Mở cửa các ngày từ Thứ 3 – Chủ Nhật hàng tuần. Buổi sáng từ 7h30 - 12h00. Buổi chiều từ 13h30 - 16h30

(Click vào để xem ảnh lớn)

Nhận diện bản sắc văn hóa qua lễ hội truyền thống người Việt

Lượt xem: 162 Còn hàng

Giá bán:

Liên hệ

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, các giá trị của bản sắc văn hóa dân tộc được kết tinh trong các hoạt động lễ hội truyền thống như một lớp trầm tích và là một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên bức tranh tổng thể của lịch sử văn hóa dân tộc. Lễ hội truyền thống còn là hoạt động bảo tồn, lưu truyền và phát huy hiệu quả nhất các tinh hoa văn hóa, thuần phong mỹ tục, truyền thống lịch sử của cả dân tộc ta.

Nhận diện bản sắc văn hóa qua lễ hội truyền thống người Việt / Nguyễn Quang Lê. - H. : Khoa học xã hội, 2011. - 419tr. ; 24cm.

       Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, các giá trị của bản sắc văn hóa dân tộc được kết tinh trong các hoạt động lễ hội truyền thống như một lớp trầm tích và là một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên bức tranh tổng thể của lịch sử văn hóa dân tộc. Lễ hội truyền thống còn là hoạt động bảo tồn, lưu truyền và phát huy hiệu quả nhất các tinh hoa văn hóa, thuần phong mỹ tục, truyền thống lịch sử của cả dân tộc ta.
       Với những ý nghĩa to lớn đó, Thư viện tỉnh Quảng Ninh trân trọng giới thiệu tới bạn đọc cuốn sách: “Nhận diện bản sắc văn hóa qua lễ hội truyền thống người Việt”. Đây là một chuyên luận khảo cứu về bản sắc văn hóa theo tiến trình văn hóa lễ hội của người Việt, có đối chiếu với tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
       Cuốn sách “Nhận diện bản sắc văn hóa theo tiến trình văn hóa lễ hội của người Việt” bao gồm 491 trang với 7 chương chính:
Chương I: Một số vấn đề lý luận cơ bản.
Chương II: Lớp văn hóa bản địa – Nền tảng của bản sắc văn hóa qua lễ hội truyền thống người Việt.
Chương III: Lớp giao lưu văn hóa với Phật giáo trong bản sắc văn hóa: Lễ hội chùa.
Chương IV: Lớp giao lưu văn hóa với đạo giáo trong bản sắc văn hóa: Lễ hội thờ các vị thánh bất tử của Đức Thánh Trần
Chương V: Lớp giao lưu văn hóa với Nho giáo trong bản sắc văn hóa: Thể chế hóa hệ thống nghi lễ trong lễ hội.
Chương VI: Lớp giao lưu văn hóa với tín ngưỡng Chăm trong bản sắc văn hóa người Việt.
Chương VII: Việc bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa qua lễ hội truyền thống trong đời sống xã hội Việt Nam.
         Thư viện tỉnh Quảng Ninh trân trọng giới thiệu!

                                                                               Nguyễn quỳnh

Danh mục sách
Liên hệ

Gọi điện: 0203.6500.163
Facebook Youtube
wiget Chat Zalo