cách làm này, bản thân cộng đồng DN cũng cởi mở, thẳng thắn trao đổi những khó khăn đến gần hơn với cơ quan Hải quan, cơ quan quản lý có liên quan. Tại đây, với những vướng mắc thuộc thẩm quyền của mình, Hải quan Quảng Ninh chủ động giải đáp cho DN XNK. Đồng thời, đơn vị cũng trực tiếp tiếp nhận những vướng mắc vượt thẩm quyền để tham mưu lãnh đạo UBND tỉnh, tổ chức các buổi gặp mặt lắng nghe, gỡ vướng cho cộng đồng DN. Như trong tháng 7-2016, Hải quan Quảng Ninh đã tham mưu cho UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức họp bàn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho hoạt động NK ô tô qua cảng Cái Lân. Buổi làm việc thu hút sự quan tâm của đại diện các sở, ngành, đơn vị chức năng có liên quan; đại diện các hãng tàu, đại diện các DN có hoạt động NK mặt hàng ô tô qua cảng Cái Lân và cơ quan kinh doanh cảng. Ngoài ra, đơn vị cũng tăng cường các biện pháp chống thất thu qua: Giá tính thuế, mã số, C/O, số lượng ở trước, trong và sau thông quan.

 

Đồng thời, Hải quan Quảng Ninh tiếp tục theo dõi, quản lý chặt chẽ các khoản nợ; phân loại, xử lý và thực hiện các biện pháp cưỡng chế thu hồi nợ thuế theo đúng quy định  như: Theo dõi, đôn đốc các Chi cục thực hiện các biện pháp xử lý, thu đòi nợ đọng thuế, cưỡng chế thuế đúng quy định; không để nợ mới phát sinh, kịp thời thông báo đôn đốc DN khi sắp đến hạn nộp thuế. Với những khoản nợ có khả năng thu, cơ quan Hải quan xuống trực tiếp DN để đôn đốc thu ngay, đồng thời, phối hợp, trao đổi với chính quyền địa phương, Công an, Thuế, tổ chức tín dụng… trong việc xác minh, cung cấp thông tin để thu hồi các khoản nợ thuế; đề xuất xử lý các DN nợ thuế trây ỳ, trốn tránh.

 

 

VĂN HÓA – XÃ HỘI – GIÁO DỤC

23.  Lập phương. Quảng Ninh: Ưu tiên tuyển dụng giáo viên tiếng Anh//http://giaoducthoidai.vn.- 2016.-Ngày 06 tháng 07

GD&TĐ - Sở GD&ĐT Quảng Ninh cho biết, đến năm học 2015-2016, toàn tỉnh có 49.487/60.162 học sinh được học tiếng Anh từ lớp 3 đến lớp 5, đạt 82,26% (trong đó 56,69% số học sinh được học 4 tiết/tuần).

Đối chiếu với chỉ tiêu Kế hoạch dạy học ngoại ngữ của tỉnh, tỉ lệ học sinh tiểu học được học tiếng Anh chưa đạt mục tiêu đề ra (theo Kế hoạch, từ năm học 2011-2012, triển khai dạy tiếng Anh tiểu học cho khoảng 70% số học sinh lớp 3 và mở rộng dần quy mô để đạt 100% vào năm học 2017-2018 đối với khu vực miền núi; 95% số học sinh từ lớp 3 vào năm học 2011-2012 và 100% vào năm học 2014-2015 đối với các khu vực còn lại).

Để đảm bảo số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên giảng dạy tiếng Anh trong các trường tiểu học, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông trong thời gian tới, Sở GD&ĐT hướng dẫn các Phòng GD&ĐT tích cực tham mưu việc tuyển dụng, bố trí giáo viên giảng dạy tiếng Anh cấp tiểu học.

Theo đó, rà soát Đề án vị trí việc làm ở từng trường hoặc theo cụm trường trên địa bàn; sắp xếp, cân đối tỷ lệ giáo viên tiểu học giảng dạy các môn văn hóa với các môn học khác (trong đó có môn tiếng Anh) trong định biên của đơn vị để xây dựng kế hoạch, lộ trình tham mưu UBND cấp huyện ưu tiên tuyển dụng giáo viên tiếng Anh để đến năm học 2018-2019 tất cả học sinh tiểu học đều được học tiếng Anh.

Việc tham mưu tuyển dụng giáo viên tiếng Anh cần căn cứ công văn số 1240/BGDĐT-NGCBQLGD về việc hướng dẫn tuyển dụng giáo viên Tiếng Anh dạy tiểu học; Thông báo số 196/TB-BGDĐT về kết luận của Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển tại Hội thảo "Tuyển dụng, bồi dưỡng giáo viên Tiếng Anh tiểu học đáp ứng yêu cầu giảng dạy môn Tiếng Anh hiện nay hướng tới việc thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới", công văn số 814/SNV-CCVC của Sở Nội tỉnh Quảng Ninh về việc đăng ký nhu cầu tuyển dụng, tiếp nhận viên chức năm 2016 và các văn bản hiện hành.

Xây dựng kế hoạch giảng dạy môn tiếng Anh ở cấp tiểu học theo mục tiêu của Kế hoạch kế hoạch dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011-2020, tiến tới thực hiện triển khai đại trà chương trình tiếng Anh tiểu học từ năm học 2018-2019.

Trước mắt, Sở GD&ĐT yêu cầu năm học 2016-2017 cần tham mưu ưu tiên tuyển dụng (hoặc hợp đồng) giáo viên dạy tiếng Anh tiểu học trong định biên 1,5 giáo viên/lớp để học sinh từ lớp 3 đến lớp 5 đều được học tiếng Anh 4 tiết/tuần; đến năm học 2018-2019 tuyển đủ số giáo viên tiếng Anh để đảm bảo tất cả học sinh từ lớp 3 đến lớp 5 đều được học tiếng Anh 4 tiết/tuần (kể cả trường dạy 1 buổi/ngày).

Cùng với đó, bố trí, sắp xếp đội ngũ giáo viên tiếng Anh một cách linh hoạt (có thể sử dụng giáo viên tiếng Anh dạy chung cho nhiều trường quy mô nhỏ hoặc gắn trường nhỏ với trường lớn).

Bên cạnh tuyển dụng trong biên chế, có thể sử dụng các hình thức hợp đồng lao động; đồng thời tổ chức rà soát đội ngũ giáo viên tiếng Anh đang dạy ở cấp THCS theo yêu cầu của khung năng lực ngoại ngữ, nếu có dôi dư, cử đi bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm tiểu học để tăng cường giảng dạy tiếng Anh ở tiểu học.

24.  Lập Phương. Chấn chỉnh việc tặng Giấy khen cho học sinh//http://giaoducthoidai.vn .-2016 .- Ngày 06 tháng 07.

GD&TĐ - Sở GD&ĐT Quảng Ninh vừa có văn bản gửi phòng GD&ĐT, các đơn vị trực thuộc Sở hướng dẫn tặng Giấy khen cho học sinh.

Trong văn bản này, Sở GD&ĐT Quảng Ninh cho biết: Trong thời gian vừa qua, một số cơ sở giáo dục khi tặng Giấy khen cho học sinh đã có những sai sót, phổ biến là chưa đúng mẫu theo quy định, khó hiểu về nội dung.

Để việc tặng Giấy khen cho học sinh trong các cơ sở giáo dục được thực hiện theo đúng quy định, đảm bảo tác dụng, ý nghĩa của công tác khen thưởng, Sở GD&ĐT hướng dẫn:

Về mẫu Giấy khen: Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 85/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về “Quy định mẫu huân chương, huy chương, huy hiệu, kỷ niệm chương; mẫu bằng, khung, hộp, cờ của các hình thức khen thưởng và danh hiệu thi đua; quản lý, cấp phát, cấp đổi, cấp lại, thu hồi hiện vật khen thưởng”.

Về nội dung ghi trên Giấy khen: Đảm bảo rõ đối tượng được khen, đầy đủ nội dung khen, không được thêm hoặc bớt những quy định về nội dung chủ yếu ghi trên Giấy khen, không gây khó hiểu hoặc hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, không chứa nội dung gây phản cảm.

Về đối tượng được khen: Không tặng Giấy khen tràn lan, cần lựa chọn học sinh có thành tích nổi bật để khen nhằm động viên, tôn vinh học sinh, đồng thời khuyến khích, tạo động lực cho các học sinh vươn lên đạt thành tích trong học tập và rèn luyện, tạo phong trào thi đua lành mạnh trong tập thể học sinh.

Riêng đối với việc khen thưởng học sinh theo quy định tại Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về “Ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học”: Sở GD&ĐT đề nghị các phòng GD&DT chỉ đạo các cơ sở giáo dục tiểu học trực thuộc nghiên cứu kỹ nội dung về khen thưởng học sinh tiểu học quy định tại Thông tư và các văn bản hướng dẫn của Bộ, Sở Giáo dục và Đào tạo để việc tặng Giấy khen cho học sinh được thực hiện theo hướng dẫn, áp dụng linh hoạt các hình thức khen thưởng phong phú, phù hợp, đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền để cha mẹ học sinh hiểu và ủng hộ việc đổi mới quy định về đánh giá học sinh tiểu học, trong đó có nội dung đổi mới về khen thưởng học sinh.

25.  Minh Minh. Khai quật khảo cổ tại di tích bến Cống Cái, Quảng Ninh//http://baochinhphu.vn .-2016.- Ngày 08 tháng 07.

(Chinhphu.vn) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã cho phép Ban Quản lý Di tích và Danh thắng tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Viện Khảo cổ học tiến hành khai quật khảo cổ tại di tích bến Cống Cái thuộc xã Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh từ ngày 10/8 đến ngày 20/9/2016.

Diện tích khai quật khảo cổ là 50m². Chủ trì khai quật là bà Lê Thị Liên, Viện Khảo cổ học.

Trong thời gian khai quật, các cơ quan được cấp giấy phép cần chú ý bảo vệ địa tầng của di tích; có trách nhiệm tuyên truyền cho nhân dân về việc bảo vệ di sản văn hoá ở địa phương, không công bố kết luận chính thức khi chưa có sự thỏa thuận của cơ quan chủ quản và Cục Di sản văn hóa.

Những hiện vật thu được trong quá trình khai quật phải được tạm nhập vào Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh để giữ gìn, bảo quản; Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Quảng Ninh có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý và báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phương án bảo vệ và phát huy giá trị những hiện vật đó.

Hồi đầu tháng 3/2016, các chuyên gia quốc tế cũng đã phối hợp với Viện Khảo cổ học, Ban Quản lý Di tích và Danh thắng tỉnh Quảng Ninh tiến hành khảo sát tại khu vực bến Cống Cái. Kết quả khảo sát nhằm mục đích xác định tiềm năng khảo cổ học của di tích, xác định các điểm có khả năng khai quật trong thời gian tới và tiến tới xây dựng bản đồ khảo cổ học số.

26.  D. Ngân. Quảng Ninh- tiêm vắc xin viêm gan B sơ sinh đạt 98%//http://www.baohaiquan.vn .- 2016 .- Ngày 09 tháng 07.

 (HQ Online)- Theo bà Đinh Thị Lan Oanh- Phó Giám đốc Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh, hiện tỷ lệ tiêm vắc xin viêm gan B tại cơ sở đạt 98%. Đây được cho là cơ sở có tỷ lệ tiêm chủng vắc xin viêm gan B sơ sinh cao nhất cả nước.

Bà Đinh Thị Lan Oanh- Phó Giám đốc Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh cho biết: không giống như nhiều địa phương khác, phụ huynh còn ngần ngại khi đưa trẻ đi tiêm vắc xin viêm gan B sơ sinh do lo ngại phản ứng, tại Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh, hầu hết trẻ được tiêm viêm gan B sơ sinh, chỉ có trường hợp bệnh nhi có vấn đề về sức khỏe được nhân viên y tế chỉ định mới không được tiêm.

Cũng theo bà Loan, không chỉ có vắc xin viêm gan B, tại Bệnh viện còn tiến hành tiêm cả vắc xin tổng hợp Quinvaxem và nhiều loại vắc xin dịch vụ khác.

Theo bà Loan, sở dĩ công tác tiêm chủng của cơ sở đạt chất lượng cao như thời gian vừa qua là do công tác tuyên truyền vận động hiệu quả việc tiêm vắc xin được lãnh đạo bệnh viện quan tâm chú trọng.

Bên cạnh đó với những bậc phụ huynh còn thắc mắc hay lo lắng đều được các nhân viên y tế tận tình giải thích. Các bậc phụ huynh được cung cấp kiến thức, đều thấy thoải mái, vui vẻ và đưa trẻ đi tiêm mà không bất an, lo lắng.

Không chỉ thành công trên lĩnh vực vận động tiêm chủng Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh còn là một trong những bệnh viện chuyên ngành tuyến tỉnh đầu tiên thực hiện thành công thụ tinh ống nghiệm với hơn 300 ca thành công; cứu sống được nhiều em bé sinh non 26 tuần thai, cân nặng 700 gram; cứu sống nhiều trường hợp truyền máu song thai nguy hiểm...

27.  Thế Lữ. Dân bàn giao nhà khi quyền lợi được đảm bảo//http://www.thanhtra.com.vn.- 2016.- Ngày 12 tháng 07.

 (Thanh tra) - Mấy ngày qua, nhiều người dân ở khu 2 phường Trần Hưng Đạo, TP Hạ Long lên UBND tỉnh Quảng Ninh trình đơn kiến nghị yêu cầu chính quyền giải thích thỏa đáng về quyền lợi của họ khi phá bỏ 2 lô chung cư cũ mà họ đang sinh sống để xây mới. 3 năm qua, TP Hạ Long đã có 5 lần thông báo yêu cầu người dân phải di dời nếu không sẽ cưỡng chế… Do đâu giữa chính quyền và người dân chưa đạt được tiếng nói chung?

2 lô chung cư 5 tầng ở khu 2 phường Trần Hưng Đạo, TP Hạ Long được xây dựng và khai thác từ năm 1980, ở vị trí đất vàng (gần biển, gần chợ Hạ Long II, gần trung tâm Vincom Center Ha Long…). Hiện có 142 hộ dân và 500 nhân khẩu sống ở đây. Các hộ dân ở tầng 1 của 2 lô chung cư đã mua nhà của UBND TP Hạ Long bán đấu giá theo Quyết định 488 ngày 29/7/1997 và từ tầng 2 đến tầng 5 dân mua nhà theo Nghị định 61/NĐCP tháng 12/2010. Các hộ dân đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và sử dụng đất.

Tuổi thọ tòa nhà mới 36 năm. Theo một số cán bộ thuộc Công ty Xây dựng số 2 Quảng Ninh trước đây cho biết: Móng tòa nhà rất chắc chắn, toà nhà dùng toàn sắt thép Liên Xô… Thế nhưng, Viện Quy hoạch và Thiết kế xây dựng Quảng Ninh lại kiến nghị: “Căn cứ kết quả khảo sát theo TCVN 9391-2012 (mục 5.3.2.3) kết quả đánh giá tổng thể mức độ nguy hiểm của nhà lô 4 và lô 5 là cấp D: Khả năng chịu lực của kết cấu chịu lực đã không thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng bình thường; nhà xuất hiện tình trạng nguy hiểm tổng thể”.

Một số hộ dân ngạc nhiên: Tuổi thọ công trình vừa phải, chất lượng xây dựng tương đối sao có chuyện xuống cấp như thế?

Độ nguy hiểm cấp D là nguyên nhân phải di chuyển dân ra khỏi tòa nhà, theo đó sẽ được xây mới công trình khác vừa đáp ứng nhu cầu tái định cư của các hộ dân vừa đáp ứng một số nhu cầu khác. Đó là lý do từ năm 2014 đến nay, UBND TP Hạ Long đã 5 lần ra thông báo di dời nếu không sẽ cưỡng chế.

Điều không bình thường là: Thông báo cưỡng chế di dời lần thứ 1 vào trước ngày 15/7/2014 đồng thời phá dỡ xong 2 lô nhà xong trước ngày 30/7 nhưng mãi đến ngày 26/5/2016, UBND TP Hạ Long mới có Quyết định số 1397/QĐ-UBND về việc thu hồi đất của các hộ dân để giải phóng mặt bằng dự án “xây dựng lại chung cư lô 4 và lô 5”.

Và, mãi đến ngày 10/6/2016, UBND TP Hạ Long mới ban hành Quyết định số 1649/QĐ-UBND phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án “xây dựng lại khu chung cư lô 4 và lô 5 phường Trần Hưng Đạo TP Hạ Long”.

Phải chăng, UBND TP  Hạ Long đã hành xử theo kiểu “tiền trảm hậu tấu”?

Trong đơn kiến nghị gửi UBND TP Hạ Long, UBND tỉnh Quảng Ninh và Báo Thanh tra, các hộ dân đã kiến nghị mười điều: Nghi ngờ về chất lượng kiểm định 2 chung cư, đề nghị được kiểm định lại để có một kết quả khách quan; giá đền bù mặt bằng tầng 1 chỉ bằng 1/3 giá thị trường cùng khu vực; phần đền bù diện tích dùng chung, tường nhà người dân được hưởng; thời gian xây dựng tòa nhà mới mất bao nhiêu ngày, vị trí của các hộ ở đâu, giá mỗi m2 căn hộ mới là bao nhiêu tiền, phần diện tích vượt so với căn hộ cũ phải trả bao nhiêu tiền; trường hợp cho nhận tiền một lần thì cũng phải trả cho dân đủ tiền mua một căn hộ tối thiểu ở khu chung cư trong thành phố...

Tất cả các thông tin này cần phải được cung cấp rõ ràng để người dân “liệu cơm gắp mắm”, xét thấy không đủ tiền để ở lại tòa nhà mới thì để có thời gian tìm mua chỗ khác vừa tiền.

Hầu hết các hộ dân rất ngại việc thuê nhà ở trọ và chuyển đồ đạc ra ngoài bởi đó là việc rất phức tạp. Thuê ở đâu để thuận tiện với công ăn việc làm hằng ngày trong khi mức tiền hỗ trợ lại rất hạn hẹp.

Nhiều chủ căn hộ muốn biết chủ đầu tư bỏ tiền ra xây mới chung cư là doanh nghiệp nào? Rất có thể đây là dự án thương mại kết hợp với nhà ở (vì vị trí tòa nhà đắc địa), do vậy, chủ đầu tư cần phải thỏa thuận với các chủ hộ về mức giá đền bù, hỗ trợ cũng như việc giá mua căn hộ mới. Nếu là dự án để phục vụ mục đích an ninh quốc phòng, dịch vụ xã hội như trường học, bệnh viện, công viên… thì người dân đồng thuận với phương án bồi thường, hỗ trợ như hiện nay. Đó là nguồn gốc sâu xa dẫn đến chính quyền và người dân chưa đạt được sự đồng thuận.

