Mở cửa các ngày từ Thứ 3 – Chủ Nhật hàng tuần. Buổi sáng từ 7h30 - 12h00. Buổi chiều từ 13h30 - 16h30
Tin tức nổi bật

Đề cập nhiều vấn đề "nóng" liên quan đến phát triển KT-XH

Ngày 17-07-2014 Lượt xem: 70

Đề xuất phí tham quan bảo tàng, thư viện tỉnh; xác định biên chế công chức, viên chức tỉnh; quy hoạch 3 loại rừng; nâng cấp đô thị… là những vấn đề cơ bản được đưa ra báo cáo trong ngày làm việc đầu tiên 14- 7 của Kỳ họp thứ 15, HĐND tỉnh Khóa XII.

Thu phí tham quan Bảo tàng, Thư viện tỉnh

Là một trong những điểm nhấn kiến trúc nổi bật của tỉnh, từ khi khánh thành (cuối tháng 10-2013 đến nay), Bảo tàng, Thư viện tỉnh đã đón hàng ngàn lượt khách tới tham quan, nghiên cứu.

Tổ hợp công trình này có tổng mức đầu tư phần xây lắp và nội thất trưng bày khoảng 919 tỷ đồng. Tổng diện tích xây dựng công trình 6.512m2, chia làm 3 khối. Trong đó, điểm nhấn của khối Bảo tàng tại tầng 1 là các ống núi in hình Vịnh Hạ Long tạo thành không gian trưng bày giới thiệu về điều kiện tự nhiên của Quảng Ninh; tầng 2 là không gian thiết kế độc đáo mô phỏng lòng con thuyền gỗ; tầng 3 là hệ thống hầm lò, mô phỏng các thời kỳ phát triển của ngành khai thác than… Khối Thư viện được thiết kế theo phong cách hiện đại với dây chuyền công năng hợp lý, gồm hội trường, các phòng đọc, tra cứu tài liệu, triển lãm sách báo và phòng hội thảo…

Trên thực tế, việc các bảo tàng và thư viện trong nước và trên thế giới quy định thu phí là điều khá phổ biến. Tâm lý chung của nhân dân và du khách (đặc biệt là khách quốc tế) đều vui vẻ đồng thuận.

 

Gian trưng bày tại tầng 1, Bảo tàng tỉnh.

Tại Kỳ họp HĐND tỉnh lần này, đồng chí Nguyễn Văn Minh, Giám đốc Sở Tài chính báo cáo: Việc quy định thu phí để đảm bảo duy trì hoạt động thường xuyên của Thư viện và Bảo tàng tỉnh, bù đắp kinh phí Nhà nước cấp hằng năm trong việc quản lý, khai thác nhằm phát huy hiệu quả vốn đầu tư và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ. Với mức thu phí được đề xuất tại thư viện đối với thẻ đọc, thẻ mượn là từ 20.000-40.000 đồng/ thẻ/năm (chia thành 2 đối tượng dưới và từ 16 tuổi trở lên); đối với thẻ đọc tài liệu đặc biệt từ 100.000-200.000 đồng/thẻ/năm. Mức phí tham quan tại Bảo tàng từ 10.000-40.000 đồng/lần/người (tùy đối tượng).

Đơn vị thu phí (Thư viện, Bảo tàng tỉnh) được trích để lại 100% tổng số tiền phí thu được để phục vụ cho hoạt động của Thư viện và Bảo tàng tỉnh.

Được biết, từ nay đến hết năm 2014, tạm thời ngân sách vẫn bao cấp cho Bảo tàng. Sau năm 2014, Bảo tàng hoàn thiện trưng bày sẽ bước đầu phấn đấu thu bù chi khoảng 15-20%. Khi đi vào vận hành tổng thể, công trình sẽ cần khoảng 10-12 tỷ đồng/năm, nếu Bảo tàng khép tour với Vịnh Hạ Long, chỉ cần 1/7 số khách tham quan Vịnh (khoảng 1 triệu khách) tới tham quan Bảo tàng, với khoản cộng thêm vào giá vé thăm Vịnh thấp nhất là 10.000 đồng/người thì đã đảm bảo chi.

Giữ nguyên tổng biên chế

Một trong những nội dung thu hút sự quan tâm rất lớn của cử tri trên địa bàn tỉnh đó là có điều chỉnh tổng biên chế không?

Theo thống kê của Sở Nội vụ, hiện tổng số biên chế viên chức sự nghiệp trong toàn tỉnh là 26.297; hợp đồng theo Nghị định 68 là 665 chỉ tiêu.

Cán bộ Trung tâm hành chính công huyện Vân Đồn hướng dẫn người dân làm thủ tục.

Hiện, các Sở, ban, ngành và UBND các địa phương đang xây dựng Đề án “Nâng cao năng lực, sức chiến đấu; đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng và tinh giản bộ máy, biên chế” theo chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và đang hoàn thiện Đề án vị trí việc làm theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Nội vụ nên chưa xác định được cụ thể, chi tiết Kế hoạch biên chế năm 2015.

