Mở cửa các ngày từ Thứ 3 – Chủ Nhật hàng tuần. Buổi sáng từ 7h30 - 12h00. Buổi chiều từ 13h30 - 16h30

(Click vào để xem ảnh lớn)

Dấu ấn người vùng than

Lượt xem: 106 Còn hàng

Giá bán:

Liên hệ

Dấu ấn người vùng than : Chân dung và phỏng vấn / Huỳnh Đăng. - H. : Thanh niên, 2020. - 233tr. ; 21cm.

Dấu ấn người vùng than : Chân dung và phỏng vấn / Huỳnh Đăng. - H. : Thanh niên, 2020. - 233tr. ; 21cm.

Nhắc đến vùng than, hình ảnh đầu tiên hiện lên trong ý nghĩ của nhiều người chính là hình ảnh bụi bặm, vất vả của những người làm nghề mỏ, bởi môi trường làm việc khắc nghiệt cũng như thời gian làm việc luôn khác biệt.

Tuy nhiên, trải qua những thăng trầm cùng đất nước, những người đi ra từ “vùng than” đã để lại dấu ấn không hề nhỏ, bao gồm cả sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Và điều ấy được thể hiện rõ nét trong cuốn Dấu ấn người vùng than, do Công ty TNHH Văn hóa Đông Tây kết hợp với NXB Thanh Niên ấn hành năm 2020.

Dấu ấn người vùng than là tập chân dung, phỏng vấn của tác giả Huỳnh Đăng về những người đã sinh ra và lớn lên từ “vùng than” (tỉnh Quảng Ninh). Có đôi khi, các nhân vật không sinh ra từ vùng đất này, tuy nhiên, có duyên gắn bó và cống hiến cho nơi đây. Mặt khác, trên mảnh đất này thì những ký ức tươi đẹp đã khắc sâu vào tâm khảm của mỗi người. Và vùng than sẽ là nơi họ luôn mong muốn được thuộc về.

Đó là hình ảnh của đồng chí Hoàng Quốc việt, vốn không phải người vùng than. Tuy nhiên, có thể nói, nơi đây là mảnh đất gắn bó mật thiết với quá trình hoạt động cách mạng của ông. Ngoài việc tuyên truyền cách mạng, giác ngộ cho công nhân mỏ, đồng chí có vai trò vô cùng quan trọng trong việc gắn kết sức mạnh của những người công nhân, dẫn dắt họ đến gần hơn với cách mạng.

Ở cuốn sách, ngành than nói chung và những người công nhân than gắn bó và cùng sinh tử với vận mệnh của đất nước. Dấu ấn người vùng than, tác giả Huỳnh Đăng đã khai thác dấu ấn của những nhân vật cách mạng trải dài từ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ đến những người vượt sóng, vượt gió trong cuộc sống ở đây. Những con người góp phần vào công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước.

Hình ảnh cụ Doãn cùng với “cánh áo nâu” (năm 1936) vùng lên đình công đòi tăng lương, giảm giờ làm thành công khiến thực dân Pháp phải nhượng bộ. Đó là hình ảnh, người Anh hùng Lao động đầu tiên của ngành than Lê Văn Hiển. Vốn không phải sinh ra và lớn lên ở vùng than, nhưng nơi đây chính là nơi ông gắn bó từ độ thanh xuân của mình. Trong quá trình lao động trên mảnh đất vùng than, ông đã không ngừng nỗ lực cùng với những cộng sự của mình hưởng ứng các phong trào thi đua sản xuất, sáng tạo trong công việc. Song song với công việc công nhân, ông không tiếc thân mình tham gia tích cực vào phong trào giải phóng hoàn toàn miền Bắc cùng với các công nhân xí nghiệp bến Cửa Ông v.v…

Điều đặc biệt trong cuốn sách chính là, dù họ là ai, người trí thức hay nông dân, giàu hay nghèo thì họ luôn là những người đoàn kết ở một tập thể, can trường trước những khó khăn, thử thách, bao dung, nhân hậu trước những lỗi lầm của người khác. Và dù ở đâu, ở vị trí nào, họ cũng là những người luôn cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ.

Dấu ấn người vùng than là những dấu ấn tốt đẹp họ đã để lại trên mỗi vùng đất họ đi qua. Đồng thời, qua đó còn thể hiện được vai trò của giai cấp công nhân đối với vận mệnh của đất nước.

Bằng những bài chân dung, phỏng vấn, cuốn sách đã ghi dấu lại một ký ức của vùng than một cách chân thật và sống động nhất.

Cát Lâm

Danh mục sách
Liên hệ

Gọi điện: 0203.6500.163
Facebook Youtube
wiget Chat Zalo