Các hộ dân bức xúc cho rằng, Chủ tịch UBND TP Hạ Long đã không nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh và “nuốt” lời hứa đối với dân, “ép” dân ra khỏi nhà, dẫn chứng: Ông Hoàng Quang Hải, Phó Chủ tịch UBND TP Hạ Long đã chủ trì buổi đối thoại ngày 27/6/2016 về kiến nghị của các hộ dân và kết luận: “TP tiếp thu ý kiến, kiến nghị của các hộ dân nêu tại buổi đối thoại và sẽ có văn bản trả lời trước ngày 20/7/2016”.

Không đồng ý với cách kéo dài thời gian giải quyết của UBND TP Hạ Long, ngày 28/6/2016, UBND tỉnh có văn bản gửi ông Chủ tịch UBND TP Hạ Long, chỉ đạo: “UBND TP Hạ Long có trách nhiệm trả lời các nội dung bằng văn cho các hộ dân trước ngày 10/7/2016”…

Trong khi chưa có văn bản trả lời các hộ dân, thì ngày 4/7/2016, UBND TP Hạ Long đã có Công văn số 3459/UBND gửi Công ty Điện lực Quảng Ninh và Điện lực Hạ Long về việc ngừng cung cấp điện cho 2 lô chung cư 5 tầng phường Trần Hưng Đạo, TP Hạ Long. Theo đó, ngày 6/7/2016, Điện lực TP Hạ Long đã có thông báo gửi các hộ dân về việc thanh lý hợp đồng mua bán điện.

Ngày 4/7/2016, UBND TP Hạ Long đã có Văn bản số 4357/UBND gửi Xí nghiệp nước Hồng Gai về việc ngừng cung cấp nước đối với 2 lô chung cư 5 tầng. Theo đó, ngày 5/7/2016, Xí nghiệp nước Hồng Gai đã thông báo ngừng cung cấp nước cho các hộ dân.

Tính đến thời điểm này, 500 người dân đang sống trong cảnh bị cắt nước sinh hoạt, điện thì chưa cắt, nhưng cuộc sống bị đảo lộn.

Thiết nghĩ rằng, xóa nhà chung cư xập xệ là việc làm đúng, thậm chí là việc cần làm ngay nếu thật sự đe dọa tính mạng của người dân. Mặt khác, đó là một trong nhiều giải pháp để “Nụ cười Hạ Long” ngày càng thân thiện hơn với người dân cả nước cũng như khách quốc tế.

Tuy nhiên, quyền lợi chính đáng của người dân có liên quan cũng cần được tôn trọng. Sự thấu lý, đạt tình bao giờ cũng là yếu tố quyết định sự đồng thuận, đạt được tiếng nói chung.

28.  Hoàng Dương. Hành trình đỏ: Kết nối tình người trên đất mỏ//http://m.tienphong.vn.- 2016.- Ngày 13 tháng 07.

TPO - Sáng ngày 12/6,  Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Quảng Ninh tổ chức đón đoàn Hành trình đỏ 2016.

Hành trình đỏ: Kết nối tình người trên đất mỏCác bạn tình nguyện viên vận động người dân hiến máu cứu người.

Ban Chỉ đạo cũng huy động lực lượng tham gia diễu hành trên các tuyến phố chính của TP Hạ Long (Quảng Ninh) tuyên truyền, cổ động cho hoạt động tình nguyện hiến máu cứu người trong cộng đồng.

Ngay sau khi diễu hành, gần 200 tình nguyện viên đã chia ra nhiều nhóm đến các khu dân cư để tuyên truyền ý nghĩa và lợi ích của việc hiến máu. “Đã nhiều năm tôi tham gia hiến máu tình nguyện, năm nay thấy ban tổ chức đặc biệt quan tâm đến công tác tuyên truyền, các bạn tình nguyện viên cũng rất nhiệt tình nên thấy trong lòng càng phấn khởi. Không chỉ riêng tôi, mà sẽ có thêm nhiều người hiểu rõ ý nghĩa của nghĩa cử cao đẹp này. Chúng tôi sẽ tiếp tục đồng hành cùng Hành trình đỏ, góp chút công sức cho hoạt động đầy ý nghĩa nhân văn này” – chị Hoàng Thu Thảo, một tiểu thương ở chợ Hạ Long phấn khởi nói.

Được biết, tình nguyện viên chủ yếu là sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Quảng Ninh và học sinh THPT trên địa bàn TP Hạ Long tham gia chương trình hiến máu tình nguyện “ Hành trình đỏ - Kết nối dòng máu Việt 2016”.

“Đoàn Thanh niên tỉnh Quảng Ninh rất hứng khởi khi được đón tiếp đoàn Hành trình đỏ quốc gia. Đây là dịp tốt để giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể thao cùng các tình nguyện viên trên khắp cả nước. Chúng tôi cũng muốn thông qua chương trình để gắn kết thêm tình người trên đất mỏ, thể hiện "Tinh thần hiến máu cứu người – một nghĩa cử cao đẹp” - anh Hoàng Văn Hải – Phó Bí thư Đoàn Thanh niên tỉnh Quảng Ninh chia sẻ.

Sáng ngày 13/7, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Ngày hội hiến máu với chủ đề “Đất mỏ tình người”, hưởng ứng chương trình “Hành trình đỏ - Kết nối dòng máu Việt” và tôn vinh những tình nguyện viên hiến máu tiêu biểu 2016.

"Hành trình đỏ" là hành trình vận động hiến máu xuyên Việt, do Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương chủ trì, diễn ra từ ngày 1 đến 31/7 tại 27 tỉnh, thành phố trên cả nước. Chương trình đã nhận được sự quan tâm, hưởng ứng của đông đảo người dân.

29.  Hoàng Dương. "Hành trình đỏ 2016" tại Quảng Ninh thu về hơn 500 đơn vị máu//http://m.tienphong.vn.- 2016 .- Ngày 13 tháng 07.

TPO - Sáng ngày 13/7, hàng nghìn người đã có mặt tại Trung tâm hội nghị tỉnh Quảng Ninh để tham gia Hành trình đỏ, hành trình hiến máu cứu người do Viện Huyết học Trung ương chủ trì. Dự tính, chương trình đã thu về hơn 500 đơn vị máu.

Hành trình đỏ 2016 tại Quảng Ninh diễn ra từ ngày 12/7 với nhiều hoạt động như: Diễu hành cổ động, tuyên truyền hiến máu tình nguyện và bệnh tan máu bẩm sinh; tổ chức đêm văn nghệ “Đất mỏ tình người” tại TP Hạ Long vào tối 12/7; tổ chức Ngày hội hiến máu “Đất mỏ tình người” và tôn vinh những tình nguyện viên hiến máu tiêu biểu.

Cũng trong sáng nay, với sự tham gia tích cực của các câu lạc bộ tình nguyện vận động hiến máu nhân đạo trên địa bàn tỉnh, công tác tổ chức và vận động hiến máu đã diễn ra nhịp nhàng và hiệu quả. Tại buổi lễ, đã có 120 cá nhân xuất sắc được tuyên dương và trao tặng bằng khen tình nguyện viên tiêu biểu.

Đồng chí Vũ Thị Thu Thủy, Phó chủ tịch tỉnh Quảng Ninh phấn khởi nói: đây là một chương trình mang đầy ý nghĩa và đậm tính nhân văn. Một giọt máu bạn cho đi có thể cứu sống một người, hiến máu cứu người là hành động cao cả, đấy cũng chính là truyền thống tương thân tương ái của những người con đất mỏ anh hùng.

30.  20 năm trưởng thành của Đảng bộ Than Quảng Ninh//http://www.thanhtra.com.vn.- 2016.- Ngày 14 tháng 07.

 (Thanh tra)- Đảng bộ Than Quảng Ninh (TQN) vừa kỷ niệm 20 năm ngày thành lập (13/7/1996 - 13/7/2016) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.

20 năm trưởng thành của Đảng bộ Than Quảng Ninh Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Văn Đọc thừa ủy quyền của Chủ tịch nước trao Huân chương Lao động hạng Nhất cho Đảng bộ TQN. Ảnh: TL

Đảng bộ TQN được thành lập ngày 13/7/1996, hoạt động theo mô hình Đảng bộ cấp trên cơ sở, trực thuộc Tỉnh uỷ Quảng Ninh.

Ban đầu, Đảng bộ có 29 cơ sở Đảng, với 10.661 đảng viên. Đồng hành với sự phát triển của ngành Than, số cơ sở Đảng và đảng viên trong Đảng bộ đã luôn luôn lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Đến nay, toàn Đảng bộ có 45 cơ sở Đảng với trên 19.000 đảng viên, sinh hoạt Đảng tại gần 950 Chi bộ...

20 năm qua, Đảng uỷ TQN luôn phát huy vai trò tiên phong của cấp uỷ, định hướng, tổ chức thực hiện các giải pháp trong sản xuất kinh doanh, đầu tư đổi mới công nghệ theo hướng hiện đại hoá, từng bước tăng nhanh sản lượng than cho đất nước...

Đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, đảng viên, công nhân và người lao động ngành Than ngày càng được cải thiện: Năm 1997 thu nhập bình quân 910.000 đồng/người/tháng, năm 2015 đạt 8,7 triệu đồng/người/tháng. Các điều kiện lao động, sinh hoạt, rèn luyện nâng cao thể lực, văn hoá, chăm sóc sức khoẻ… luôn được đảm bảo.

Đảng bộ đã bồi dưỡng kết nạp đảng cho gần 30.000 quần chúng ưu tú, 19.252 đảng viên mới được học lý luận chính trị, 11.686 lượt uỷ viên cấp uỷ và Bí thư Chi bộ được bồi dưỡng nghiệp vụ, mở 30 lớp trung cấp chính trị cho 2.539 học viên, 1.531 đồng chí được đào tạo trình độ cao cấp chính trị; 3.096 lượt cán bộ làm công tác đảng được bồi dưỡng nghiệp vụ.

Với thành tích xuất sắc nêu trên, năm 2007 Đảng bộ đã vinh dự được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì.

Tại buổi lễ kỷ niệm, ông Nguyễn Văn Đọc, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đánh giá: Trải qua 20 năm xây dựng và phát triển, Đảng bộ TQN đã tổ chức và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao, khẳng định vị trí, vai trò hạt nhân lãnh đạo của các cấp uỷ đảng; tập trung làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, tuyên truyền về những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Toàn Đảng bộ cũng đã tích cực triển khai nhất thể hóa chức danh Bí thư Đảng ủy kiêm giám đốc công ty tại các đơn vị thành viên, tổ chức sản xuất hợp lý, tinh giản bộ máy theo tinh thần “Đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng; thực hiện tinh giản bộ máy, biên chế” gắn với việc thực hiện tái cơ cấu theo Quyết định số 314 của Thủ tướng Chính phủ.

Trong thời gian tới, Đảng bộ TQN tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Đảng ủy Tập đoàn để xác định nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, tiếp tục đổi mới cơ cấu, phương thức quản lý trong ranh giới được giao; áp dụng công nghệ hiện đại, đẩy mạnh chế biến sâu, tạo chuỗi sản phẩm và chuỗi giá trị nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giảm giá thành sản phẩm; đặc biệt là có các giải pháp cụ thể để giảm than tồn kho, duy trì hoạt động sản xuất và ổn định thu nhập cho cán bộ, đảng viên và công nhân lao động của ngành.

Về vấn đề xây dựng Đảng, ông Nguyễn Văn Đọc đề nghị Đảng bộ TQN tiếp tục triển khai công tác xây dựng đảng phù hợp tình hình thực tế của đảng bộ, đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức Đảng trong các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh than trên địa bàn tỉnh; tăng cường chỉ đạo đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của các đoàn thể để nhận được sự hưởng ứng tham gia của đoàn viên hội viên vào các phong trào xã hội trên địa bàn.

Nhân dịp này, Đảng bộ TQN đã được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao Động hạng Nhất.

31.  N. Huyền. Xã hội hóa trang thiết bị y tế: Người dân Quảng Ninh không còn khám bệnh vượt tuyến//http://infonet.vn.- 2016.- Ngày 15 tháng 07.

Sau khi tiến hành xã hội hóa, người bệnh được thụ hưởng dịch vụ cao, ngay tại địa phương mà không phải chuyển lên tuyến trên. Trong khi đó, với những thiết bị hiện đại bác sĩ có cơ hội được tiếp cận với những kỹ thuật, công nghệ mới.

Tại Quảng Ninh, nhiều máy móc hiện đại từ nguồn xã hội hóa được đưa vào khám chữa bệnh

Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh, Vũ Tuấn Cường cho biết: Nằm ở vùng Đông Bắc tổ quốc, Quảng Ninh là một tỉnh có nhiều yếu tố đặc thù riêng có được ví như một VN thu nhỏ.

Với điều kiện tự nhiên, đặc điểm địa hình, địa lý phức hợp, nhiều đồi núi, sông suối, biển đảo (có tới gần 50% các xã nằm ở các khu vực vùng núi cao, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa…), với đặc điểm, điều kiện kinh tế xã hội nhiều nơi còn khó khăn, dân cư phân bổ không đồng đều, mật độ dân số tại khu vực miền núi cao, biên giới, hải đảo còn thấp; những khu vực này, giao thông đi lại chưa thật sự thuận lợi.

Bên cạnh đó, nguồn nhân lực y tế còn thiếu, chất lượng chưa đồng đều, nhiều dịch vụ, kỹ thuật y tế mới đã được triển khai nhưng còn gặp không ít khó khăn do còn có nhiều những hạn chế nhất định về nguồn nhân lực chuyên môn và điều kiện, thiết bị y tế…

Những hạn chế trên đã làm hạn chế khả năng người dân được tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng cao ngay tại nơi mình sinh sống. Hiện tượng người bệnh phải chuyển tới các cơ sở khám, chữa bệnh tuyến tỉnh, tuyến trung ương để chăm sóc sức khỏe còn xảy ra, dẫn tới tình trạng quá tải bệnh viện tuyến trên, trong khi trên thực tế, nhiều trường hợp người bệnh hoàn toàn có thể được chăm sóc, điều trị có hiệu quả ngay từ tuyến cơ sở nếu có sự trợ giúp của tuyến trên.

Để giải quyết những khó khăn thách thức nêu trên, trong những năm qua Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện nhiều giải pháp để giảm tải tuyến trên, đồng thời nâng cao năng lực hệ thống y tế cơ sở thông qua việc đẩy mạnh công tác chỉ đạo tuyến, đào tạo bồi dưỡng hướng dẫn, hỗ trợ chuyên môn, chuyển giao kỹ thuật, luân phiên cán bộ theo đề án 1816 của Bộ Y tế. Đặc biệt là Sở đã triển khai các hình thức xã hội hóa trong công tác y tế từ những năm 2005- 2006.

Ông Vũ Xuân Diện, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh cho biết: Tỉnh chủ trương và thực hiện xã hội hóa công tác y tế từ năm 2005, 2006 trên nhiều địa bàn trong đó có cả cơ sở thiết trang thiết bị vật chất lẫn con người.

Trong đó, trang thiết bị y tế được thực hiện xã hội hóa từ năm 2005. Sở Y tế chủ trương những dịch vụ gì nhà đầu tư thực hiện được nhằm hiện đại hóa trang thiết bị, tinh thần sẵn sàng ủng hộ. Tuy nhiên, quan điểm những gì sinh lợi nhiều thì bệnh viện bỏ tiền ra mua nhằm tạo ra chênh lêch thu chi nhiều hơn, giành cho tái đầu tư phát triển nguồn nhân lực.

Những gì lợi nhuận mức độ vừa phải thì mới cho tham gia. Cụ thể như xét nghiệm cận lâm sàng, nếu tham gia không được chia lợi nhuân, bán hóa chất theo giá thị trường.

“Đầu tư thấp như nội soi tai mũi họng, nội soi dạ dày, máy siêu âm…mức độ đầu tư vừa phải thì để các đơn vị trong ngành y tế thực hiện. Chỉ những thứ cần đột phá mà ngân sách nhà nước không thể đầu tư được như chụp cắt lớp vi tính (CT scanner) thì chúng tôi tiến hành xã hội hóa” – ông Diện nói.

Ông Diện cũng cho biết thêm: Sau khi tiến hành xã hội hóa, người bệnh được thụ hưởng dịch vụ cao, thời gian sớm. Bởi nếu đợi ngân sách phải 5- 10 năm sau mới có được. Trong khi đó, với những thiết bị hiện đại bác sĩ có cơ hội được tiếp cận với những kỹ thuật, công nghệ mới. Điều mà chúng tôi tự hào là, người bệnh được thụ hưởng những dịch vụ tốt ngay tại địa phương mà không phải chuyển lên tuyến trên” – ông Diện nhấn mạnh.

32.  Vũ Phong Cầm. Quảng Ninh: Phạt vi phạm giao thông đường bộ 63,2 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm//http://www.baoxaydung.com.vn.-2016.- Ngày 16 tháng 07.

(Xây dựng) – Sáu tháng đầu năm 2016, lực lượng Cảnh sát trật tự giao thông (CS TTGT) tỉnh Quảng Ninh đã phạt, thu vào ngân sách nhà nước 63, 2 tỷ đồng. Vượt rất xa các địa phương lân cận có lưu lượng xe cộ trên đường và lỗi xảy ra không kém. Từ đó, việc Công an Quảng Ninh nghiêm túc xử phạt các lỗi vi phạm ATGT đường bộ trở thành tiếng lành đồn xa.

Đội CSGT trung tâm tăng cường tuần tra kiểm soát các phương tiệu lưu thông trên đường.

Cụ thể, Công an Quảng Ninh đã xử lý 130.251 trường hợp (42.961 ôtô, 72.969 môtô, 14.321 phương tiện giao thông khác), đã tước 3.696 giấy phép lái xe, tạm giữ 5.064 phương tiện giao thông vận tải các loại.

Các chuyên đề đã được thực hiện như: Phương án 12, đội mũ bảo hiểm, đo nồng độ cồn; xử lý xe quá tải, quá khổ, thay đổi hình dáng kích thước thùng xe... Những hoạt động tích cực này đã hỗ trợ tốt cho việc giảm 3 tiêu chí An toàn giao thông đường bộ.

Tỉnh Quảng Ninh là địa phương cương quyết xử lý hành vi cơi nới thùng xe tải để chở quá trọng lượng qui định. Trên 1000 chiếc xe tải “trót” nâng thùng đã phải cưa cắt trả lại nguyên trạng mới được lưu thông. Việc làm đó đã có tác dụng thiết thực, răn đe trình trạng xe quá tải hoạt động trên đường.

Lực lượng CS TTGT đường bộ Công an Quảng Ninh còn được đánh giá là “phên dậu” chống tội phạm và gian lận thương mại trên những tuyến đường vùng Đông Bắc. Sáu tháng đầu năm 2016 này, CS TTGT đã bắt được 16 vụ phạm pháp hình sự, gồm 6 vụ ma túy, thu giữ 24,64gam ma túy các loại; bắt được 5 vụ vận chuyển vũ khí vật liệu nổ, thu được 1 khẩu súng K59, 40 thanh đao kiếm, 2 súng bắn điện và hàng trăm kilôgam pháo nổ các loại; bắt 70 vụ gian lận thương mại, giá trị hàng hóa trên 2,5 tỷ đồng.