Lãnh đạo Sở Nội vụ cho biết tại Kỳ họp: Để có cơ sở xây dựng dự toán ngân sách tỉnh năm 2015 theo quy định, UBND tỉnh trình HĐND tỉnh Kế hoạch tổng biên chế công chức, viên chức và hợp đồng theo Nghị định số 68 trong các cơ quan, đơn vị thuộc UBND tỉnh năm 2015 với số lượng giữ nguyên như biên chế đã được HĐND tỉnh thông qua năm 2013. Cụ thể, biên chế công chức là 3.238 biên chế, biên chế viên chức 26.770 biên chế.

Gần 4.000 tỷ đồng đầu tư cho dự án bảo vệ phát triển rừng

Theo số liệu thống kê của Sở NN&PTNT, căn cứ vào kết quả rà soát điều chỉnh cục bộ 3 loại rừng trên địa bản tỉnh thời gian qua, hiện trạng đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh là 426.977,1 ha.

Trồng rừng được chú trọng phát triển trong những năm qua.

Do yêu cầu cũng như tốc độ phát triển KT-XH tại Quảng Ninh diễn ra nhanh chóng đã nảy sinh những bất cập trong công tác quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp, nhiều diện tích đất lâm nghiệp phải điều chỉnh, chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác. “Chính vì vậy việc rà soát, điều chỉnh cục bộ Quy hoạch 3 loại rừng trên địa bàn tỉnh là thực sự cần thiết, phù hợp với điều kiện thực tế địa phương”- đồng chí Nguyễn Hữu Giang, Giám đốc Sở NN&PTNT báo cáo trước Kỳ họp. Cũng theo tờ trình đồng chí Giám đốc Sở NN&PTNT trình bày tổng vốn đầu tư cho dự án bảo vệ phát triển rừng tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2012-2020 là 3.969 tỷ đồng.

Nếu HĐND thông qua các tờ trình liên quan đến đến quy hoạch, bảo vệ và phát triển rừng tỉnh giai đoạn 2012-2020 sẽ tạo điều kiện thuận lợi rất lớn để tỉnh hoàn thiện các nhiệm vụ, chỉ tiêu về trồng, phát triển và bảo vệ rừng. Đảm bảo lợi ích hài hòa giữa bảo vệ, phát triển tài nguyên rừng với việc khai thác nguồn lợi từ rừng- đây có thể nói là vấn đề “nóng” của địa phương thời gian qua.

Thị trấn Trới đủ tiêu chuẩn để được công nhận là đô thị loại IV

Một vấn đề rất được cử tri huyện Hoành Bồ rất quan tâm đó là việc thực hiện các đề án nâng cấp thị trấn Trới (huyện Hoành Bồ). Thị trấn này đã được UBND tỉnh công nhận là đô thị loại V năm 2012.

Thị trấn Trới (Hoành Bồ) được đề xuất nâng cấp đô thị.

Lãnh đạo Sở Xây dựng khẳng định: Việc lập Đề án nâng cấp thị trấn Trới, huyện Hoành Bồ, từ đô thị loại V lên đô thị loại IV là rất cần thiết nhằm đánh giá hiện trạng đô thị thị trấn Trới theo tiêu chí của đô thị loại IV để có đầy đủ cơ sở báo cáo Bộ Xây dựng thẩm định và phê duyệt. Đồng thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương cho phép nâng loại đô thị trước lộ trình đã được phê duyệt tại Quyết định số 1659/QĐ-TTg ngày 7- 11- 2012 về “Phê duyệt Chương trình phát triển đô thị Quốc gia giai đoạn 2012-2020”.

Lãnh đạo Sở Xây dựng khẳng định: Việc lập Đề án nâng cấp thị trấn Trới, huyện Hoành Bồ, từ đô thị loại V lên đô thị loại IV là rất cần thiết nhằm đánh giá hiện trạng đô thị thị trấn Trới theo tiêu chí của đô thị loại IV để có đầy đủ cơ sở báo cáo Bộ Xây dựng thẩm định và phê duyệt. Đồng thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương cho phép nâng loại đô thị trước lộ trình đã được phê duyệt tại Quyết định số 1659/QĐ-TTg ngày 7- 11- 2012 về “Phê duyệt Chương trình phát triển đô thị Quốc gia giai đoạn 2012-2020”.

Được biết, theo những kết quả đánh giá về tình hình thực trạng phát triển của đô thị Trới của cơ quan chức năng; đối chiếu với các quy định về phân loại đô thị thì đô thị thị trấn Trới đã đủ tiêu chuẩn để được công nhận là đô thị loại IV với số điểm là 84,3/100,00 điểm (vượt điểm quy định tối thiểu 70/100 điểm).

Hồng Nhung ( http://baoquangninh.com.vn)

Gọi điện: 0203.6500.163
Facebook Youtube
wiget Chat Zalo