Mở cửa các ngày từ Thứ 3 – Chủ Nhật hàng tuần. Buổi sáng từ 7h30 - 12h00. Buổi chiều từ 13h30 - 16h30

(Click vào để xem ảnh lớn)

Dấu chân phía trước tiếp bước hành trình đi tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh

Lượt xem: 165 Còn hàng

Giá bán:

Liên hệ

Hướng tới kỷ niệm 110 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Thư viện tỉnh Quảng Ninh xin trân trọng giới thiệu cuốn sách Dấu chân phía trước tiếp bước hành trình đi tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minhdo tác giả Trần Văn Công sưu tầm và biên soạn. Với bố cục 03 phần rõ ràng và cụ thể, bạn đọc sẽ hiểu thêm về 30 năm hành trình bôn ba, đầy gian khổ và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người dành cho dân tộc.

Dấu chân phía trước tiếp bước hành trình đi tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh / Trần Văn Công sưu tầm, biên soạn. - H. : Hồng Đức, 2016. - 399tr. ; 27cm

          Hồ Chí Minh – lãnh tụ thiên tài của nhân dân Việt Nam, nhà văn hóa lớn của thế giới. Sự lựa chọn con đường cách mạng vô sản của Người đã đáp ứng hai câu hỏi lớn cho dân tộc Việt Nam: làm thế nào để giải phóng dân tộc khỏi ách cai trị của đế quốc, thực dân, giành lại nền độc lập, tự do cho nhân dân; và lựa chọn con đường, phương thức nào để bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước phù hợp với xu thế đi lên của thời đại mới. Có thể nói, việc lựa chọn con đường cứu nước đúng đắn, Nguyễn Ái Quốc đã giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước, giải phóng dân tộc kéo dài 2/3 thế kỷ.

          Hướng tới kỷ niệm 110 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Thư viện tỉnh Quảng Ninh xin trân trọng giới thiệu cuốn sách Dấu chân phía trước tiếp bước hành trình đi tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minhdo tác giả Trần Văn Công sưu tầm và biên soạn. Với bố cục 03 phần rõ ràng và cụ thể, bạn đọc sẽ hiểu thêm về 30 năm hành trình bôn ba, đầy gian khổ và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người dành cho dân tộc.

          Phần 1- Bối cảnh lịch sử và quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước

          Trong phần này, tác giả đã tóm tắt sơ lược tiểu sử Hồ Chí Minh thời niên thiếu (1890-1911) và hoàn cảnh lịch sử, những nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn của Người.

          Từ lúc ra đời đến tuổi lên 5, Nguyễn Sinh Cung đã sống và lớn lên trong sự chăm sóc, thương yêu của ông bà ngoại và cha mẹ với truyền thống tốt đẹp của quê hương, hiếu học, cần cù trong lao động, tình nghĩa trong cuộc sống và bất khuất trước kẻ thù. Sau khi Cha đi coi thi ở Thanh Hóa, Nguyễn Sinh Cung ở với mẹ trong nội thành Huế. Hơn 5 năm sống ở kinh thành Huế, Nguyễn Sinh Cung đã chứng kiến những người Pháp thống trị nghênh ngang, hách dịch và tàn ác còn phần đông người lao động phải chịu số phận đau khổ, tủi nhục. Năm 1901, Nguyễn Sinh Cung trở về quê nhà với tên mới là Nguyễn Tất Thành. Tại quê nhà, Nguyễn Tất Thành được nghe nhiều chuyện qua các buổi bàn luận của các thầy với các sĩ phu yêu nước. Nguyễn Tất Thành dần hiểu được thời cuộc và sự day dứt của các bậc cha chú trước cảnh nước mất, nhà tan.

          Trong bối cảnh lịch sử quốc tế và trong nước có nhiều biến động mạnh mẽ như cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân ở các nước đế quốc, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa bùng lên mạnh mẽ. Sự thất bại của các phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX cùng với nhân tố gia đình đã tác động mạnh mẽ đến sự hình thành chí hướng, Nguyễn Tất Thành đã đặt ra nhiều câu hỏi, để rồi Người quyết định chính xác và táo bạo là xuất dương tìm đường cứu nước.

          Phần 2- Hành trình 30 năm đi tìm đường cứu nước

          Ở phần chính của cuốn sách, tác giả đã giới thiệu tới bạn đọc sơ lược về hoạt động của Người trên hành trình vĩ đại từ 1911-1941 cùng với những bài viết chi tiết về nơi bắt đầu cuộc hành trình của Người, con tàu Amiral Latouche Treville và Bến nhà Rồng; những hoạt động Quốc tế của Người ở các nước trên thế giới.

          Mở đầu con đường cứu nước, Người lấy tên là Văn Ba, xin làm phụ bếp trên tàu Đô đốc Latutso Torevin, đang chuẩn bị rời cảng Sài Gòn đi Macxay, Pháp. Sau khi đến Pháp và các nước châu Á, châu Mỹ, châu Phi, Người làm nhiều nghề để kiếm sống và tìm hiểu về cuộc sống của những người dân lao động trên khắp thế giới. Năm 1920, Người bỏ phiếu tán thành tham gia Quốc tế III Quốc tế Cộng sản, trở thành một trong những người sáng lập ra Đảng Cộng sản Pháp và cũng là người cộng sản Việt Nam đầu tiên. Từ năm 1911-1920 là thời kỳ Nguyễn Ái Quốc khảo sát, nghiên cứu để chọn lựa con đường giải phóng dân tộc Việt Nam khỏi ách nô lệ của bọn thực dân, phong kiến. Năm 1930, Người chủ trì hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản ở Đông Dương thành Đảng Cộng sản Việt Nam, đánh dấu một bước ngoặt mới trong lịch sử dân tộc. Dù ở nước ngài, Nguyễn Ái Quốc vẫn theo dõi chặt chẽ phong trào cách mạng trong nước. Năm 1941, trước những thời cơ và thuận lợi, Người quyết định trở về nước trực tiếp lãnh đạo nhân dân đấu tranh giải phóng dân tộc.

          Trong suốt 30 năm bôn ba tìm đường giải phóng cho dân tộc, Nguyễn Ái Quốc đã từ một người yêu nước trở thành một người cộng sản, thành lãnh tụ của Đảng Cộng sản Đông Dương, một chiến sĩ cộng sản quốc tế.Trong những năm tháng gian lao ấy, dù đã từng bị tù đầy trong lao tù đế quốc, nhưng Người vẫn kiên định con đường đã lựa chọn để thực hiện khát vọng giải phóng cho dân tộc Việt Nam và những người bị áp bức.

          Phần 3- Quyết tâm vững bước theo con đường cách mạng mà Người đã chọn

          Phần cuối của cuốn sách, tác giả tập trung chia sẻ và làm rõ các vấn đề như: sự lựa chọn con đường cách mạng Việt Nam – từ lịch sử đến hiện tại; sự phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin và nâng lên tầm cao mới trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam của Hồ Chí Minh; vì sao Đảng ta kiên trì lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng; tuổi trẻ nguyện tiếp nối lý tưởng cách mạng của Bác Hồ,…

          Với những cống hiến lớn lao của Người dành cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Đó cũng chính là mục tiêu mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn trước lúc đi xa: “…xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”.

Danh mục sách
Liên hệ

Gọi điện: 0203.6500.163
Facebook Youtube
wiget Chat Zalo