.Một trường hợp hiếm gặp trong ngành, ngày 5/3/2016, CS TTGT đường bộ Công an Quảng Ninh cùng các đơn vị nghiệp vụ Công an tỉnh bắt gọn sới bạc lớn tại thôn Tràng Bạch, thị xã Đông Triều gồm 176 đối tượng tham gia đánh bạc, thu giữ 49 ô tô, 25 mô tô, 400 triệu đồng trên chiếu bạc.

Có thể nói, những thành tích mà lực lượng Cảnh sát trật tự giao thông đường bộ Công an tỉnh Quảng Ninh đạt được trong 6 tháng đầu năm 2016 rất đáng được khen ngợi!

33.  M. Quân. Khai quật khảo cổ 2 di tích lịch sử nhà Trần//http://daidoanket.vn.- 2016.- Ngày 27 tháng 07.

Bộ VHTT&DL vừa cho phép Ban Quản lý Di tích và Danh thắng tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội) khai quật khảo cổ tại di tích lăng Phụ Sơn (lăng vua Trần Dụ Tông), lăng Tư Phúc thuộc xã An Sinh, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh từ ngày 5/8 đến 5/11.

Theo đó, khai quật khảo cổ tại di tích lăng Phụ Sơn trên diện tích 500 m2. Đồng thời, khai quật khảo cổ tại di tích lăng Tư Phúc trên diện tích 600 m2. Trong thời gian khai quật, các cơ quan được cấp giấy phép cần chú ý bảo vệ địa tầng của di tích; có trách nhiệm tuyên truyền cho nhân dân về việc bảo vệ di sản văn hóa ở địa phương, không công bố kết luận chính thức khi chưa có sự thỏa thuận của cơ quan chủ quản và Cục Di sản văn hóa. Những hiện vật thu được trong quá trình khai quật phải được tạm nhập vào Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh để giữ gìn, bảo quản. 

Quảng Ninh: Phấn đấu đến 2020 có 85-90% trường đạt chuẩn quốc gia

 

34.  Lập Phương. Quảng Ninh: Phấn đấu đến 2020 có 85-90% trường đạt chuẩn quốc gia//http://giaoducthoidai.vn.- 2016.- Ngày 20 tháng 08.

GD&TĐ - Mục tiêu tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 đạt được 100% phòng học, phòng chức năng được kiên cố hóa, 85-90% trường học đạt chuẩn quốc gia và trường học các cấp được trang bị đầy đủ các thiết bị dạy học đồng bộ và hiện đại.

Đây là một trong những nội dung đáng chú ý tại phương hướng xây dựng cơ sở vật chất trường học của tỉnh này trong giai đoạn tới.

Ngoài ra, tỉnh Quảng Ninh đã phê duyệt Đề án tăng cường ứng dụng CNTT tiên tiến trong ngành Giáo dục tỉnh giai đoạn 2014 – 2018.

Mục tiêu chính của Đề án là xây dựng một môi trường giáo dục hiện đại dựa trên việc ứng dụng CNTT và truyền thông trong dạy và học tại các trường học trên địa bàn tỉnh, hướng tới phát triển tài năng cho các thế hệ trẻ của tỉnh.

Về giải pháp đầu tư xây dựng cơ bản, trong giai đoạn 2016-2020, tỉnh tập trung vào các nội dung: Hoàn thành các công trình chuyển tiếp đã khởi công thực hiện trong các năm trước; bổ sung phòng học văn hóa còn thiếu, thay thế các phòng học xuống cấp nặng không còn an toàn cho giáo viên và học sinh trong quá trình sử dụng.

Đầu tư xây dựng trường lớp hài hòa, hợp lí, tránh lãng phí, thất thoát. Nghiên cứu các phương án kiến trúc phù hợp với điều kiện vùng miền, khí hậu, văn hóa, tập quán từng địa phương.

Kiên cố hóa trường lớp ở khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo có thể không nhất thiết xây dựng trường lớp theo kiến trúc cao tầng (có thể 1 tầng) đảm bảo các tiêu chuẩn: phù hợp cho hoạt động dạy học, an toàn, bền, phù hợp thời tiết, khí hậu, đặc điểm văn hóa của địa phương…

Về quỹ đất: Rà soát quỹ đất hiện có nhằm chuẩn bị cho việc xây dựng trường mới hoặc mở rộng diện tích trường đảm bảo đủ diện tích theo quy định, đồng thời có quỹ đất dự trữ để mở rộng trường khi quy mô học sinh tăng; đối với các trường trong quy hoạch thành lập mới hoặc chuyển địa điểm cần dành ít nhất 18m2/học sinh.

Mở rộng khu giáo dục thể chất để đảm bảo diện tích cho hoạt động vui chơi và giáo dục thể chất. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 100% các trường, điểm trường, tạo điều kiện để tất cả các cơ sở giáo dục đều có quy hoạch xây dựng chi tiết 1/500.

Nghiên cứu để một số trường ở vùng thành thị có diện tích nhỏ, hẹp nhưng có địa điểm thuận lợi về thương mại được đổi sang địa điểm khác có diện tích lớn hơn, thuận lợi cho học sinh và giáo viên, đảm bảo đủ cơ sở vật chất theo quy định.

35.  Vũ Phong Cầm. Móng Cái, Quảng Ninh: Người dân “khát” đường bê tông//http://www.baoxaydung.com.vn.- 2016.- Ngày 22 tháng 08.

(Xây dựng) – Một thôn với 120 hộ dân, 457 nhân khẩu, 12km đường làng nhưng chỉ có 300m được đổ bêtông, còn lại là đất vượt thổ, đi mãi thành đường. Đường đất, mùa khô bụi bẩn, mùa mưa lầy lội. Đường sá thường xuyên úng lụt, giao thông ách tắc. Nhà cửa hư hỏng không được sửa chữa. Dân ăn ở tạm bợ như quán chợ ngày xưa. Tưởng chuyện lạ, mà có thật ở xã Hải Xuân, thành phố Móng Cái (Quảng Ninh).

Ngày 25/72005, UBND tỉnh Quảng Ninh có Quyết định số 2452/QĐ-UBND quy hoạch 393/500ha điền địa của thôn 13, xã Hải Xuân cho Cty TNHH Một thành viên Duyên Hải lập dự án xây dựng khu đô thị Du lịch và Thương mại (gọi là Dự án Phượng Hoàng), phân kỳ đầu tư làm 2 đợt. Đợt I từ 2005- 2010 quy mô 150ha, chia làm 4 giai đoạn, giai đoạn 1: 29,3ha; giai đoạn 2: 70,5ha; giai đoạn 3: 23,8ha; giai đoạn 4: 26,4ha. Đợt II từ 2010-2020.

Ngay cuối năm đó, UBND thị xã Móng Cái nay là thành phố Móng Cái tổ chức kiểm đếm, bồi thường, thu hồi đất, GPMB theo Quyết định số 4259/QĐ-UBND ngày 16/11/2005 của tỉnh, giao cho Dự án Phượng Hoàng 362.416,11m2. Hạn định của tỉnh đến năm 2010, Cty TNHH Một thành viên Duyên Hải phải thực hiện xong đợt I Dự án là 150ha. Dân thôn 13 xã Hải Xuân phần tin tưởng vào chính quyền địa phương, phần mong xóm làng lên phố nên công tác bồi thường, trao trả đất làm dự án diễn ra suôn sẻ.

Trái với mong đợi của người dân, 10 năm qua chưa thấy Khu đô thị Du lịch và Thương mại đâu chỉ thấy xóm làng ngày một tiêu điều. Cty TNHH Một thành viên Duyên Hải chỉ san gạt đổ đất, đầu tư hạ tầng trên thổ đất vẻn vẹn 36ha, trông như phù phép chiêu khách. Thực tế thì Dự án cũng đã bán đất nền trên giấy theo hình thức góp vốn. Một số người mua đã trao đi bán lại, một hợp đồng góp vốn đã qua tay nhiều người. Người dân xuống tiền mua đất trên giấy, ngậm bồ hòn làm ngọt vì “trót dại” góp vốn. Nội dung này Báo Xây dựng sẽ phản ánh ở bài viết sau. Trong bài này sẽ chỉ đề cập đến nỗi khổ của người dân sống ở thổ đất mà dự án khới lên rồi để đấy.

115 hộ dân ở thôn 13, xã Hải Xuân nằm trong dự án xới lên để đấy, đi cũng dở. ở không xong.

Trong báo cáo số 106/BC-UBND của UBND xã Hải Xuân gửi Thành ủy Móng Cái thì thôn 13 có 115 hộ, với 452 khẩu nằm trong quy hoạch dự án. Nhà cửa của dân chủ yếu là nhà cấp 4, xây dựng quá lâu, hư hỏng không còn đảm bảo an toàn. Người dân chủ yếu làm nghề nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Dự án ngừng hoạt động, nhưng dân vẫn phải chờ đợi, các công trình xây dựng trên đất bất di bất dịch. Nhà cửa dột nát không được sửa chữa. Con cái dựng vợ gả chồng, đất có mà không được làm nhà riêng, tách khẩu. Tài sản đáng giá nhất là căn nhà, mảnh vườn nhưng không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ). Không có sổ đỏ là trắng tay, không có của thể chấp để vay vốn ngân hàng phát triển sản xuất.

Nhà ở không có sổ đỏ, không thể mua bán chuyển nhượng, người dân không có tài sản thế chấp để vay vốn phát triển sản xuất.

Báo cáo số 106/BC-UBND của UBND xã Hải Xuân gửi Thành ủy còn kèm theo danh sách 19 hộ dân có nhu cầu sửa chữa, cải tạo lại nhà ở. Nhiều trường hợp rất mủi lòng.

Một vài ví dụ cụ thể như: Gia đình bà Đặng Thị Thêm có 3 cặp vợ chồng sinh sống trong căn nhà rộng chưa đầy 50m2, xây từ đầu thập kỷ 70 của thế kỷ trước. Giường cặp vợ chồng bố mẹ cách giường 2 cặp vợ chồng con bằng một mảnh vải che, người địa phương gọi là “màn gió”.

Các hộ có 3 thế hệ đồng đường, cặp vợ chồng bố mẹ cùng cặp vợ chồng con gồm 5 đến 7 người chen chúc ở trong một căn nhà cấp 4 ọp ẹp, rộng chỉ 25-50m2 chủ hộ là: Trần Đức Hùng, Trần Xuân Đồng, Nguyễn Văn Thuận, Vũ Thị Thanh, Trần Văn Hùng.

Nhà bà Nguyễn Thị Hạ còn chưa có công trình phụ, không có chuồng chăn nuôi. Người và động vật tối đến “nhốt” chung trong căn nhà nhỏ.

19 hộ nghèo này đều là dân quê mộc mạc, chính quyền bảo nhà cửa án binh chờ dự án bồi thường là nghiêm túc chờ đợi. Bà Nguyễn Thị Hạ xin phép xây chuồng lợn, chính quyền không đồng ý cũng lẳng lặng chấp hành. Các hộ con cái dựng vợ gả chồng, xin phép cho vẩy thêm cái trái, khi Dự án làm đến cam kết phần cơi nới ấy tự tháo dỡ, không tính trong diện được bồi thường, chính quyền không đồng ý cũng ngậm ngùi nghe theo.

Khu 13 phường Hải Xuân chân quê, nhưng cũng có người “khó bảo”, đơn cử như trường hợp 20 hộ tự ý phá rào, xây sửa nhà “trái phép” trên thổ đất nhà mình. Một cán bộ xã tế nhị (không nêu tên) chia sẻ, chính quyền cơ sở rơi vào thế “trên đe, dưới búa” không huy động lực lượng cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng trái phép ắt bị kiểm điểm, có khi còn bị mất chức. Nhưng dùng “cường quyền” cưỡng chế, phá dỡ nhà ở, chuồng lợn, chuồng gà..., nhu cầu cần thiết của bà con lối xóm, phần nhiều là cô dì chú bác mình cả, thì tuyệt tình cạn nghĩa.

Dự án đầu tư nửa vời, dân chưa hiểu nút thắt tại đâu, vô tình oán trách chính quyền, tạo mâu thuẫn giữa dân với cán bộ cơ sở . Những bức xúc của dân, luôn là nỗi ám ảnh đối với cán bộ cơ sở. Cán bộ xã là “quan phụ mẫu” của dân, không lo cho dân sao đành, cũng phải chạy đôn chạy đáo lo cho dân. Nghịch lý ở chỗ điền địa quê nhà chưa ai đền bù, thu hồi đất, mà đổ chạt bê tông 300m đường, mặt tiền vào thôn 13 phải cạy cục chủ dự án đồng ý mới được làm. Dự án xới lên để đấy, gặp được ông chủ Dự án không dễ, nay ở nước trong mai ở nước ngoài. Một dự án xây dựng đô thị, cho phép kéo dài đầu tư 15 năm (2005-2020) sẽ để lại bao hệ lụy về môi trường, đất không sinh lời, mà người thì cần sống, dân khổ trăm bề.

Bản báo cáo số 106/BC-UBND ngày 22/12/2015 của UBND xã Hải Xuân, thiển nghĩ: Như “tấu chương” khẩn cứu thôn 13 ra khỏi nguy cơ tụt hậu, hoặc là dậm chân tại chỗ ở thập kỷ 70 của thế kỷ trước bởi thôn làng toàn nhà cấp 4 và đất vượt thổ, dân đi nhẵn thành đường. Người dân ở đây khát khao có đường bê tông, như bao làng quê trong tỉnh. Ruộng đất bị chia cắt, thiếu kênh mương nội đồng, sản xuất đình trệ, mất vệ sinh môi trường, đời sống nhân dân ngày càng đi xuống.

Dân thôn 13, xã Hải Xuân thành phố Móng Cái đang nóng lòng chờ đợi kế gỡ thế “án binh” để ổn định đời sống, phát triển kinh tế.

36.  Đăng Hùng. Quảng Ninh và những bước đột phá cải cách thủ tục hành chính//http://cand.com.vn.-2016.- Ngày 30 tháng 08.

Theo công bố chỉ số cải cách hành chính (CCHC) năm 2015, tỉnh Quảng Ninh từ vị trí thứ 14 (2014) lên vị trí thứ 6 (2015), nằm trong nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước.

Hiện nay, các cấp, các ngành của Quảng Ninh đang triển khai nhiều giải pháp cải cách thủ tục hành chính (CCTTHC), nâng cao chất lượng công tác CCHC ở cơ sở; nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, chỉ số quản trị hành chính công và cải cách hành chính. Từ khi Quảng Ninh triển khai chủ đề công tác nâng cao chất lượng quản trị và hành chính công, việc cải cách TTHC thực hiện triệt để, tạo ra những bước đột phá mới.

Với mục tiêu xây dựng nền hành chính phục vụ, Quảng Ninh thực hiện CCHC theo hướng tách các hoạt động cung ứng dịch vụ công cộng với các hoạt động công quyền; đổi mới nội dung và phương thức hoạt động hướng vào phục vụ nhân dân, phục vụ doanh nghiệp.

Quảng Ninh phê duyệt và thực hiện Đề án chính quyền điện tử với kinh phí đầu tư trên 600 tỷ đồng. Trong đó, điểm nhấn là việc xây dựng các Trung tâm hành chính công. Đây là đầu mối và chịu trách nhiệm trong việc tiếp nhận, hướng dẫn và giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính của tổ chức và cá nhân theo quy định.

Đến nay, Quảng Ninh thành lập Trung tâm hành chính cấp huyện ở 14 địa phương tạo sự đồng bộ, liên kết đến cấp xã, xây dựng mô hình một cửa liên thông hiện đại. Các trung tâm giải quyết thủ tục hành chính theo nguyên tắc “tiếp nhận, thẩm định và phê duyệt tại chỗ” bảo đảm thuận tiện, công khai, minh bạch; người dân và doanh nghiệp chỉ đến một địa chỉ để giải quyết thủ tục hành chính. Đến nay, có 80/186 xã, phường, thị trấn tại 14 địa phương triển khai Đề án ứng dụng công nghệ thông tin điện tử hiện đại giải quyết các thủ tục hành chính liên thông với cấp huyện.

Trung tâm hành chính công là bước đột phá trong CCHC, thay đổi phương thức làm việc của cơ quan hành chính nhà nước ở tỉnh và các địa phương, tạo sự chuyển biến cơ bản trong quan hệ giữa các cơ quan hành chính nhà nước với tổ chức, công dân, làm tăng hiệu quả làm việc trong quá trình hoạt động, giảm phiền hà, chi phí, thời gian, công sức cho tổ chức, công dân.

Quảng Ninh rà soát và công bố thủ tục hành chính của ba cấp chính quyền, chuẩn hoá và đưa vào thực hiện. Hiện 95% thủ tục hành chính thực hiện tại Trung tâm hành chính công. Đến nay, có 15/24 sở, ngành đưa 100% thủ tục hành chính vào giải quyết tại Trung tâm Hành chính công tỉnh.

Trong 7 tháng đầu năm 2016, Trung tâm Hành chính công tỉnh Quảng Ninh tiếp hơn 40.000 lượt công dân; tiếp nhận 24.747 hồ sơ, có 97% hồ sơ được giải quyết trước và đúng hạn; cắt giảm 40% thời gian giải quyết so với quy định. Trung tâm hành chính công cấp huyện tiếp hơn 180.000 lượt công dân, tiếp nhận 115.773 hồ sơ, có 97,6 % hồ sơ được giải quyết trước và đúng hạn.

Theo ông Tô Xuân Thao, Giám đốc Trung tâm hành chính công tỉnh Quảng Ninh, quy trình tiếp nhận, xử lý và tra cứu hồ sơ tại Trung tâm hành chính công gồm 4 bước, theo phương châm: công khai, minh bạch và chính xác. Qua khảo sát (trực tuyến trên cổng thông tin, phiếu góp ý và hòm thư, đánh giá trực tiếp của người dân tại hệ thống bình chọn), trên 98,3% người dân và doanh nghiệp hài lòng với trung tâm.

Từ 1-7-2016, Quảng Ninh triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 đối với 509 thủ tục của các sở, ban, ngành cấp tỉnh; 3 địa phương gồm: Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí triển khai cung cấp trên 100 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp huyện và 16/69 thủ tục hành chính cấp xã.

Dự kiến, từ 1-9-2016, Quảng Ninh cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3 đối với 70% thủ tục hành chính từ tỉnh đến xã. Sử dụng chứng thư số giải quyết công việc và luân chuyển tài liệu giữa các đơn vị với trên 90% văn bản hành chính trao đổi giữa các cơ quan, đơn vị thực hiện qua mạng Interner, trên 95% văn bản có sử dụng chữ ký số. Sử dụng chữ ký số trong trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại các Trung tâm hành chính công.

