Mở cửa các ngày từ Thứ 3 – Chủ Nhật hàng tuần. Buổi sáng từ 7h30 - 12h00. Buổi chiều từ 13h30 - 16h30

(Click vào để xem ảnh lớn)

Bác Hồ viết tuyên ngôn độc lập

Lượt xem: 200 Còn hàng

Giá bán:

Liên hệ

Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản "Tuyên ngôn độc lập", khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bản "Tuyên ngôn độc lập" thể hiện rõ ý chí hòa bình và quyết tâm sắt đá của nhân dân ta trong công cuộc bảo vệ nền độc lập vừa mới giành được. Nó không chỉ có ý nghĩa đối với nền độc lập của dân tộc Việt Nam, mà còn là sự mở đầu kỷ nguyên độc lập, tự do của các dân tộc thuộc địa, bị áp bức trên toàn thế giới.

 Bác Hồ viết tuyên ngôn độc lập / Trần Kư. - H. : Quân đội nhân dân, 2005. - 81tr. ; 19cm

          Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản "Tuyên ngôn độc lập", khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bản "Tuyên ngôn độc lập" thể hiện rõ ý chí hòa bình và quyết tâm sắt đá của nhân dân ta trong công cuộc bảo vệ nền độc lập vừa mới giành được. Nó không chỉ có ý nghĩa đối với nền độc lập của dân tộc Việt Nam, mà còn là sự mở đầu kỷ nguyên độc lập, tự do của các dân tộc thuộc địa, bị áp bức trên toàn thế giới.

          Trong cuốn Bác Hồ viết Tuyên ngôn độc lập của nhà báo Trần Kư đã viết như sau: “Trong đời Bác đã viết nhiều nhưng đây là một lần viết trong sự sung sướng không giấu nổi. Điều gì đã khiến cho Cụ Hồ sung sướng đến mức không giấu nổi, nhất là Cụ vốn người điềm đạm, tự chủ rất cao và trong đời viết cũng không phải là ít...”.

          Tác giả đã đề ra ba khía cạnh chính để làm rõ thêm bản lĩnh kiệt xuất của Bác trong lãnh đạo bấy giờ, càng thấm thía công lao vô cùng to lớn của Bác đã góp vào việc tạo nên bản Tuyên ngôn lịch sử mà chúng ta có trách nhiệm phải ghi nhớ công ơn trời bể này, ở đây, hôm nay, mai sau và mãi mãi…

          1. Cụ Hồ đã viết nhiều: Trong các hoạt động nổi tiếng của Bác, ta hãy tạm khoanh ở đây vào hoạt động viết và xét bản Tuyên ngôn nằm trong một số hoạt động viết quan trọng của Bác.

          2. Nhưng đến bây giờ: Tức là đến tháng 8/1945 mới viết được một bản Tuyên ngôn như thế. Cái thời điểm gọi là “đến bây giờ” có liên quan đến thời cơ cách mạng, đến cả quá trình từ trước dẫn đến thời điểm ấy và cả đến thời hạn để viết bản Tuyên ngôn rất gấp.

          3. Đối tượng bản Tuyên ngôn độc lập: Viết cho ai? Ngoài nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới, còn ai nữa cần tranh thủ lúc đó.

Danh mục sách
Liên hệ

Gọi điện: 0203.6500.163
Facebook Youtube
wiget Chat Zalo