Theo ông Nguyễn Đức Long, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, Quảng Ninh xác định CCHC là một trong 3 đột phá chiến lược, là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên có tính quyết định trong thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp thực hiện giao dịch hành chính với cơ quan nhà nước.

Trong giai đoạn 2011-2015, Quảng Ninh lựa chọn 3 nội dung CCHC: cải cách thủ tục hành chính kết hợp với cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ công.

Qua đó, cải thiện chỉ số CCHC của tỉnh qua các năm, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2015 tiếp tục duy trì tốp 3 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước; chỉ số sẵn sàng phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin năm 2015 của tỉnh tăng 2 bậc, đứng thứ 8/63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện và đổi mới.

Trong thời gian tới, tỉnh Quảng Ninh tiếp tục đẩy mạnh thực hiện 3 trọng tâm CCHC: Cải cách thể chế; Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ công.

Trong đó, tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo phù hợp với Hiến pháp năm 2013 và hệ thống pháp luật; tăng cường công tác kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật; rà soát, hệ thống hoá, tự kiểm tra và kiểm tra theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn.

Đồng thời, rà soát, đơn giản hoá thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước; cập nhật thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc ban hành mới của các đơn vị, địa phương.

Kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, quy chế tổ chức và hoạt động của các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở đảm bảo đồng bộ, tinh gọn, hiệu quả; khắc phục tình trạng chồng chéo theo Đề án 25; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, điều hành của các cơ quan hành chính...

DU LỊCH – THỂ THAO - GIAO THÔNG

37.  Phạm Tô Chiêm. Mưu sinh ở Cô Tô//http://daidoanket.vn.- 2016.- Ngày 03 tháng 07.

Cô Tô (Quảng Ninh) có địa hình đồi núi, vây quanh đảo là những đồi núi thấp và những cánh đồng hẹp, ven đảo là những bãi cát nhỏ và vịnh nhỏ. Đất đai chủ yếu là đất pheralit trên sa thạch. Đất rừng rộng 2.200 ha, đất có khả năng nông nghiệp (771 ha) chiếm 20% diện tích đất tự nhiên, trong đó một nửa có khả năng cấy lúa, trồng màu, gần nửa có khả năng chăn thả gia súc và trồng cây ăn quả.

Biển xung quanh Cô Tô đã ở giai đoạn cạn kiệt thủy, hải sản nên nhiều loại hải sản bị cấm khai thác, ngành đánh cá không còn là ngành kinh tế hàng đầu của Cô Tô nữa.

Năm 2006, dân số huyện đảo Cô Tô là 5.240 người với 1.178 hộ dân. Từ năm 1994 đến nay nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ về giá điện, giá xăng dầu, xây dựng nâng cấp cơ sở hạ tầng, hàng ngày đều có tàu khách Vân Đồn - Cô Tô, làm cho đời sống nhân dân nơi đây không ngừng được cải thiện.

Khoảng mươi năm gần đây, Cô Tô bắt đầu phát triển ngành du lịch. Các hạ tầng dịch vụ như khách sạn, nhà hàng được mở ra. Người dân ngoài làm nông nghiệp, đánh cá còn có thêm nghề làm du lịch.

Những dịch vụ xung quanh ngành du lịch đều được dân Cô Tô tham gia như lái xe ô tô điện, bốc vác hàng hóa nơi bến cảng, buôn bán thủy sản, phục vụ trong các nhà hàng, cho thuê xe máy, buôn bán hàng hóa xung quanh các bãi tắm. Nhờ có các dịch vụ này, những người dân ở đây cũng có thu nhập khá trong mùa du lịch - khoảng 500.000đ/ngày.   

38.  Trần Hằng. Tăng cường kiểm tra hoạt động thủy trong mùa mưa bão//http://cand.com.vn.-2016.- Ngày 4 tháng 07.

Những trận giông lốc thường xảy đến bất ngờ trên vùng biển Quảng Ninh vào mùa mưa bão khiến con người không kịp phòng tránh, gây nhiều vụ chìm tàu, thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Từ đầu năm đến nay, trên vùng biển Quảng Ninh xảy ra 3 vụ đắm tàu, 2 vụ cháy tàu tại Cảng tàu du lịch quốc tế Tuần Châu. Dù không có thiệt hại về người nhưng một số tàu vẫn bất chấp quy định chở quá tải, thuyền trưởng không có bằng lái…

Cùng với các tàu du lịch, hiện nay trên địa bàn TP Hạ Long còn xuất hiện những đò, mủng đón khách ven bờ đi tham quan Vịnh Hạ Long. Theo ông Hồ Quang Huy, Phó Chủ tịch UBND TP Hạ Long thì những phương tiện này rất nguy hiểm khi chở khách trái phép, không có đăng ký, đăng kiểm, nhất là trong mùa mưa bão, chính vì vậy UBND TP đã giao cho Công an TP Hạ Long và các phường ven biển kiểm tra, xử lý.

Đại tá Đặng Văn Thịnh, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Công an tỉnh Quảng Ninh lo lắng: “Quảng Ninh có 5 điểm nghỉ đêm trên vịnh với 201 tàu du lịch lưu trú, đây là đối tượng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ mất ATGT, nhất là mùa mưa bão khi giông, lốc xảy đến bất ngờ”.

“Vào các ngày cuối tuần hay dịp nghỉ lễ, lượng khách du lịch đến Quảng Ninh tăng đột biến, nhất là lượng khách có nhu cầu đi tham quan Vịnh Hạ Long, đảo Cô Tô, các xã đảo của huyện Vân Đồn. Trong khi tình trạng cảng, bến, phương tiện chở khách không đảm bảo các điều kiện an toàn, các vụ cháy tàu du lịch, phương tiện chở quá số người quy định vẫn diễn ra. Đội ngũ thuyền trưởng, thủy thủ, thuyền viên ý thức chấp hành pháp luật, tinh thần trách nhiệm chưa cao, còn ít kinh nghiệm hoạt động trên sông nước. Chính vì vậy, tình trạng vi phạm về TTATGT vẫn còn xảy ra, cộng với sự diễn biến phức tạp, khó lường của thời tiết, khí hậu, tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra TNGT mà nguyên nhân do ý thức chủ quan, thiếu tinh thần trách nhiệm của thủy thủ, thuyền viên”, Đại tá Đặng Văn Thịnh cho biết.

Cũng do ý thức kém và vì lợi nhuận, nhiều thủy thủ, thuyền viên đã cho các thuyền gỗ, thuyền nan nhỏ đeo bám, thậm chí chằng buộc vào tàu từ đảo Rều ra động Thiên Cung – Cầu Gỗ và Ba Hang để bán hàng cho du khách. Theo đại diện Đội kiểm tra, xử lý vi phạm trên Vịnh Hạ Long thì “điều này cực kỳ nguy hiểm, rất dễ xảy ra đắm tàu, lật tàu, chìm tàu”.

Nhưng bất chấp nguy hiểm, bất chấp bị kiểm tra, xử lý, nhiều thuyền trưởng và thủy thủ vẫn ngang nhiên vi phạm. Phòng Cảnh sát đường thủy Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2016, đơn vị đã xử lý 16 trường hợp đò bám buộc tàu du lịch để bán hàng vi phạm các quy định về TTATGT.

Ngoài 8.058 phương tiện thủy sản qua lại trên vùng biển mỗi ngày, Quảng Ninh còn có 4 cảng, 35 bến thủy nội địa, hàng trăm tàu chở hàng và 534 tàu vận tải khách du lịch tham quan Vịnh Hạ Long, 70 phương tiện vận chuyển khách tuyến cố định từ trong đất liền ra các xã đảo và huyện Cô Tô, 29 xuồng cao tốc, 110 đò chèo tay phục vụ các dịch vụ vui chơi giải trí.

Với lượng phương tiện vô cùng lớn và 5,4 triệu khách du lịch (6 tháng đầu năm) đến Quảng Ninh thì nhiệm vụ đảm bảo TTATGT đường thủy vô cùng nặng nề. Theo Đại tá Đặng Văn Thịnh thì hạn chế lớn nhất là lưu lượng, phương tiện vận chuyển khách đông, trong khi hạ tầng cơ sở chưa đáp ứng kịp thời.

Điểm neo đậu tàu thuyền, neo đậu lưu trú trên Vịnh Hạ Long vừa quá tải, vừa xuống cấp, nhiều điểm trên luồng tuyến bị khan cạn do đất đá của các dự án san lấp mặt bằng, đặc biệt là chịu sự chi phối rất lớn của thời tiết như giông lốc bất thường, mưa bão gây khó khăn cho công tác quản lý. Hơn thế nữa, tình trạng chở quá tải, vi phạm các quy định của pháp luật về điều kiện an toàn phương tiện vẫn diễn ra.

Để đảm bảo TTATGT đường thủy trong mùa mưa bão, Phòng Cảnh sát đường thủy đã chủ động xây dựng nhiều chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp, biện pháp nhằm phòng ngừa tai nạn.

“Chúng tôi tuyên truyền trên hệ thống loa, cảng bến, sân khấu hóa, đặc biệt biên tập tờ rơi thật ngắn gọn cho bà con dễ hiểu”, đồng chí Thịnh giải thích. Song song với tuyên truyền, trong 6 tháng, đơn vị đã phối hợp lập biên bản tạm dừng hoạt động 40 lượt, cảng bến; xử lý 234 trường hợp tàu du lịch tham quan Vịnh Hạ Long; 6 tàu cao tốc chở khách tuyến cố định và xử lý 98 trường hợp đò chở người.

Điển hình là kiểm tra phát hiện 1 tàu cao tốc của Doanh nghiệp vận tải Thành Hưng chở quá tải 8 khách từ Quan Lạn về Hạ Long, đã xử phạt và dừng toàn bộ hoạt động của 4 chiếc tàu do doanh nghiệp này quản lý trong 15 ngày. Cũng theo UBND TP Hạ Long thì trong 6 tháng đã xử lý 7 trường hợp là tàu du lịch Minh Hương 28 và Phương Hằng 2 vi phạm vì không có chứng nhận đăng ký phương tiện, không có bằng thuyền trưởng theo quy định.

Theo Phòng Cảnh sát đường thủy thì hiện nay các phương tiện thủy của Quảng Ninh không có tàu nào hết hạn đăng ký, đăng kiểm. Tại các cảng tàu đều có cán bộ của đơn vị cùng lực lượng chức năng kiểm tra số người theo quy định và mặc áo phao trước khi xuất bến. Tuy nhiên, khách đi trên biển cởi áo phao là việc rất khó kiểm soát. Sau vụ chìm tàu trên sông Hàn, Quảng Ninh đang siết chặt quản lý phương tiện thủy nhằm đảm bảo TTATGT và an toàn cho du khách.

39.  Trần Hữu. Siết chặt tải trọng xe chở than tại Quảng Ninh//http://www.atgt.vn.- 2016.- ngày 04 tháng 07.

Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban ATGT tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Đức Long vừa có công điện chỉ đạo tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm đối với xe cơi nới thùng, chở than quá tải trọng cho phép.

Theo đó, giao Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với lực lượng chức năng của Sở GTVT và UBND các địa phương liên quan tổ chức kiểm tra, xử lý nghiêm đối với các vi phạm liên quan đến các xe cơi nới thùng, chở than vượt quá tải trọng cho phép; Phối hợp với TTGT sử dụng thường xuyên cân di động để kiểm tra, xử lý nghiêm các xe vận tải quá tải trọng cho phép trên các tuyến đường. Với các doanh nghiệp cung cấp nguồn hàng, cần giám sát chặt chẽ về trọng tải hàng khi bốc xếp lên xe, không để xe chở quá tải rời khu vực kho bãi thuộc địa phận quản lý và phải chịu trách nhiệm về tải trọng của phương tiện khi rời kho bãi.

40.  Vũ Miền. Du lịch Quảng Ninh: “Hãy vì một Hạ Long xanh“//http://vov.vn .-2016 .- Ngày 08 tháng 07.

VOV.VN - Trong thời gian tới, Quảng Ninh sẽ hướng tới một nền du lịch xanh bền vững, phát huy tối đa các lợi thế tự nhiên, gìn giữ cảnh quan, môi trường.

Ngày 7/7, tại Khu du lịch Bãi Cháy, Sở Du lịch Quảng Ninh phát động ra quân làm sạch vệ sinh môi trường với chủ đề: Hãy vì một Hạ Long sạch, đẹp và thân thiện” nhân dịp kỷ niệm 56 năm ngày thành lập ngành Du lịch Việt Nam.

Đây là hoạt động thiết thực mà ngành du lịch Quảng Ninh thực hiện để nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân viên, người lao động về vị trí, vai trò của ngành du lịch với sự phát triển kinh tế - xã hội.

Sau lễ phát động, hàng trăm đại biểu đã xuống đường cùng dọn dẹp môi trường thành phố Hạ Long.

Trải qua 56 năm hình thành và phát triển, ngành Du lịch Quảng Ninh đã phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, song đã từng bước đưa ngành du lịch trở thành ngành mũi nhọn, góp phần vào quá trình vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cải thiện đời sống dân sinh.

Chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2016, Quảng Ninh đã đón 5,4 triệu lượt khách, đạt 70% kế hoạch cả năm, trong đó khách quốc tế đạt gần 2 triệu lượt, tăng 52% so với cùng kỳ năm 2015. Tổng thu từ ngành du lịch đạt hơn 7.000 tỷ đồng. Dự kiến ngành du lịch Quảng Ninh sẽ đón khoảng 8 triệu lượt khách trong năm 2016.

Sở Du lịch Quảng Ninh mới được Chính phủ đồng ý tái thành lập vào tháng 4/2016 với kỳ vọng nâng cao chất lượng quản lý ngành du lịch, sản phẩm du lịch đa dạng, đặc sắc, có chất lượng cao, phấn đấu xây dựng Quảng Ninh trở thành một trung tâm du lịch quốc tế.

Ông Trịnh Đăng Thanh – Phó giám đốc phụ trách Sở Du lịch Quảng Ninh chia sẻ: “Trong thời gian tới, bên cạnh việc tăng trưởng về số lượng, du lịch Quảng Ninh tập trung nâng cao về số lượng, hướng tới một nền du lịch xanh bền vững, phát triển du lịch đi đôi với bảo tồn, phát huy tối đa các lợi thế tự nhiên, gìn giữ cảnh quan, môi trường, góp phần xây dựng Quảng Ninh là điểm đến an toàn, thân thiện”./.

41.  Hiếu Lương. Than Quảng Ninh xuất sắc nhất tháng 5 và 6//http://thethaovanhoa.vn .-2016 .- Ngày 09 tháng 07.

 (Thethaovanhoa.vn) - VPF và Hội CĐV Than Quảng Ninh tìm được tiếng nói chung, đồng thời CLB đất Mỏ được bầu chọn là đội bóng xuất sắc nhất tháng 5 và 6 là những tin chính trong chuyển động bóng đá Việt ngày 9/7.

CĐV Than Quảng Ninh 'tẩy chay' khán đài B sân Cẩm PhảCĐV Than Quảng Ninh 'chơi chiêu' VPFChịu chơi như Hội CĐV Than Quảng Ninh

Sân Cẩm Phả sẽ thôi tĩnh lặng

Hôm qua, Trưởng BTC các giải bóng đá chuyên nghiệp Nguyễn Minh Ngọc đã có cuộc làm việc trực tiếp với Chủ tịch Hội CĐV Than Quảng Ninh ông Trần Lê Trung. Cả hai bên đều đồng thuận tạm gác lại những mâu thuẫn giữa hai bên. Đồng thời, CĐV Than Quảng Ninh sẽ trở lại khán đài B cổ vũ cho đội bóng quê hương thay vì để trống khán đài như 2 tháng qua.

Mâu thuẫn giữa VPF và Hội CĐV Than Quảng Ninh nảy sinh từ công văn số 12 của V-League được ban hành ngày 11/5 về việc “cấm các Hội CĐV sử dụng dàn loa, âm ly công suất lớn ảnh hưởng đến chuyên môn trận đấu”. Hội CĐV Than Quảng Ninh phản đối công văn này, còn VPF rất cứng rắn trong bảo lưu quyết định dẫn đến tình trạng đối đầu suốt 2 tháng qua.

CLB Than Quảng Ninh xuất sắc nhất tháng 5 và 6

Sau khi tổng hợp kết quả bầu chọn, VPF đã công bố CLB Than Quảng Ninh là đội bóng xuất sắc nhất tháng 5 và 6 tại giải VĐQG – Toyota V-League 2016 khi giành 5 chiến thắng, hòa 1 và không để thua trận nào trong 2 tháng qua. 

Ông Chu Đình Nghiêm được bầu là HLV xuất sắc nhất tháng 5 và 6 khi giúp Hà Nội T&T hồi sinh sau khi giành 5/6 trận thắng. Học trò của ông là tiền đạo Hoàng Vũ Samson cũng được bầu chọn là cầu thủ xuất sắc nhất 2 tháng vừa qua.

Trong khi đó, Hội CĐV FLC Thanh Hóa  nhận giải Hội CĐV xuất sắc nhất. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu khi cùng thời gian trên Hội CĐV Than Quảng Ninh và VPF đang mâu thuẫn trong khi Hội CĐV Hải Phòng thì chưa được công nhận.

Hà Nội T&T tiếp đà thăng hoa?

Trước đội khách Long An toàn thua ở 4 vòng đấu gần nhất, nhiều khả năng đội bóng đang có phong độ cao Hà Nội T&T sẽ có một chiến thắng đậm trên sân nhà Hàng Đẫy tại vòng 14.

Nóng bỏng tại Gò Đậu và Cẩm Phả

Chiều nay (9/7), vòng 15 Toyota V-League 2016 diễn ra với hai trận đấu hứa hẹn nhiều hấp dẫn. Bình Dương tiếp Hà Nội T&T tại Gò Đậu với sự thiếu vắng của những trụ cột như Trọng Hoàng, Quang Vinh bị treo giò. Trong khi đó, đội bóng Thủ đô rất quyết tâm có được chiến thắng đầu tiên trước Bình Dương nhằm tiếp tục bám đuổi Hải Phòng trên BXH.

SHB.Đà Nẵng phải làm khách trước Than Quảng Ninh. SHB Đà Nẵng với cặp tiền đạo ngoại Eydison và Merlo đang có phong độ cao. Trong khi đó, Than Quảng Ninh sẽ được tiếp lửa trên các khán đài sau khi Hội CĐV quyết định quay trở lại sân Cẩm Phả cổ vũ trực tiếp cho CLB.

42.  Hấp dẫn phố đi bộ Trần Phú ở Móng Cái (Quảng Ninh)//http://www.dulichvn.org.vn.- 2016.- Ngày 11 tháng 07.

Được đi vào hoạt động từ cuối tháng 5/2015, phố đi bộ Trần Phú là tuyến phố đi bộ đầu tiên trên địa bàn TP Móng Cái. Cũng là tuyến phố đi bộ đầu tiên trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Cứ vào mỗi buổi tối từ thứ 4 đến Chủ nhật hàng tuần, con phố đi bộ Trần Phú lại tấp nập, đông vui, nhộn nhịp hơn bởi sự có mặt rất đông của người dân và du khách.

Phố Trần Phú hay còn gọi là “phố thương mại” vì bình thường khu phố này tập trung khá đông các cửa hàng, cửa hiệu kinh doanh nhỏ lẻ, cũng như các khu chợ quanh khu vực Cửa khẩu quốc tế Móng Cái. Trước đây tuyến phố Trần Phú chủ yếu hoạt động mua bán vào ban ngày. Kể từ khi trở thành phố đi bộ, phố Trần Phú hoạt động sôi động hơn. Phải thừa nhận rằng, vào mỗi buổi tối, diện mạo của khu phố cũng trở nên lung linh, huyền ảo hơn khi được trang điểm thêm hàng chục nghìn bóng đèn màu toả sáng lấp lánh.

Ngoài các cửa hàng kinh doanh cố định, vào buổi tối trên tuyến phố đi bộ được bố trí thêm các quầy bán hàng di động phục vụ người dân và du khách. Tại đây cùng với đa dạng các mặt hàng thời trang, du khách có thể mua sắm các sản phẩm lưu niệm và nhiều mặt hàng phong phú khác. Ấn tượng hơn, trên tuyến phố còn có khu ẩm thực với các món ăn Việt Nam và Trung Quốc, các sản phẩm đặc trưng của tỉnh Quảng Ninh, trong đó có nhiều sản phẩm mang thương hiệu Móng Cái như: Tôm chân trắng, giò, ruốc được chế biến từ lợn Móng Cái, khoai lang Bình Ngọc...

Điều đặc biệt vào các ngày lễ, Tết, tại khu phố đi bộ sẽ diễn ra các hoạt động văn hoá, văn nghệ, sự kiện vui chơi giải trí nhằm thu hút nhân dân và du khách đến tham quan mua sắm.

Để tăng thêm sức hấp dẫn, “níu chân” du khách ở lại lâu hơn với TP Móng Cái, tháng 4 vừa qua, TP Móng Cái tiếp tục khai trương thêm phố đi bộ phường Hoà Lạc, trên cơ sở hạ tầng tuyến phố đường Hữu Nghị, phường Hoà Lạc có chiều dài trên 700m, ngay cạnh công viên sinh thái chạy dọc theo dòng sông Ka Long thơ mộng. Tuyến phố này chủ yếu tập trung các gian hàng giải khát, bán hàng lưu niệm, vui chơi giải trí dành cho trẻ em, cửa hàng thư giãn, chăm sóc sắc đẹp, chăm sóc sức khoẻ cho du khách và nhân dân. Bên cạnh đó, toàn bộ tuyến phố có lắp wifi miễn phí, trang trí các điểm nhấn để chụp hình lưu niệm, lắp đặt camera an ninh và hệ thống âm thanh đường phố trong công viên để phục vụ nhu cầu của người dân và du khách.

Tuyến phố Hoà Lạc mở rộng, nối dài với tuyến phố đi bộ phường Trần Phú trở thành tuyến phố đi bộ TP Móng Cái gắn với khu ẩm thực có chiều dài gần 2km, kết nối giữa trung tâm mua sắm, giải trí với không gian thư giãn, tạo thành sản phẩm du lịch hấp dẫn, thu hút khách.

Phố đi bộ Móng Cái hoạt động từ 19 giờ 30’ đến hơn 22 giờ, vào dịp cuối tuần, ngày lễ, tuyến phố đi bộ này hoạt động muộn hơn, thu hút khá đông du khách tham quan, mua sắm. Đặc biệt vào những tối có tổ chức chương trình sự kiện nghệ thuật đường phố, phố đi bộ thu hút đến hàng nghìn người dân địa phương và du khách.

Đây cũng chính là một sản phẩm du lịch mới, độc đáo của TP Móng Cái về đêm. Một buổi tối thả bộ với phố đi bộ Móng Cái, chắc chắn sẽ để lại cho du khách nhiều ấn tượng khó quên về một thành phố vùng biên giới Đông Bắc của Tổ quốc.

43.  Thanh Hải. Hành hương ngắm cảnh đường lên thác Vàng Yên Tử (Quảng Ninh)//http://www.dulichvn.org.vn.- 2016.- Ngày 11 tháng 07.

 (TITC) - Khu di tích danh thắng Yên Tử (xã Thượng Yên Công, TP. Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) bên cạnh hệ thống chùa, am, tháp mang ý nghĩa lịch sử và giá trị tâm linh, còn có khung cảnh thiên nhiên núi rừng hùng vĩ, ấn tượng nhất là cảnh hai bên tuyến đường dẫn lên thác Vàng.

Từ ga cáp treo 2 ở phía tây chùa Hoa Yên, đi men theo con đường lát đá, du khách sẽ thấy biển chỉ dẫn đường đến thác Vàng Yên Tử. Điểm dừng chân khám phá đầu tiên trên tuyến đường này là thác Ngự Dội. Tương truyền, đây là nơi xưa kia Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông thường tắm gội.

Thác cao 18m, bắt nguồn từ dòng suối Long Khê (Khe Rồng) trên núi Yên Tử. Tiếp theo, du khách sẽ đến am Thiền Định (hiện chỉ còn nền am), tương truyền là nơi tọa thiền của Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông sau khi ngài tắm ở thác Ngự Dội. Từ đây, du khách đi đến cuối con đường sẽ thấy thác Vàng cao 14,5m, được tạo nên bởi nhánh thứ hai của dòng suối Long Khê. Xung quanh thác có nhiều cây gỗ lớn. Nằm về phía đông thác Vàng là thác Bạc bắt nguồn từ dòng suối Bạc. Vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm), cả hai thác đều có nhiều nước chảy xối xả xuống phía nam, ôm lấy thung lũng Giải Oan, tạo thành một minh đường tụ thủy lưu giữ khí thiêng vùng núi Yên Tử.

Một điều ấn tượng khi du khách hành hương lên thác Vàng Yên Tử là có dịp chiêm ngưỡng cánh rừng nguyên sinh ở 2 bên đường đi. Cánh rừng này có nhiều cây dây leo, cây dại mọc đan xen rừng trúc, rừng tùng cổ trải rộng từ chân núi lên đỉnh núi. Đặc biệt, khu rừng này còn có những cây mai còn gọi là “Đại lão mai vàng Yên Tử” cao hơn 10m, có đường kính từ 40 – 50cm. Tương truyền rằng, vào thế kỷ 13, vua Trần Nhân Tông sau khi lên núi Yên Tử tu hành đã cùng các phật tử trồng mai vàng trên khắp vùng núi Yên Tử, nhiều nhất là tại khu vực chùa Đồng, chùa Một Mái, thác Vàng, thác Bạc...

Có dịp đến khu di tích danh thắng Yên Tử, đặc biệt là vào khoảng giữa tháng 4 âm lịch hàng năm, du khách sẽ có dịp chiêm ngưỡng hoa mai vàng nở rộ thành chùm lớn, từng bông xoè rộng 5 cánh vàng rực, lộc xanh biếc, tỏa hương thơm dịu mát. Với những đặc tính vốn có, mai vàng Yên Tử được các nhà nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước đánh giá là một nguồn gen quý của Việt Nam và được đề xuất nhân giống để bảo tồn và phát triển.

44.  Vũ Phong Cầm. Quảng Ninh: Tạc tượng Bí thư Khu ủy đầu tiên ở địa phương//http://www.baoxaydung.com.vn.- 2016.- Ngày 12 tháng 07.

(Xây dựng) - Tỉnh Quảng Ninh đang chuẩn bị trùng tu, tôn tạo Tượng đài Bí thư đầu tiên của Đặc khu uỷ khu mỏ, nay là tỉnh Quảng Ninh.

Đó là bức tượng cụ Vũ Văn Hiếu, sinh năm 1907, quê ở xã Hải Anh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Cụ ra mỏ hoạt động cách mạng, làm Bí thư đầu tiên của Đặc khu uỷ khu mỏ, nay là tỉnh Quảng Ninh. Ngày ấy, cụ còn kiêm chức phụ trách công tác vận động công nhân ở Hà Nội, liên lạc với các tổ chức đảng ở một số tỉnh miền Bắc và miền Trung, giúp việc cho Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ, phụ trách cơ quan Văn phòng Trung ương Đảng. Cụ bị thực dân pháp bắt đày ra nhà tù Côn Đảo hai lần, hy sinh đầu năm 1943.

Cụ Vũ Văn Hiếu có nhiều công lao với cách mạng, chống giặc ngoại xâm, năm 2015 được Chủ tịch nước truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân.

Tượng đài của cụ được xây dựng lần thứ nhất vào năm 1990, bằng chất liệu xi măng và đặt tại sân một trường học ở khu vực Khe Cá, phường Hà Tu. Đợt trùng tu xây dựng lần thứ hai vào năm 1999, bằng chất liệu đá hoa cương trắng, bề thế hơn trước; vị trí đặt tượng tại sân Nhà văn hóa công nhân mỏ Hà Tu, nơi cụ làm thợ và hoạt động cách mạng, có không gian thoáng, trang trọng hơn.

Lần này là lần thứ ba, quy mô xây dựng lớn hơn nhiều so với hai lần trước. Công tác chuẩn bị đầu tư công phu hơn. Tỉnh Quảng Ninh đã thuê nhà tư vấn giỏi nghề và mở nhiều cuộc hội thảo khoa học, trưng cầu ý kiến của các nhà sử học, họa sĩ điêu khắc, qui hoạch kiến trúc tài danh tham kiến.

Tại một hội thảo gần đây, đơn vị tư vấn đã giới thiệu 5 mẫu tượng cụ Vũ Văn Hiếu để hội đồng thẩm định, lựa chọn. Hội đồng đã lựa chọn 2 phương án để trình lãnh đạo tỉnh xem xét quyết định. Đó là mẫu tượng cụ Vũ Văn Hiếu tạc bán thân, cao khoảng từ 6 đến 7 mét (bao gồm cả bục, bệ), bằng chất liệu đồng; bục bệ mô phỏng hình dạng vỉa than. Nhưng bên nề hội thảo vẫn còn ý kiến, trang phục của cụ chưa được như mong muốn, về một nhà cách mạng xuất thân từ đồng ruộng, làm thợ mỏ cần có nét đặc trưng của giai cấp công nhân mỏ.

Tỉnh Quảng Ninh đã dành quĩ đất đắc địa 8.536m2, nền tòa nhà Thư viện Quảng Ninh (cũ) ở khu vực Lán Bè, thuộc phường Bạch Đằng, nay quy hoạch vườn hoa Hạ Long. Tượng đài cụ Vũ Văn Hiếu kết nối với Khu đài tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ của tỉnh ở khu hồ Cô Tiên, thành tổng thể công trình văn hóa lịch sử mỹ quan. Dự kiến công trình sẽ được hoàn thành trước ngày 30/10/2016.

45.  Nguyễn Hội. Khám phá di tích - danh thắng động Đông Trong, Quảng Ninh//http://www.dulichvn.org.vn.- 2016.- Ngày 14 tháng 07.

Nằm trong Vịnh Bái Tử Long, thuộc địa giới hành chính thị trấn Cái Rồng (huyện Vân Đồn), động Đông Trong không nổi tiếng như những hang động trên Vịnh Hạ Long, nhưng vẫn có nét độc đáo, hấp dẫn riêng đối với du khách. Đây không chỉ là danh thắng, mà còn là một di tích lịch sử với những dấu vết cư trú rất rõ rệt của người tiền sử thời kỳ đồ đá…

Thạch nhũ hình Phật Di Lặc ngồi trên lưng rùa, trên đầu là trái phật thủ trong động Đông Trong.

Nằm cách cảng Cái Rồng chưa tới 10 phút đi đò máy, động Đông Trong (tên chữ là Vọng Hải Sơn Động) trên núi Đông Trong - một núi đá tự nhiên nhô lên trên biển, thực sự là một bất ngờ, là một điểm nhấn của Vịnh Bái Tử Long mà không nhiều người biết tới. Động có nhiều cửa vào từ các hướng Đông, Tây, Bắc, nhưng cửa đi từ phía Đông rộng và thuận lợi nhất. Động gây ấn tượng với chúng tôi ngay từ khi bước chân vào cửa. Cửa động khá rộng, vòm động cao, đi vào 3-4m đã bắt gặp những hình ảnh nhũ đá kỳ thú, đẹp mê hồn. Ngay gần cửa, phía bên phải là một thạch nhũ giống hệt hình một “cụ voi” che lọng, đối xứng phía bên trái là một thạch nhũ khiến ta liên tưởng đến hình ảnh Phật Di Lặc cưỡi rùa, đầu đội trái phật thủ. Tiếp tục hành trình vào sâu trong động, du khách không khỏi ngỡ ngàng trước những hình thù đa dạng, lộng lẫy của thạch nhũ mà “mẹ thiên nhiên” sáng tạo ra. Chỗ thì thạch nhũ hình rùa, chỗ hình chim phượng, chỗ hình đầu rồng, mà theo sự giới thiệu của ông Lưu Văn Tốt, người có công trông giữ và đầu tư tôn tạo đảo - động nhiều năm, thì động Đông Trong có đủ tứ linh vật: Long, ly, quy, phượng. Ngoài ra còn có những thạch nhũ hình đức Phật, hình đức Chúa Giê-su chịu nạn, hình tháp nghiêng Pisa nổi tiếng của Ý và nhiều hình thù kỳ thú mê hồn khác. Bên cạnh đó, hòn Đông Trong cũng là hòn đẹp nhất trong các đảo từ khu vực hòn Rều Đá ngoài đến hòn Hang Người, đứng từ cầu cảng nhìn núi Đông Trong như một chú sư tử đang nằm. Từ đỉnh núi Đông Trong, du khách được thoả tầm mắt ngắm nhìn phong cảnh hùng vĩ của Vịnh Bái Tử Long và xa hơn là Vịnh Hạ Long, nhìn lên phía Đông Bắc các hòn Ngón Chân, Rều Đá ngoài, các núi mọc lên từ biển nhìn đẹp như một bức tranh thuỷ mặc; trông về cầu cảng, thuyền bè san sát tấp nập, phố biển tựa lưng vào Hòn Rồng; phóng tầm mắt về phía Vịnh Hạ Long, hòn Rồng như một con rồng lớn đang bơi ra biển, hòn Tỳ Nam như rùa xanh, mờ xa hơn có hòn Beo Đá giống như mãnh hổ thu mình, hai bên có di chỉ khảo cổ Hang Người và hang Soi Nhụ.

Cùng với vẻ đẹp lộng lẫy, động Đông Trong còn có điểm độc đáo so với nhiều hang động khác. Trong động có dấu vết cư trú rất rõ của người tiền sử thời kỳ đồ đá, đó là những bộ xương người hóa thạch nằm dính liền vào đá; là những công cụ lao động, đồ dùng bằng đá mà ông Lưu Văn Tốt và những nhà khảo cổ học Việt Nam phát hiện ra ở nơi sâu nhất của hang động. Qua kết quả nghiên cứu có thể khẳng định đó là dấu tích của nền Văn hoá Hạ Long cách ngày nay khoảng 4.000 năm (công cụ sản xuất, đồ dùng sinh hoạt, đồ trang sức...). Căn cứ vào các dấu tích còn để lại ở tầng văn hoá có thể thấy rằng người cổ ở động Đông Trong đã duy trì nền kinh tế hỗn hợp giữa kinh tế biển và kinh tế săn bắt, hái lượm trên dải đất ven bờ.

Động Đông Trong được ông Lưu Văn Tốt đầu tư tôn tạo từ hơn 10 năm nay với số tiền khá lớn (từ năm 2004 đến 2011 theo kiểm toán nhà nước, ông đã đầu tư vào đảo, động trên 26 tỷ đồng), nhưng do những khó khăn cả chủ quan lẫn khách quan, nên đến nay cảnh quan trên đảo phía ngoài hang động còn tương đối ngổn ngang, dịch vụ ăn nghỉ chưa có, công tác quảng bá cho di tích danh thắng thì hết sức hạn chế. Có lẽ đây chính là những lý do mà một di tích - danh thắng đẹp, có giá trị lịch sử cao, vị trí đi lại thuận lợi, lại ít được biết tới, lượng khách tham quan rất hạn chế. Trong quá trình đầu tư, ông Tốt đã đổ cát tạo mặt bằng ở chân núi; xây dựng được hệ thống bậc lên, đường đi trong động tương đối thuận lợi; có biển chỉ dẫn, chú thích trong động; hệ thống đèn chiếu sáng trong động. Ông Tốt với những hiểu biết của mình về động đã trở thành một hướng dẫn viên không chuyên giới thiệu về cảnh quan, giá trị lịch sử của động. Hiện công ty của ông Tốt đang tiếp tục trình hồ sơ xin phép các cấp, ngành liên quan để tiếp tục đầu tư xây dựng những hạng mục trên đảo, nhằm khai thác và phát huy giá trị di tích - danh thắng động Đông Trong.

Động Đông Trong là một di tích - danh thắng có giá trị (đã được xếp hạng cấp tỉnh năm 2007), một điểm đến có tiềm năng du lịch rất lớn của huyện Vân Đồn, là một điểm nhấn trong hành trình du lịch khám phá Vân Đồn nói riêng, Quảng Ninh nói chung. Vì vậy, cần tạo điều kiện về mặt pháp lý, thủ tục hành chính; hướng dẫn về chuyên môn để nhà đầu tư có điều kiện thuận lợi trong đầu tư tôn tạo, khai thác du lịch; đưa vào tuyến điểm du lịch; tăng cường công tác quảng bá để động Đông Trong thực sự trở thành một điểm đến không thể bỏ qua trong hành trình du lịch khám phá Vân Đồn và Vịnh Bái Tử Long.

46.  Cái Chiên: “Ngôi sao du lịch” đang lên của Quảng Ninh//http://toquoc.vn.- 2016 .- Ngày 18 tháng 07.

 (Tổ Quốc) -Đảo Cái Chiên (xã Cái Chiên, huyện Hải Hà), cách đất liền khoảng 15km, đang là điểm đến hấp dẫn mới đối với du khách trong và ngoài tỉnh, nhất là du khách đến từ Hà Nội.

Theo báo Quảng Ninh, tuy không hiện đại, phát triển như Quan Lạn hay Cô Tô, nhưng đảo Cái Chiên với vẻ đẹp hoang sơ, thuần khiết của biển và rừng, thực sự là điểm đến lý tưởng cho những người yêu thiên nhiên, ham khám phá.

Cái Chiên vẫn giữ được những nét đẹp tự nhiên vốn có, khí hậu trong lành, không gian yên tĩnh với những cánh rừng nguyên sinh trên đảo, hệ động, thực vật đa dạng và phong phú, đặc biệt là những bãi cát ven biển, nước trong veo, chưa có sự tác động nhiều của con người...

Hiện tại trên địa bàn xã Cái Chiên có nhiều bãi cát ven biển đẹp nhưng có 3 bãi biển có thể phát triển được loại hình du lịch tắm biển đó là các bãi Cái Chiên, Vụng Bầu và Đầu Rồng.

Không chỉ có cảnh đẹp thiên nhiên hoang sơ, bãi biển đẹp, ẩm thực nơi đây vô cùng phong phú với các loại hải sản tươi ngon. Người dân trên đảo rất thân thiện và hiếu khách, họ sẵn sàng hướng dẫn du khách đánh bắt cá, câu mực, bắt ốc...

Đảo Cái Chiên được coi là hiện tượng du lịch nổi bật nhất của Quảng Ninh trong dịp hè này.

Nhiều đơn vị kinh doanh lữ hành đã thiết kế chương trình du lịch 2 ngày từ Hà Nội đến đảo Cái Chiên.

Trước đó, tháng 4 năm nay, đảo Cái Chiên đã có điện lưới quốc gia và đảo Cái Chiên được tỉnh Quảng Ninh công nhận là một trong 3 điểm du lịch tại huyện Hải Hà./.

47.  “Hòn ngọc thô” Vĩnh Thực//http://laodongthudo.vn.- 2016.- Ngày 20 tháng 07

Ít ai biết, ngoài những hòn đảo nổi tiếng như Quan Lạn, Cô Tô… Quảng Ninh còn có một “hòn ngọc thô” mang tên Vĩnh Thực.

Cách TP Móng Cái (Quảng Ninh) chừng 20km về phía Nam, muốn ra đảo Vĩnh Thực, bạn phải đi xuồng từ Mũi Ngọc (phường Bình Ngọc, TP Móng Cái). Chiếc xuồng nhỏ lướt trên sóng bạc, đất liền xa dần, chỉ thấy trước mắt là những bãi cát trắng, biển xanh biếc, những hòn đảo lớn nhỏ nhô lên từ mặt biển. Sau hơn 10 phút cưỡi trên sóng bạc đảo Vĩnh Thực hiện ra khiến nhiều người ngỡ ngàng với cảnh sắc nơi đây, một màu xanh trù phú, chim hót líu lo.

Và tuyệt nhất là được hít hà mùi biển mát lịm. Trước mắt bạn, một bên là biển trời mênh mông, một bên là những con đường quanh co rợp bóng cây xanh, bất giác, không ít người phải tự vấn xem nên chọn đi hướng nào. Nhưng dù gì, bạn cũng không thể bỏ lỡ những bãi cát trắng mịn màng, trải dài hàng cây số ở đây. Đó là bãi tắm Đầu Đông (xã Vĩnh Thực) và Bến Hèn (xã Vĩnh Trung). Dọc bờ biển là rừng phi lao thẳng tắp, xanh mướt soi bóng xuống mặt nước biếc.

Biển ở đây trong và “hiền dịu” vô cùng. Ngay cả những đứa trẻ cũng có thể chơi thoải mái trên bãi biển với sóng vỗ nhè nhẹ. Buổi chiều sau khi tắm xong, bạn có thể lên rừng phi lao mắc võng nằm thư giãn nghe tiếng sóng vỗ rì rào, tiếng chim hót líu lo… Sau khi đắm mình trong làn nước mát lành, bạn đừng quên, hòn đảo này vẫn còn nhiều điều thú vị đang chờ khám phá.

Những con đường hai bên xanh màu lá, điểm tô bởi những sim tím và hoa dại, sẽ dẫn bạn đến với ngọn hải đăng thơ mộng. Ngọn hải đăng Vĩnh Thực là một trong những ngọn hải đăng đầu tiên trên biển Việt Nam, nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc được xây dựng từ năm 1962, với tháp đèn hình trụ, được thắp sáng bằng năng lượng mặt trời. Từ đây, bạn có thể gom vào tầm mắt cả vùng biển đảo Vĩnh Thực trữ tình, và chiêm ngưỡng vẻ đẹp mũi Sa Vĩ.

Nếu thích chụp ảnh, bạn hãy nhờ người dân chỉ đường đến bãi đá cổ, ở đó, hàng ngàn năm sóng vỗ bờ “tạo dáng” cho đá vừa da dạng, vừa độc đáo, đẹp mắt. Ngoài khám phá cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, bạn có thể tìm hiểu cuộc sống của những ngư dân thân thiện mến khách nơi đây.

Hãy cùng họ đi biển đánh cá, câu mực trong các tour du lịch cộng đồng. Bạn sẽ được cư dân trên đảo chế biến cho những món hải sản thật ngon, dân dã với dư vị đậm đà khó quên.

48.  Văn Nguyễn. 500 du thuyền Hạ Long: Vươn tầm ra biển lớn//http://www.baoxaydung.com.vn.- 2016.- Ngày 22 tháng 07.

(Xây dựng) - Vịnh Hạ Long xưa chỉ là vùng biển đảo hoang sơ, lèo tèo vài khu làng chài với những mảnh đời chật vật bởi nghề chài lưới… Rồi cũng chính những người dân chài ấy, người Quảng Ninh đã quần tụ về đây đưa Hạ Long chuyển sang trang sử vàng chói lọi… Di sản Thiên nhiên; Kỳ quan Thiên nhiên thế giới nổi lừng lẫy năm châu. Nhưng, du lịch Hạ Long càng phát triển nhộn nhịp càng thu hút nhiều tập đoàn lớn về đây đầu tư sôi động. Và không còn cách nào khác những ông chủ nhỏ của 500 con tàu du lịch phải liên kết lại bằng cách cổ phần hóa thành doanh nghiệp lớn để tồn tại, để phát triển.


 

Sự thành công kỳ diệu

Kinh tế thị trường sòng phẳng lắm, nghiệt ngã lắm. Nó đưa vịnh Hạ Long tiến xa hơn và dường như bỏ rơi những chủ tàu du lịch, những người đã dày công nuôi lớn nó. Và không còn con đường nào khác họ phải phát triển lên một tầm cao mới để tồn tại. Đó là gom nhau lại, hùn nhau lại tạo thành một tổng công ty cổ phần đủ tầm trước “sóng gió” bởi “ cơn bão” thị trường.

Công bằng mà nói, chúng ta nên vinh danh những người Hạ Long nói riêng, những người Quảng Ninh nói chung, họ đã và đang làm nên kỳ tích đó là, nếu như năm 1996 vịnh Hạ Long mới chỉ đón vỏn vẹn khoảng 326 lượt khách đến tham quan thì nay du khách bốn biển, năm châu đã về đây hội tụ tới khoảng 10.000 khách/ngày.

Nhưng chúng ta cũng cảm thông, chia sẻ cùng họ bởi một số chủ tàu những “anh hùng trên Vịnh” họ cũng chỉ cần có trong tay cái bằng lớp bảy cũ… Có người trong số họ phải thắt lưng, buộc bụng cả gan đi ở nhờ, ở thuê để dành tiền mua nhà đóng tàu du lịch. Có kẻ phải chạy đôn, chạy đáo khắp nơi vay chằng, nợ đụp… vét từng đồng vốn đóng tàu… Tưởng rằng kinh doanh tàu du lịch là bỏ ra “một vốn, bốn lời”, nhưng cũng có những chủ tàu ngậm ngùi ra khỏi nhà để thi hành án phát mại tài sản…Thế đấy, bên cạnh những thành công cũng là xương, là máu, là mồ hôi phải đổ. Nhưng sau đấy vẫn còn nhiều “ cuộc chiến” khác đang rình rập…

“ Cuộc chơi” không phải tự do !

Chỉ tính từ đầu năm 2011 đến nay các chủ tàu khách du lịch tại địa phương còn phải chấp hành các quy định dưới luật như sau:

Quyết định 716/2011/QĐ-UBND ngày 15/3/2011 về việc: “Quản lý hoạt động tàu vận chuyển khách tham quan, du lịch và lưu trú khách du lịch trên vịnh Hạ Long”;

Quyết định 3636/2013/QĐ-UBND về việc quy định tạm thời quản lý hoạt động tàu du lịch trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long;

Sở GTVT Quảng Ninh ban hành Quyết định 7660/QĐ-SGTVT, ngày 31/12/2013 về: “phê duyệt phương án tổ chức điều hành, sắp xếp tàu du lịch đón khách tham quan, lưu trú trên vịnh Hạ Long tại các cảng, bến khách”;

Ngày 17/9/2014 Sở GTVT Quảng Ninh ban hành Văn bản 4445/SGTVT – QLVT về việc: “Kiểm tra và duy trì chất lượng sơn trắng tàu du lịch”;

Ngày 11/6/2014 Sở Tài chính Quảng Ninh lại ban hành Thông báo số: 1965/TB-STC quy định mức giá từng loại dịch vụ, và hình thức kinh doanh du lịch;

Quyết định 4088/2015/QĐ-UBND ngày 21/12/2015 của tỉnh Quảng Ninh về việc ban hành Quy định tạm thời về quản lý hoạt động tàu du lịch trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long;

Quyết định 3625/QĐ-UBND ngày 8/4/2016 của tỉnh Quảng Ninh về việc tạm dừng viêc đóng mới, thay thế tàu vỏ gỗ hoạt động tàu du lịch trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long;

Nghị quyết 241/2016/NQ-HĐND ngày 8/4/2016 của HĐND tỉnh Quảng Ninh về việc thông qua một số quy định đặc thù tạm thời để nâng cao chất lượng và quản lý hoạt động của tàu du lịch trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long;

Quyết định 1069/2016/QĐ-UBND ngày 8/4/2016 của tỉnh Quảng Ninh về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tạm thời về quản lý hoạt động tàu du lịch trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long ban hành kèm theo Quyết đinh 4088;

Quyết định số 998/QĐ-UBND ngày 1/4/2016 của tỉnh Quảng Ninh về phê duyệt kế hoạch nâng cao chất lượng và quản lý đội tàu du lịch hoạt động trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long đến năm 2020…

Qua những liệt kê trên cho thấy với trình độ của các chủ tàu du lịch như hiện nay bên cạnh những nghĩa vụ phải tuân theo một “ rừng” các văn bản luật pháp của Chính phủ cũng đã khó, lại còn phải có trách nhiệm chấp hành những vô vàn những quy định khác của địa phương. Vậy thì câu hỏi đặt ra là họ nên chọn làm nghề luật hay nghề kinh doanh đây? Chắc chắn là không giỏi cả hai được.

Cơ hội hay thách thức?

Việc thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN được thành lập tháng 12/2015 đã trở thành cú huých khiến các chủ tàu không còn bình tĩnh theo kiểu phó mặc “ ta về ta tắm ao ta” được nữa.

Với số dân trong toàn khối ASEAN khoảng 600 triệu người; tăng trưởng GDP của toàn khu vực ước tính khoảng 7%/ năm; tổng GDP của 11 nước trong khối ASEAN khoảng 2370 tỷ USD ( năm 2014), và Việt Nam đang đứng hàng thứ 5/11 nước. Với năng suất lao động xếp vào hạng thấp trong khối ASEAN, Việt Nam chỉ có năng suất lao động nhỉnh hơn Lào, Campuchia, Myanmar một chút. Quản trị doanh nghiệp kém, tư duy và tầm nhìn kinh doanh ngắn, “mạnh” về thế kinh doanh “ chộp giựt”… đó là một thực trạng của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp du thuyền nói riêng.

Từ nay, việc doanh nghiệp trong khối ASEAN đầu tư tại 11 nước là tự do không còn rào cản nào nữa về ranh giới lãnh thổ, địa lý… Trong khi Việt Nam là nước rất hấp dẫn về nhân công giá rẻ, tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý tốt, an ninh chính trị ổn định… Và thế mạnh của các doanh nghiệp ASEAN không phải sản xuất hàng hóa, thiết bị công nghệ cao mà là kinh doanh dịch vụ thương mại – du lịch. Do vậy vịnh Hạ Long, Bái Tử Long của Quảng Ninh chắc chắn sẽ không ngoài tầm với của những nhà đầu tư trong khối ASEAN trong nay mai.

Có thể nói rằng hàng chục doanh nghiệp du thuyền của Quảng Ninh đã thành công, lớn mạnh từ khoảng 500 con tàu gỗ được sản xuất từ những “lò mộc” truyền thống, không theo một thiết kế kỹ thuật, kiểu dáng nhất định. Họ trưởng thành từ kinh nghiệm, phát triển theo hướng tự phát. Định hướng phát triển doanh nghiệp luôn chi phối bởi các chính sách luôn thay đổi, khiến cho các doanh nghiệp này luôn bị động, lúng túng…dò tìm…tương lai…

Một doanh nghiệp muốn phát triển bền vững, đúng tầm ít nhất anh phải hiểu, phải nắm vững môn kinh tế học vi mô, vĩ mô, nhưng rất tiếc là có rất nhiều trong số chủ tàu du lịch tại Quảng Ninh lại chưa hề biết điều đó. Đó là một trong những lỗ hổng về kiến thức khiến những doanh nghiệp nhỏ khó trụ vững trong thị trường của những doanh nghiệp lớn.

Vì thế, muốn có lợi nhuận nhiều doanh nghiệp phải “ lách thuế, trốn thuế”, phải chộp giựt khách bằng cách cạnh tranh giảm giá tour, tăng giá dịch vụ ăn uống quá đáng, giảm tiền trả lương của thuyền trưởng, nhân viên… nói chung là “ một nghìn lẻ một” cách không lành mạnh khiến các nhà quản lý luôn đau đầu tìm ra phương pháp siết chặt hơn. Điều này càng khiến “ cuộc chơi” giữa nhà quản lý và doanh nghiệp càng tiêu cực hơn theo hướng “ vỏ quýt càng dày, móng tay càng nhọn” .

Cơ hội cuối cùng

Không còn nghi ngờ gì nữa, từ một vùng biển hoang sơ lởm chởm bởi những ngọn núi đá vôi trồi lên trên mặt nước, vịnh Hạ Long đã trở thành thương hiệu, điểm hấp dẫn du khách bốn phương cũng như những nhà đầu tư trong và ngoài nước. Một Di sản thiên nhiên thế giới, một Kỳ quan thiên nhiên thế giới – vịnh Hạ Long đã trở thành một mỏ vàng vô giá, vô tận khiến nhiều tập đoàn lớn làm ăn bài bản từ nước ngoài trở về đầu tư… Rồi mai đây là những nhà đầu tư lớn từ các nước trong khối ASEAN cũng sẽ đến… vịnh Hạ Long đã rũ mình đứng dậy, nó đón nhận tất cả các nhà đầu tư theo tầm quốc tế. “ Sân chơi” kinh doanh du lịch trên vùng vịnh Hạ Long sẽ không còn là của riêng người Quảng Ninh nữa, nó sẽ sôi động hơn, đầy thử thách hơn. Người ta ví sự thay đổi này như ta đập bỏ chợ truyền thống sập sệ với những mái lá đơn sơ, kèo nghiêng, cột vẹo… để xây một trung tâm thương mại hiện đại cao tầng. Khi đó anh không thể bưng mớ rau, mớ tép ngồi bệt xuống nền chợ để bán nữa mà là những chủ quầy, ki ốt được quy hoạch, chất lượng hàng hóa, vệ sinh, an toàn… được kiểm soát chặt chẽ cùng các chính sách thuê , thuế rất cụ thể, rõ ràng.

May thay những chủ tàu Hạ Long cũng đã ý thức được điều này. Họ hiểu, không sớm thì muộn, không chóng thì chày phải tập hợp nhau lại, phải liên kết nhau lại…

Nếu liên kết theo kiểu hiệp hội chăng? Nhữngt ông chủ của các tập đoàn lớn khẳng định rằng, mình đã tham gia quá nhiều hiệp hội nhưng rốt cuộc đó chỉ là cuộc vui mà thôi. Bởi mối quan hệ giữa các thành viên với lãnh đạo hiệp hội không mang tính bắt buộc nên nghĩa vụ thì không có, trách nhiệm rất mờ nhạt. Mối quan hệ đó không phải là hữu cơ, không phải là mối quan hệ sinh tồn ràng buộc. Bản thân lãnh đạo hiệp hội thường là một doanh nghiệp cho nên họ cũng phải cân nhắc sự hơn thiệt giữa lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể. Đó là một thực tế đầy mâu thuẫn.

Vậy thì lựa chọn cuối cùng và hợp lý là 500 con tàu gỗ hiện nay hãy liên kết lại thành tổng công ty cổ phần, bằng cách đó họ tiết kiệm rất nhiều chi phí về nhân công và điều hành sẽ thống nhất hơn, khoa học hơn rất nhiều. Bằng cách này chỉ cần một lệnh điều hành duy nhất ấn định giá vé tour sao cho hợp lý thay vì những cuộc cạnh tranh ngầm phá giá là nguy cơ thua lỗ rồi họ lại có thể tìm cách bù lỗ bằng những tiểu xảo trái pháp luật, gây tổn hại đến hình ảnh du lịch Hạ Long.

Với lượng khách du lịch tham quan Vịnh qua Cảng khách Quốc tế Tuần Châu hiện nay khoảng 10.000 lượt khách/ngày nếu do một tổng công ty đảm trách thì chỉ cần huy động từ 250 – 300 tàu chở là đủ, số tàu còn lại đưa vào duy tu, bảo trì, bảo dưỡng sẽ rất hợp lý và hiệu quả hơn. Mặt khác, những con tàu đã đến hạn ngừng chạy vì hết niên hạn sử dụng vẫn còn cổ phần ( giá trị vô hình: quyền kinh doanh và thương hiệu).

Một thực tế khác cho thấy những chủ tàu nhỏ rất lo sợ kiểu “ ngàn cân treo sợi tóc” nếu như có một sự rủi ro nào đó do con người hay thiên nhiên đối với tàu của họ thì coi như bao năm kinh doanh có thể trắng tay ngay lập tức. Kinh doanh tàu du lịch với chỉ vài ba con tàu trở lại người ta coi sự nguy hiểm như “ trứng để đầu núi” là như vậy. Nếu vào tổng công ty cổ phần lớn thì những chủ tàu nhỏ tránh được hiểm họa trên.

Vấn đề mua phí bảo hiểm và được chi trả bảo hiểm với những con tàu du lịch là một vấn đề rất quan trọng nhưng hầu như các doanh nghiệp nhỏ chưa hiểu thấu đáo luật và hay bị động nên khi xảy ra tranh chấp trong hợp đồng họ thường chịu lép vế, thua thiệt. Đây là một quan hệ dân sự do vậy hợp đồng là cả hai bên đều có quyền thỏa thuận thay đổi điều, khoản trước khi ký kết. Nhưng bên bán bảo hiểm thường đưa ra bản hợp đồng soạn sẵn sao cho có lợi cho mình và đẩy phía bất lợi cho chủ tàu. Như vậy chỉ khi vào công ty lớn có bộ phận chuyên trách về luật mới biết cần phải làm gì khi ký kết hợp đồng bảo hiểm.

Ngoài ra, khi quan hệ với các cơ quan quản lý nhà nước, xử lý các tranh chấp xảy ra, quản lý an ninh, an toàn, trật tự… thì tổng công ty mới có đủ các phòng ban chức năng được trang bị trình độ và kinh nghiệm đầy đủ để giải quyết công việc có hiệu quả hơn.

Công bằng mà nói không một chủ tàu nào mong muốn cái “ tôi” của mình hòa lẫn vào cái “ chúng ta” . Nhưng trước những sự thách thức lớn của nền kinh tế thị trường, của sự hòa nhập kinh tế quốc tế và khu vực thì họ cũng đều hiểu rằng không gì hơn là sự: Phát triển bền vững, và con đường cuối cùng chắc chắn phù hợp nhất là liên kết lại thành tổng công ty cổ phần./.

49.  Xuân Quảng. Gìn giữ điệu chèo ở Đông Triều//http://daidoanket.vn.- 2016.- Ngày 22 tháng 07.

Chủ nhật hàng tuần, tại nhà ông Nguyễn Văn Quân ở khu Yên Lâm 4, phường Đức Chính, TX Đông Triều (tỉnh Quảng Ninh) lại rộn ràng những làn điệu chèo. Những người say mê các làn điệu chèo cổ ở đây không chỉ của phường Đức Chính, mà còn cả ở các xã Hồng Phong, An Sinh và phường Xuân Sơn trong thị xã. Bà Nguyễn Thị Môn ở thôn Bình Lục Thượng, xã Hồng Phong, đã 72 tuổi, là nhân tố “giữ lửa” và ông Quân là người “truyền lửa” cho cả nhóm.

Những làn điệu chèo của vùng quê đã ăn sâu vào tâm trí ông Quân từ thủa ấu thơ, nên sau khi nghỉ hưu từ năm 2000, ông đã nung nấu ý tưởng thành lập và duy trì nhóm hát chèo... Đến thăm ông Quân lúc ông đang cùng cả nhóm chèo luyện hát bài chèo cổ Đào liễu, ông hào hứng cho hay, duy trì và phát triển được nhóm hát chèo như hiện nay thực sự là công sức của các thành viên yêu và đam mê hát chèo. Không chỉ bỏ thời gian công sức, mà toàn bộ những nhạc cụ, như đàn tam, nhị, đàn bầu, đàn nguyệt, trống, sáo và cả đàn organ điện tử phục vụ hát chèo đều do ông tự mua sắm để phục vụ cho việc luyện tập, ai có thêm thì khi tập mang theo…

Những ngày đầu mới quy tụ lại, các thành viên người biết thì dạy người chưa biết để cùng làm quen với cách hát sao cho đúng nhịp, phách chèo. Với sự kiên trì tập luyện và tình yêu dành cho hát chèo, sự tận tình chỉ dạy, cùng nhau học những làn điệu chèo cổ trong sách vở, nhóm chèo của ông Quân đã được mời đi phục vụ khi xã và các thôn đón nhận danh hiệu làng văn hoá, rồi phục vụ các sự kiện của Hội Người cao tuổi thị xã; giao lưu với các xã, phường trên địa bàn… Đồng thời, nhóm đã tự dàn dựng một số tiểu phẩm để đi tham gia hội diễn và duy trì những làn điệu chèo trên quê hương.

Đầu tháng 7 vừa qua, thị xã Đông Triều tổ chức cho 35 hạt nhân văn nghệ trẻ nòng cốt của các xã, phường trên địa bàn tham gia học 8 làn điệu chèo, những kỹ năng cơ bản về nghệ thuật hát chèo truyền thống, kỹ năng sân khấu… do giảng viên Đoàn nghệ thuật Chèo Quảng Ninh truyền đạt. Các học viên sẽ trở thành những cầu nối tiếp tục mang loại hình nghệ thuật chèo đến với nhân dân và là lực lượng nòng cốt trong xây dựng phong trào của những người yêu nghệ thuật chèo, để các lễ hội truyền thống sẽ có các tiết mục chèo, tạo nên nét độc đáo của Đông Triều, góp phần tạo dựng hình ảnh, thương hiệu du lịch tâm linh trên địa bàn.

Trò chuyện với các thành viên của nhóm về việc duy trì nghệ thuật hát chèo ở địa phương, họ đều có chung sự trăn trở. Đó là phải làm sao cho nhiều người hiểu được chèo, dù không theo nghiệp nhưng cũng nên biết giai điệu chèo truyền thống. Do đó, cần có một tổ chức quản lý và điều hành CLB chèo hoặc hội những người yêu chèo ở Đông Triều để tổ chức hoạt động có hiệu quả hơn. Chứ nếu cứ để tự phát thì nghệ thuật chèo trên quê hương Đệ tứ Chiến khu sẽ bị mai một dần, bởi lớp trẻ ngày nay rất ít người biết, quan tâm đến hát chèo.

50.  Minh Minh. Khai quật khảo cổ 2 di tích lịch sử nhà Trần tại Quảng Ninh//http://baochinhphu.vn.- 2016.- Ngày 25 tháng 07.

 (Chinhphu.vn) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa cho phép Ban Quản lý Di tích và Danh thắng tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội khai quật khảo cổ tại di tích lăng Phụ Sơn (lăng vua Trần Dụ Tông), lăng Tư Phúc thuộc xã An Sinh, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh từ ngày 5/8-5/11/2016.

Theo đó, khai quật khảo cổ tại di tích lăng Phụ Sơn trên diện tích 500 m². Chủ trì khai quật là ông Đặng Hồng Sơn, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Đồng thời, khai quật khảo cổ tại di tích lăng Tư Phúc trên diện tích 600 m². Chủ trì khai quật là ông Nguyễn Văn Anh, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Trong thời gian khai quật, các cơ quan được cấp giấy phép cần chú ý bảo vệ địa tầng của di tích; có trách nhiệm tuyên truyền cho nhân dân về việc bảo vệ di sản văn hóa ở địa phương, không công bố kết luận chính thức khi chưa có sự thỏa thuận của cơ quan chủ quản và Cục Di sản văn hóa. Những hiện vật thu được trong quá trình khai quật phải được tạm nhập vào Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh để giữ gìn, bảo quản.

Sau khi kết thúc đợt khai quật, chậm nhất 3 tháng, Ban Quản lý Di tích và Danh thắng tỉnh Quảng Ninh và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội phải có báo cáo sơ bộ và sau 1 năm phải có báo cáo khoa học gửi về Cục Di sản văn hóa. Khi công bố kết quả của đợt khai quật, các cơ quan được cấp giấy phép cần trao đổi với Cục Di sản văn hóa.

Được biết, di tích lăng Phụ Sơn là nơi an táng vua Trần Dụ Tông, vị vua thứ 7 đời nhà Trần, tên húy là Trần Hạo. Ông sinh ngày 19 tháng 10 năm Bính Tý (1336). Lên ngôi năm 6 tuổi (Tân Tỵ - 1341), ở ngôi 28 năm. Ngày 25 tháng 5 năm Kỷ Dậu (1369) băng ở chính tẩm, thọ 34 tuổi. Tháng 11 táng vào Phụ Sơn Lăng ở An Sinh, Đông Triều.

Thị xã Đông Triều được chính sử ghi là quê gốc nhà Trần, sau chuyển về Nam Định rồi phát tích đế vương từ đây. Do vậy sau này nhà Trần đã chọn vùng đất quê gốc để xây dựng lăng mộ cho 11 vị Tiên đế, như: Lăng Tư Phúc (thờ thần vị vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Phế Đế), Đồng Thái Lăng (an táng vua Trần Anh Tông và phụ táng Thuận Thánh Bảo Từ Hoàng Thái hậu), Mục Lăng (an táng vua Trần Minh Tông), Ngải Sơn Lăng (an táng vua Trần Hiến Tông), Phụ Sơn Lăng (an táng vua Trần Dụ Tông), Nguyên Lăng (an táng vua Trần Nghệ Tông), Đồng Hỷ Lăng (an táng vua Trần Duệ Tông và Trần Thuận Tông) cùng nhiều công trình tín ngưỡng, tôn giáo linh thiêng khác, như: Điện An Sinh (Đền Sinh), Đền Thái (Thái miếu của nhà Trần)... Trải qua thời gian và biến động của thiên nhiên, hầu hết các khu lăng mộ trên đều bị hỏng.

51.  Minh Minh. Khai quật khảo cổ di tích lăng Ngải Sơn, Quảng Ninh//http://baochinhphu.vn.- 2016.- Ngày 26 tháng 07.

 (Chinhphu.vn) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã cho phép khai quật khảo cổ di tích lăng Ngải Sơn thuộc thuộc xã An Sinh, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.

Di tích lăng Ngải Sơn sẽ được khai quật từ ngày 25/7 - 25/10 trên diện tích 400m². Chủ trì khai quật là Bà Lâm Thị Mỹ Dung, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Trong thời gian khai quật, các cơ quan được cấp giấy phép cần chú ý bảo vệ địa tầng của di tích; có trách nhiệm tuyên truyền cho nhân dân về việc bảo vệ di sản văn hóa ở địa phương, không công bố kết luận chính thức khi chưa có sự thỏa thuận của cơ quan chủ quản và Cục Di sản văn hóa. Những hiện vật thu được trong quá trình khai quật phải được tạm nhập vào Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh để giữ gìn, bảo quản.

Chậm nhất 3 tháng sau đợt khai quật, Ban quản lý di tích và danh thắng tỉnh Quảng Ninh, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội phải có báo cáo sơ bộ, sau 1 năm phải có báo cáo khoa học gửi về Cục Di sản văn hóa.

Được biết, lăng Ngải Sơn hay còn gọi là An lăng là lăng vua Trần Hiến Tông. Vua Trần Hiến Tông là vua thứ 6 của nhà Trần, tên húy là Trần Vượng, con thứ của vua Trần Minh Tông, Ông sinh ngày 15 tháng 2 năm Kỷ Mùi (1319), năm 10 tuổi được vua cha Trần Minh Tông truyền ngôi, ở ngôi 13 năm, mất ngày 11 tháng 6 năm Tân Tỵ (1341), thọ 23 tuổi. Vua lên ngôi khi còn trẻ tuổi và lại mất sớm nên việc điều khiển triều chính, dẹp loạn và giữ yên bờ cõi đều do Thái thượng hoàng Trần Minh Tông đảm nhiệm. Theo sách Đại Nam nhất thống chí, lăng Trần Hiến Tông được xây dựng năm 1381. Tại đây hiện còn một số di vật là tượng quan hầu, rùa, bia và con thú được tạc bằng đá xanh.

52.  Bảy tháng đầu năm khách quốc tế đến Quảng Ninh tăng mạnh//http://www.dulichvn.org.vn.- 2016.- Ngày 05 tháng 08.

Theo thống kê của Sở Du lịch, 7 tháng đầu năm nay, tổng lượng khách du lịch đến Quảng Ninh ước đạt hơn 5,9 triệu lượt, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2015, trong đó khách quốc tế đạt hơn 2,1 triệu lượt, tăng 42% (khách lưu trú quốc tế tăng 34%) so với cùng kỳ. Trong các thị trường khách du lịch quốc tế đến Quảng Ninh, thị trường khách Trung Quốc lưu trú tăng mạnh nhất. 

Tổng doanh thu từ khách du lịch trong 7 tháng đầu năm 2016 đạt 7.743 tỷ đồng, tăng 14%.

Riêng trong tháng 7, Quảng Ninh đón 500.000 lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 170.000 lượt; tổng doanh thu từ khách du lịch đạt 805 tỷ đồng.

Những tháng cuối năm, ngành du lịch tiếp tục phối hợp với các ngành, địa phương liên quan phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng hiệu quả dịch vụ và chất lượng nguồn nhân lực. Đồng thời tăng cường công tác quản lý kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hoạt động làm ảnh hưởng xấu đến môi trường kinh doanh du lịch; xây dựng kế hoạch đổi mới và tăng cường lực lượng thanh tra du lịch; tiếp tục chấn chỉnh các hoạt động lữ hành.../.

53.  Nguyệt Hà. Quảng Ninh: Đánh giá hiệu quả du lịch bằng tài khoản vệ tinh//http://baochinhphu.vn.- 2016.- Ngày 05 tháng 08.

 (Chinhphu.vn) - Quảng Ninh là tỉnh đầu tiên tại Việt Nam sử dụng tài khoản vệ tinh cấp tỉnh để đánh giá tác động trực tiếp của du lịch tới kinh tế địa phương.

Tài khoản vệ tinh cấp tỉnh của Quảng Ninh do Dự án chương trình Phát triển năng lực có trách nhiệm với môi trường và xã hội (Dự án EU-ESRT) hỗ trợ kỹ thuật để xây dựng

Để xây dựng tài khoản vệ tinh cấp tỉnh cho Quảng Ninh, trước đó, trong tháng 5, 6 và 7/2016, nhóm chuyên gia thống kê của Dự án EU-ESRT đã làm việc với cán bộ của Sở Du lịch, Cục Thống kê tỉnh để thu thập số liệu thống kê du lịch, tổ chức điều tra bổ sung khách du lịch nội địa và quốc tế đến Quảng Ninh vào tháng 6/2016.

Trên cơ sở đó, các chuyên gia đã hướng dẫn cán bộ Cục Thống kê áp dụng phần mềm SPSS (phần mềm thống kê xử lý số liệu) trong việc nhập và phân tích số liệu điều tra, đồng thời tư vấn cho Cục Thống kê tỉnh Quảng Ninh đầu tư xây dựng Bảng cân đối kinh tế liên ngành tỉnh Quảng Ninh (Bảng IO).

Trên cơ sở các dữ liệu thống kê du lịch đã công bố của tỉnh, dữ liệu từ cuộc điều tra bổ sung và Bảng IO của tỉnh Quảng Ninh, các chuyên gia đã hoàn thành việc xây dựng tài khoản vệ tinh du lịch (RTSA) cho tỉnh Quảng Ninh.

Đây là lần đầu tiên tài khoản vệ tinh cấp tỉnh được xây dựng và áp dụng tại Việt Nam. Việc sử dụng tài khoản vệ tinh du lịch cấp tỉnh để đánh giá tác động trực tiếp của du lịch tới kinh tế địa phương cho phép đánh giá được cả hai phía cung và cầu trong du lịch, cung cấp bức tranh tổng thể sự phát triển du lịch địa phương.

Theo đó, việc sử dụng tài khoản vệ tinh để đánh giá tác động kinh tế, xã hội, môi trường của du lịch với nền kinh tế địa phương đã khẳng định cần coi “giá trị gia tăng” làm thước đo chính xác để đánh giá sự đóng góp của du lịch vào GDP thay cho “chi tiêu của khách du lịch” hay “tổng thu từ khách du lịch” như trước đây.

Cùng với quyết tâm nâng cao số liệu thống kê du lịch trong các năm tiếp theo của Tổng cục Du lịch, phương pháp này sẽ cung cấp kết quả sát thực về sự phát triển của du lịch Việt Nam nói chung và du lịch tại từng địa phương nói riêng, từ đó đưa ra những quyết sách, chính sách đầu tư hợp lý để ngành du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn.

Dự kiến, trong tháng 8/2016, Dự án EU-ESRT sẽ tổ chức các khóa tập huấn, để phổ biến phương pháp xác định đóng góp của du lịch đối với GDP trên cơ sở kinh nghiệm điển hình tại Quảng Ninh.

54.  Vũ Phong Cầm. Quảng Ninh xây dựng trung tâm văn hóa thể thao các dân tộc vùng Đông Bắc//http://www.baoxaydung.com.vn.- 2016.- Ngày 14 tháng 08.

(Xây dựng) – Mới đây, Quảng Ninh đã xây dựng Trung tâm Văn hóa - Thể thao cho các dân tộc khu vực miền Đông của tỉnh.

Trung tâm Văn hóa - Thể thao các dân tộc vùng Đông Bắc xây dựng trên diện tích 90.877m2.

Quảng Ninh, địa đầu vùng Đông Bắc Tổ quốc, là nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Người thiểu số ở Quảng Ninh giàu truyền thống cách mạng. Chính quyền các cấp ở tỉnh này luôn quan tâm phát triển kinh tế-xã hội, văn hóa cho đồng bào thiểu số vùng cao hẻo lánh.

Trung tâm Văn hóa - Thể thao các dân tộc vùng Đông Bắc (Quảng Ninh) được xây dựng ở huyện Tiên Yên, đất cố trấn lỵ của vùng sơn khu địa đầu tổ quốc. Công trình xây dựng trên diện tích đất 90.877m2, gồm các hạng mục: Nhà thi đấu thể thao đa năng công suất 2.500 chỗ ngồi; nhà văn hóa, hội họp, biểu diễn 700 chỗ ngồi; nhà nghỉ dành cho vận động viên, diễn viên; câu lạc bộ, hệ thống quản lý dịch vụ...đồng bộ, mức đầu tư 202.975 triệu đồng.

Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói, Quảng Ninh là hình ảnh nước Việt Nam thu nhỏ, có đồng bằng, trung du, miền núi, biên giới, biển đảo.

Quảng Ninh có diện tích tự nhiên 611.081,3km2, trong đó: 87% là đất liền, 13% là hải đảo. Tỉnh có 14 đơn vị hành chính gồm 4 thành phố, 1 thị xã và 9 huyện với 186 xã, phường, thị trấn.

Vùng dân tộc, miền núi của tỉnh gồm 112 xã, phường (có 54 xã, phường khó khăn, trong đó có 21 xã đặc biệt khó khăn và 4 xã vùng bãi ngang, ven biển). Tỉnh có đường biên giới đất liền giáp Trung Quốc dài 118,825km; dọc tuyến biên giới có 10 xã (gồm 34 thôn, bản) và 7 phường giáp biên.

Dân số tỉnh Quảng Ninh có 1.144.381 người với 22 dân tộc. Chiếm số đông là dân tộc Kinh, gồm 1.001.103 người, chiếm 87,47% dân số toàn tỉnh. Dân tộc thiểu số gồm 21 dân tộc, có 143.278 người, chiếm 12,53% dân số toàn tỉnh. Những dân tộc thiểu số tại tỉnh Quảng Ninh cư trú trên địa bàn rộng lớn (hơn 85% diện tích của tỉnh). Trong 21 dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ninh, có 5 dân tộc sống tập trung thành cộng đồng làng bản, gồm:

+ Dân tộc Dao 68.540 người, chiếm 47,80% dân tộc thiểu số toàn tỉnh;

+ Dân tộc Tày: 29.849 người, chiếm 20,80% dân tộc thiểu số toàn tỉnh;

+ Dân tộc Sán Dìu: 20.899 người, chiếm 14,60% dân tộc thiểu số toàn tỉnh;

+ Dân tộc Sán Chay (gồm Cao Lan và Sán Chỉ): 16.107 người, chiếm 11,20% dân tộc thiểu số toàn tỉnh;

 

+ Dân tộc Hoa: 5.503 người, chiếm 3,80% dân tộc thiểu số toàn tỉnh;

+ Còn lại là các dân tộc thiểu số khác như: Nùng, Mường, Thái, Khơme, Hmông, Thổ, Giáy…chiếm 1,8% dân tộc thiểu số toàn tỉnh.

Các dân tộc thiểu số ở Quảng Ninh phân bố, cư trú trên địa bàn 14/14 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh. Số đông sinh sống ở khu vực phía đông của tỉnh (tỉnh Hải Ninh cũ ), Huyện có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số nhất là Bình Liêu (chiếm 95,8% dân số toàn huyện), Ba Chẽ (79,8%), Tiên Yên (47,2%), tiếp đến là Hoành Bồ, Đầm Hà, Hải Hà, Cẩm Phả, Vân Đồn.

Về ngôn ngữ, các dân tộc Quảng Ninh đều có ở các ngữ hệ lớn như:

- Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường: có các dân tộc Kinh, Mường, Thổ.

- Nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ me: có dân tộc Khơ me.

- Nhóm ngôn ngữ Tày - Thái: có các dân tộc Tày, Thái, Nùng, Sán Chay, Giáy.

- Nhóm ngôn ngữ Hmông - Dao: có các dân tộc Hmông, Dao.

- Nhóm ngôn ngữ Hán - Tạng: có các dân tộc Hoa, Ngái, Sán Dìu.

Bản sắc văn hoá các dân tộc tỉnh Quảng Ninh thể hiện rất rõ trong các sinh hoạt cộng đồng, ngôn ngữ, lối sống, phong tục tập quán… Mỗi dân tộc đều có truyền thống và sắc thái văn hoá riêng. Văn hoá mỗi dân tộc là một bông hoa đẹp trong rừng hoa đa sắc cần được trân trọng bảo tồn và phát huy giá trị.

Làng gái đẹp ở Quảng Ninh thuộc về người Dao bản Năm Mẫu, thuộc xã Thượng Yên Công, Uông Bí.

Quảng Ninh thường kỳ khám bệnh miễn phí tại khe bản cho đồng bào thiểu số.

Quảng Ninh quan tâm đầu tư xây Trung tâm Văn hóa - Thể thao các dân tộc, đã đáp ứng nguyện vọng của người thiểu số. Bà con các dân tộc còn gửi gắm thêm nhiều lòng tin hơn vào Đảng, Chính phủ. Đây không chỉ dừng lại ở quy mô một tòa nhà Văn hóa - Thể thao đa năng mà nên mở rộng thành một quần thể lưu giữ các giá trị văn hóa các dân tộc Việt Nam ngàn xưa, nơi trấn lỵ sơn khu địa đầu Tổ quốc. Kỳ vọng, nơi đây sẽ là một cột mốc văn hóa, một bảo tàng sống ngoài trời về nền văn minh của 22 dân tộc anh em ở điểm đầu địa đồ hình chữ S nước Việt Nam này.

55.  Phan Trang. Quảng Ninh tiếp tục đề nghị giảm ‘tuổi thọ’ tàu du lịch//http://baochinhphu.vn.- 2016.- Ngày 16 tháng 08.

 (Chinhphu.vn) - UBND tỉnh Quảng Ninh vừa có kiến nghị lên Chính phủ và Bộ GTVT về việc giảm “tuổi thọ” cho các loại tàu du lịch để bảo đảm tối đa an toàn cho hoạt động chở khách.

Tỉnh Quảng Ninh đề nghị quy định niên hạn hoạt động của tàu du lịch trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long đối với tàu du lịch vỏ gỗ là 15 năm, đối với tàu du lịch vỏ thép là 25 năm. Ảnh minh họa Đa số tai nạn xảy ra với tàu tuổi thọ trên 10 năm

Theo báo cáo của UBND tỉnh Quảng Ninh, đến nay, đội tàu du lịch đã phát triển lên tới 533 chiếc (gồm 331 tàu tham quan, 202 tàu lưu trú với trọng tải trung bình 48 khách/tàu), thực hiện vận chuyển gần 100.000 chuyến/năm với trên 2,5 triệu khách/năm. Những ngày cao điểm có thể lên tới 900 chuyến/ngày.

Mặc dù tỉnh Quảng Ninh đã ban hành và áp dụng một số quy định tạm thời, đặc biệt trú trọng nâng cao chất lượng, tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của tàu du lịch, nhưng trong quá trình hoạt động, đội tàu du lịch đã bộc lộ nhiều tồn tại, bất cập mang tính đặc thù như: Đã có phương tiện đắm, chìm do giông, lốc bất ngờ, thời tiết cực đoan; luồng đường thủy nội địa phục vụ tàu du lịch đan xen, giao cắt nhiều với luồng đường thủy nội địa quốc gia, luồng hàng hải với nhiều phương tiện, tàu biển vận tải hàng hóa hoạt động; địa hình khu vực có hệ thống núi đá dày đặc, ảnh hưởng đến tầm nhìn của thuyền trưởng khi vận hành phương tiện...

Trong khi đó, đội tàu du lịch thường hoạt động liên tục với cường độ cao trong môi trường nước biển có độ mặn cao, có lưu tốc dòng chảy lớn. Những tàu du lịch có thời gian hoạt động lâu năm (trên 10 năm) sẽ bị suy giảm nhiều khả năng chịu va đập, chống chìm, nhất là tàu vỏ gỗ.

Qua theo dõi thực tế, các chủ tàu đều phải đưa tàu lên sửa chữa, thay thế thiết bị hằng năm; trong đó 5 năm phải trùng, đại tu vỏ, hệ thống động lực; từ 10 năm trở lên đều phải thay thế tàu mới hoặc hoán cải, đại tu gần như thay mới, nhất là tàu vỏ gỗ.

Trong 7 năm qua, trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long đã xảy ra 10 vụ cháy (chủ yếu do chập điện) và 11 vụ đắm tàu du lịch, làm 17 người thiệt mạng (năm 2011 tàu Trường Hải bị đắm gây thiệt mạng cho 12 khách du lịch, trong đó có 11 khách du lịch quốc tế). Trong đó, đa số các tai nạn, sự cố trên xảy ra đối với các tàu vỏ gỗ hoạt động từ 10 năm trở lên với khả năng chống cháy, chống chìm, chịu va đập thấp hơn so với tàu vỏ thép.

Đề nghị “giảm thọ” cho tàu du lịch

Trước tình hình trên, lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ninh cho rằng, đội tàu này đủ điều kiện để áp dụng đối với “trường hợp đặc biệt” theo quy định tại Khoản 2, Điều 4, Nghị định số 111/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ có quy định: “Trong một số trường hợp đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ quyết định niên hạn hoạt động của phương tiện thủy nội địa theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ GTVT”.

Theo đó, tỉnh Quảng Ninh đề nghị quy định niên hạn hoạt động của tàu du lịch trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long về thời hạn hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch đối với tàu du lịch vỏ gỗ là 15 năm; đối với tàu du lịch vỏ thép là 25 năm (áp dụng chung cho cả tàu du lịch tham quan, tàu du lịch lưu trú).

Điều này gây chú ý bởi tỉnh Quảng Ninh đang đề nghị quy định niên hạn sử dụng thấp hơn so với quy định của Chính phủ tại Nghị định số 111 (có hiệu lực từ 5/1/2015) cho phép niên hạn của tàu du lịch lưu trú ngủ đêm loại vỏ gỗ là 20 năm, không lưu trú ngủ đêm là 25 năm, tàu vỏ kim loại là 30 và 35 năm.

Theo đó, với quy định niên hạn trên, trong năm nay sẽ có khoảng 70 tàu du lịch đang hoạt động tại vịnh Hạ Long, Bái Tử Long sẽ thuộc diện không được phép hoạt động.

Về lộ trình áp dụng, đối với tàu du lịch hết thời hạn hoạt động trước ngày 31/12/2017 thì được phép hoạt động thêm một năm kể từ ngày hết niên hạn sử dụng. Đối với tàu du lịch hết thời hạn hoạt động sau ngày 31/12/2017 sẽ không được gia hạn hoạt động trong lĩnh vực du lịch trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long.

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh cho biết, tỉnh sẽ thành lập trung tâm điều hành tàu du lịch, sắp xếp tàu xếp hàng đón, trả khách khoa học, trật tự để nâng hiệu suất khai thác, giảm số lượng tàu hoạt động trên vịnh; kiểm soát chất lượng, quản lý, giám sát hoạt động của tàu du lịch chặt chẽ hơn; rà soát, điều chỉnh quy hoạch, đầu tư nâng cấp hệ thống cảng, bến, luồng, tuyến du lịch; kiểm tra toàn diện về các điều kiện an toàn, chất lượng dịch vụ đối với đội tàu du lịch định kỳ hằng năm theo quy định của tỉnh; củng cố phương án cứu hộ, cứu nạn trên vịnh Hạ Long, tập huấn thực hiện phương án cứu nạn, cứu hộ tại chỗ đối với các tàu du lịch...

Trước đó, hồi tháng 1/2016, theo Quyết định số 4088 của UBND tỉnh Quảng Ninh “quy định tạm thời về quản lý hoạt động tàu du lịch trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long” có hiệu lực thi hành từ 1/1/2016 cũng đã quy định về niên hạn sử dụng của tàu du lịch hoạt động tại phạm vi hai vịnh trên.

Cụ thể, tàu không được vận chuyển khách du lịch gồm: Tàu vỏ gỗ có niên hạn quá 15 năm, tàu vỏ sắt có niên hạn 25 năm kể từ khi được chứng nhận đăng kiểm đóng mới.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Lê Quang Tùng cho biết, vịnh Hạ Long là Di sản Thiên nhiên thế giới và có đặc thù riêng nên đáng ra phải có tiêu chuẩn, cơ chế quản lý riêng đối với tàu du lịch. Tỉnh đã nhiều lần đề nghị Bộ VHTT&DL, nhưng đến nay chưa có quy định chính thức, vì vậy tỉnh ban hành quy định tạm thời để bảo đảm an toàn tốt nhất cho du khách trong nước và quốc tế.

56.  Vân Khánh. Khai quật khảo cổ di tích lăng mộ vua Trần Hiến Tông//http://daidoanket.vn.- 2016.- Ngày 17 tháng 08.

UBND thị xã Đông Triều (Quảng Ninh) vừa phối hợp với Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội) và BQL Di tích và Danh thắng Quảng Ninh tổ chức khai quật khảo cổ di tích Lăng Ngải Sơn (Ngải Sơn lăng) - lăng mộ vua Trần Hiến Tông, tại xã An Sinh, thị xã Đông Triều.

Vua Trần Hiến Tông là vua thứ 6 của nhà Trần, tên húy là Trần Vượng, con thứ của vua Trần Minh Tông. Ông sinh ngày 15/2 năm Kỷ Mùi (1319), năm 10 tuổi được vua cha Trần Minh Tông truyền ngôi, ở ngôi 13 năm, mất ngày 11/6 năm Tân Tỵ (1341), thọ 23 tuổi.

Về An lăng hiện cũng còn nhiều vấn đề chưa thống nhất, trong đó có vấn đề tên gọi và vị trí xây dựng của lăng.

Xung quanh khu lăng hiện còn lại rất nhiều di vật, trong đó đặc biệt phải kể đến là bộ tượng bằng đá, gồm: tượng quan hầu, tượng thú và rùa. Ngoài các tượng thú, tại An lăng còn có 2 tượng rùa đá của thời Trần, trong đó có một tượng rùa có kích thước rất lớn: dài 1,57m; rộng 0,94m, dày 0,34m, trên lưng rùa có một lỗ mộng lớn cho thấy rùa này cõng bia.

Năm 2002, lăng được xây lại như hình dáng hiện nay, việc tôn tạo không dựa trên những nghiên cứu đã khiến cho công trình hiện nay không phù hợp với diện mạo ban đầu của lăng.

Bộ VHTT&DL lưu ý, trong thời gian khai quật, các cơ quan được cấp giấy phép cần chú ý bảo vệ địa tầng của di tích; có trách nhiệm tuyên truyền cho nhân dân về việc bảo vệ di sản văn hóa ở địa phương, không công bố kết luận chính thức khi chưa có sự thỏa thuận của cơ quan chủ quản và Cục Di sản văn hóa.

Những hiện vật thu được trong quá trình khai quật phải được tạm nhập vào Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh để giữ gìn, bảo quản; Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh, Sở VHTT tỉnh Quảng Ninh có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý và báo cáo Bộ trưởng Bộ VHTT&DL phương án bảo vệ và phát huy giá trị những hiện vật đó- chậm nhất 3 tháng sau đợt khai quật.

Đây cũng là lần thứ 2 Lăng Ngải Sơn được tổ chức khai quật khảo cổ. Lăng được khai quật lần đầu vào năm 2014. Để phục vụ cho việc khai quật, đoàn khai quật đã tổ chức mở 7 hố thám sát…

Việc tổ chức khai quật khảo cổ Ngải Sơn lăng lần thứ 2 này là cơ sở cung cấp đầy đủ những cứ liệu khoa học cho việc nghiên cứu, đánh giá vị trí, vai trò của di tích trong hệ thống các di tích nhà Trần tại Đông Triều. Từ đó tiến hành lập dự án đầu tư tu tổ, tôn tạo và phục hồi di tích trong thời gian tới. 

57.  Thủy Bích. Quảng Ninh xây dựng tour du lịch tham quan mỏ than//http://toquoc.vn.-2016.- Ngày 22 tháng 08.

 (Tổ Quốc)-Nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch, phát triển điểm đến mới tại Quảng Ninh, Sở Du lịch Quảng Ninh và các hãng lữ hành phối hợp xây dựng tour du lịch tham quan mỏ than.

 

Tham gia thử nghiệm tour tham quan mỏ than, du khách có những trải nghiệm thú vị, độc đáo về khai trường mỏ, được tiếp cận với nhiều máy móc, biết được quy trình khai thác than và tìm hiểu đời sống vất vả của thợ mỏ.

Mỏ than Cao Sơn (TP Cẩm Phả) được lựa chọn làm điểm đến cho du khách. Hành trình tour này sẽ bắt đầu từ việc tham quan phòng truyền thống của mỏ, tìm hiểu về lịch sử ngành Than, quá trình phát triển của mỏ Cao Sơn. Du khách sẽ được xem một sa bàn toàn cảnh mỏ than, những bức tranh hay mô hình thợ mỏ khai thác than, sửa chữa máy móc… Tiếp đó, du khách được xe đặc chủng đưa lên tham quan mỏ than. Hành trình lên tham quan mỏ Cao Sơn, du khách sẽ đi qua và ngắm khai trường lộ thiên mỏ than Cọc 6, Đèo Nai…

Du khách còn được tham quan nơi chế biến và quy trình vận chuyển hàng trăm suất ăn lên khai trường phục vụ công nhân mỏ. Một điểm hấp dẫn nữa là du khách còn được tham quan khu điều hành, công viên văn hoá Cao Sơn lưu thuỷ xanh mát bên bờ Vịnh Bái Tử Long…

Để tour tham quan thêm hấp dẫn, các đơn vị lữ hành và ngành Than dự kiến sẽ xây dựng điểm ngắm toàn cảnh khai trường, bố trí để du khách chụp ảnh với xe trọng tải lớn, trải nghiệm trang phục lao động, mua các sản phẩm được làm từ than, giao lưu với thợ mỏ…

Tour du lịch tham quan mỏ than ở Quảng Ninh được đánh giá cao tiềm năng và sự độc đáo cũng như cần sự hỗ trợ của các mỏ, ngành du lịch để phát huy trong tương lai.

58.  Minh Hiền. Tăng cường quản lý tàu du lịch trên vịnh Hạ Long//http://baochinhphu.vn.- 2016.- Ngày 25 tháng 08.

 (Chinhphu.vn) - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa có ý kiến chỉ đạo về việc tăng cường quản lý hoạt động phương tiện vận chuyển, phục vụ khách du lịch trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh.

Phó Thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng, ban hành theo thẩm quyền tiêu chuẩn và các yêu cầu cụ thể đối với tàu chở khách du lịch trên vịnh Hạ Long; rà soát, hoàn thiện quy định liên quan đến niên hạn sử dụng phương tiện thủy; báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, UBND tỉnh Quảng Ninh và các cơ quan liên quan rà soát các quy định hiện hành về tổ chức và hoạt động du lịch trên vịnh Hạ Long; đề xuất cụ thể hình thức và nội dung văn bản quy phạm pháp luật quy định về vấn đề này, bảo đảm phù hợp với đặc thù và phát huy giá trị di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long; báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Theo UBND tỉnh Quảng Ninh, trên Vịnh Hạ Long hiện có gần 500 tàu du lịch vận chuyển khách hoạt động, lưu trú nghỉ đêm, lớn nhất cả nước. Hoạt động vận chuyển khách tham quan trên Vịnh, đã đóng góp quan trọng cho sự phát triển du lịch của tỉnh. Tuy nhiên, do yếu tố lịch sử để lại, đội tàu tăng nhanh, song chủ yếu là tự phát, chưa có quy hoạch, kế hoạch cụ thể, phương thức điều hành vận chuyển chưa hợp lý, dẫn đến hiệu suất khai thác thấp và nảy sinh những hệ lụy. Năm 2015, lượng khách tham quan Vịnh Hạ Long là 2,5 triệu lượt, trong khi với số lượng tàu du lịch hiện tại có thể phục vụ khoảng 10 triệu lượt khách. Như vậy hiệu suất khai thác của các tàu du lịch trên Vịnh mới chỉ đạt khoảng 25%.

Do phát triển tự phát, phát triển "nóng", cung vượt quá cầu, nên đã xảy ra hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh giữa các đơn vị kinh doanh vận chuyển khách trên Vịnh Hạ Long. Tình trạng chèo kéo, tăng giá, ép khách, chấp hành các quy định chưa được nghiêm ngặt, không chỉ giảm hiệu quả kinh doanh, chất lượng dịch vụ, mà còn gây phiền hà cho du khách. Chỉ tính từ đầu năm đến nay, lực lượng chức năng đã xử lý 339 trường hợp tàu du lịch vi phạm với các lỗi chạy không đúng tuyến, đón, trả khách không đúng nơi quy định, giá cả...

Để nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, giảm thiểu những tai nạn đáng tiếc trong hoạt động vận chuyển khách trên Vịnh, trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã ban hành nhiều quy định nhằm tăng cường công tác quản lý hoạt động của tàu du lịch trên Vịnh ngày một tốt hơn...

 

Liên hệ

Gọi điện: 0203.6500.163
Facebook Youtube
wiget Chat Zalo